Bài giảng tiết 42 Bài 25 : flo – brom - Iot

1- Kiến thức:

- Học sinh nắm vững:

 +Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế F2, Br2, I2 và một số hợp chất của chúng

- Học sinh hiểu :

 +Giống nhau và khác nhau tính chất hoá học của F2, Br2, I2 so với Cl2

 +Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2

 +Tính oxi hoá giảm dần khi đi từ F2 đến I2

 

docx4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 42 Bài 25 : flo – brom - Iot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42,43 Ngày soạn: Ngày dạy Lớp dạy T/số Tên học sinh nghỉ ……/……/ 09 10A …./…. ……/……/ 09 10A …./…. ……/……/ 09 10A …./…. Bài 25 : FLO – BROM - IOT I- Mục tiêu bài học: Kiến thức: Học siânh nắm vững: +Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế F2, Br2, I2 và một số hợp chất của chúng Học sinh hiểu : +Giống nhau và khác nhau tính chất hoá học của F2, Br2, I2 so với Cl2 +Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2 +Tính oxi hoá giảm dần khi đi từ F2 đến I2 +Tính axit tăng theo chiều HF < HCl < HBr < HI 2-Kĩ năng : Học sinh vận dụng: + Viết các phương trình minh hoạ cho tính chất hoá học của F2, Cl2, Br2, I2 và so sánh khả năng hoạt động của chúng II-Phương pháp: -Đàm thoại gợi mở và diễn giảng. III-Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh về F2, Br2, I2 -Mẫu Br2 và I2 IV- Kiểm tra bài cũ: (3 Hs lên bảng) 1- Bài tập 2/108 SGK 2- Bài tập 3/108 SGK 3-Bài tập 4/108 SGK V- Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: -GV tổ chức cho cả lớp đọc sgk để biết tính chát vật lí và trạng thái tự nhiên của flo. -Dựa vào độ âm điện flo suy tính chât hoá học? -HS viết phản ứng minh hoạ? -GV lưu ý về khả năng phản ứng mãnh liệt của flo với H2 . -GV kết luận về tính oxi hoá mạnh nhất của flo. -GV nhấn mạnh khả năng ăn mòn thuỷ tinh(đặc biệt) -Hoạt động 2: -Hs đọc sgk, GV mở rộng thêm kiến thức -Hoạt động 3: -Hs quan sát mẫu vật brom. Nhận xét. -So sánh với clo và flo, nêu tính chất hoá học cơ bản của brom? Viết phản ứng. -Kết luận : +brom là chất oxi hoá mạnh + F2 > Cl2 > Br2 -GV hướng dẫn Hs đọc sgk. -Hoạt động 4: -Hs xem mẫu vật, nhận xét. GV nhấn mạnh sự thăng hoa -GV hướng dẫn Hs dự đoán tính chất hoá học của iot. Nêu phản ứng minh hoạ -Hs kết luận : +Iot là chất oxi hoá + F2 > Cl2 > Br2 >I2 -GV nhấn mạnh cách nhận biết iot -Hs đọc sgk I-Flo: 1- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: -Flo là chất khí màu lục nhạt rất độc. -Trong tự nhiên tồn tại dạng hợp chất. 2- Tính chất hoá học: -Nguyên tố Flo có tính oxi hoá mạnh nhất. +Tác dụng tất cả các kim loại tạo muối florua + Tác dụng hầu hết các phi kim (trừ O2, N2) +Tác dụng với Hiđro: H2 +F2 2HF (nổ trong bóng tối, nhiệt độ -2520) +Tác dụng với nước: 2H2O +2F2 4HF +O2 -Hiđroflorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit flohidric. Đây là dung dịch axit yếu nhưng có tính chất ăn mòn thuỷ tinh SiO2 +4HF SiF4 +2H2O 3- Ứng dụng : (sgk) 4-Sản xuất Flo trong công nghiệp : (sgk) -Nguyên tắc : chuyển F- về F2 II-Brom: 1-Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: -Brom là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc. -Trong tự nhiên tồn tại dạng hợp chất. 2-Tính chất hoá học: -Là chất oxi hoá mạnh (kém hơn so với Cl2 và F2): +Tác dụng với kim loại: 2Al +3Br2 2AlBr3 +Tác dụng với hiđro: H2 + Br2 2HBr +Tác dụng chậm với nước: H2O +Br2 HBr + HBrO -Khí hidrobromua tan trong nước tạo thành dung dịch axit bromhiđric. Đây là axit mạnh(mạnh hơn dung dịch HCl). 3-Ứng dụng: (sgk) -Dưới tác dụng ánh sáng: 2AgBr 2Ag + Br2 4- Sản xuất trong công nghiệp: 2NaBr +Cl2 2NaCl + Br2 III-Iot: 1-Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: - Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, màu đen tím. Khi đun nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng gọi là sự thăng hoa của iot 2-Tính chất hoá học: -Iot có tính oxi hoá yếu hơn Cl2, Br2, F2 H2 +I2 2HI( 4500, Pt) 2Al + 3I2 H2O 2AlI3 2NaI +Cl2 2NaCl + I2 2NaI +Br2 2NaBr + I2 -Iot hầu như không phản ứng với nước. -Khí hidro iotua tan trong nước tạo thành dung dịch axit iothiđric. Đây là axit mạnh (mạnh hơn dung dịch HCl, HBr) -Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh 3-Ứng dụng: (sgk) 4-Sản xuất trong công nghiệp: -Từø rong biển. VI-Củng cố: -Bài tập 1 và 2 /113sgk (GV hướng dẫn Hs phân tích): +1D,+2B VII-Dặn dò và bài tập về nhà: -Học kĩ các kiến thức trọng tâm của bài 25 và làm bài1, . . ., 11/113 SGK -Ôn bài từ 22 đến 25, chuẩn bị cho tiết luyện tập Tiết 42,43 Ngày soạn: Ngày dạy Lớp dạy T/số Tên học sinh nghỉ ……/……/ 09 10A …./…. ……/……/ 09 10A …./…. ……/……/ 09 10A …./…. Bài 26: LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Học sinh nắm vững: +Đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen. +Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ F2 đến I2 +Nguyên nhân tính sát trùng và tẩy màu của nước javen, clorua vôi và cách điều chế. +Phương pháp điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX của halogen +Cách nhận biết ion X- 2-Kĩ năng : - Học sinh vận dụng: + Giải bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX +Giải bài tập có tính toán II-Phương pháp: -Đàm thoại gợi mở. III-Đồ dùng dạy học: -Các dung dịch NaCl, NaBr, KI, AgNO3 IV- Kiểm tra bài cũ: (3 HV lên bảng) 1- Bài tập 4/113 SGK 2- Bài tập 7/114 SGK 3-Bài tập 8/114 SGK V- Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

File đính kèm:

  • docxGiao an hoa 10 chuan.docx