HS phân biệt được sư cháy và sự oxi hóa chậm.
- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắt đám cháy.
2. Kỹ năng.
- Biết liên hệ các hiện tượng sự cháy và sự oxi hóa chậm trong thực tế.
3. Thái độ.
- Có ý thức phòng chống cháy nổ.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 43 bài 28. không khí - Sự cháy (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/1/08
Ngày dạy : 26/1/08
Tiết : 43
bài 28. không khí - sự cháy (tiếp)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS phân biệt được sư cháy và sự oxi hóa chậm.
- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắt đám cháy.
2. Kỹ năng.
- Biết liên hệ các hiện tượng sự cháy và sự oxi hóa chậm trong thực tế.
3. Thái độ.
- Có ý thức phòng chống cháy nổ.
II.Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị.
- Bảng phụ.
- Một số đồ vật bằng kim loại bị gỉ.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (10')
HS. lên bảng làm bài tập 7/99
a, Thể tích KK cần dùng trong một ngày (24 giờ) cho một người là:
Vkk = 0,5. 24 = 12 m3
b, Thể tíc oxi trung bình cần dùng trong một ngày cho một người là:
Vo2= 12 x = 0,84 m3
3. Bài mới: (30')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (20')
Tìm hiểu cháy và sự oxi hóa chậm.
HS. nêu một số ví dụ về sự cháy.
? Nhớ lại sự cháy của P và S trong không khí và trong oxi có gì khác nhau. giải thích.
HS. trả lời sự cháy của các chất này trong oxi mạnh hơn trong không khí. vì trong không khí có lẫn nhiều khí khác..
GV. thông tin sự cháy trong không khí hay cháy trong oxi đều gọi là sự oxi hóa.
? Sự cháy là gì.
HS. Trả lời - nhận xét.
HS. nghiên cứu thông tin sgk.
? Thế nào gọi là sự oxi hóa chậm, VD.
HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. Cho hs quan sát một số đồ dùng bị oxi hóa.
? Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau.
HS. kẻ bảng so sánh.
* Điểm giống: Đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
* Điểm khác:
Sự cháy
Sự oxi hóa chậm
Phát sáng
Không phát sáng
GV. Thông tin trong đều kiện nhất định nào đó sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy.
? Để đèn cồn hay củi ngoài không khí có tự cháy được không tại sao.
HS. trả lời : không.
? Muốn cháy được ta phải làm thế nào.
HS. dùng lửa đốt
GV. quá trình đó gọi là khơi mào tạo nhiệt đô cháy cho chất.
? tại sao khi đậy nắp lại đèn cồn lại tắt.
HS. Trả lời không có oxi cung cấp cho sự cháy.
? Vậy cần có những đều kiện gì sự cháy mới xảy ra.
HS. Trả lời - nhận xét
GV. Thông tin nhiệt độ cháy của một số chất.
? Muốn dập tắt đám cháy ta phải làm thế nào.
HS. Trả lời dựa vào sự phát sinh sự cháy.
? Trong thực tế người ta dập tắt dám cháy như thế nào.
HS. Phun nước để hạ nhiệt độ cháy.
Phun khí CO2 để cách li chất cháy với oxi.
Chùm vải hoặc cát lên vật cháy...
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm.
1. Sự cháy.
- VD. Sự cháy của than, gỗ, củi....
của P, S.....
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hóa chậm.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- VD. Sắt để lâ trong khoog khí bị gỉ.
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy.
* Các đều kiện phát sinh sự cháy là:
a, Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
b, Phải đủ oxi cho sự cháy.
* Dập tắt sự cháy.
a, Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
b, Cách ly chất cháy với khí oxi.
Hoạt động 2: (10')
Vận dụng
N1,2 bài 3
N3,4 bài 6
* Bài tập.
1. Bài 3/99
- Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi vì:
+ trong kk có lẫn nhiều chất khác.
+ nhiệt sinh ra phải sởi nóng các chất lẫn trong kk.
2. Bài 6/99
- Dập tắt đám cháy bằng xăng dầu dùng vải hoặc cát. không dùng nước vì xăng dầu nhẹ hơn nước sẽ làm đám cháy lan rộng hơn.
4. Củng cố: (3')
- GV chốt lại toàn bài
- HS nhắc lại các kiến thức đã học trong bài.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. làm toàn bộ các bài tập trang 99 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị trước bài 29 luyện tập.
File đính kèm:
- Tiet 43.doc