1/ Kiến thức :
- Biết được công thức phân tử; công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo phân tử metan.
- Biết được các tính chất vật lí và tính chất hóa học của metan.
- Biết metan được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của metan.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45 – bài 36: metan – (ch4 = 16), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:......... / 02 / 2012.
Ngày giảng:......... / 02 / 2012.
TIẾT 45 – BÀI 36: METAN – (CH4 = 16)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết được công thức phân tử; công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo phân tử metan.
- Biết được các tính chất vật lí và tính chất hóa học của metan.
- Biết metan được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của metan.
- Viết PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn.
- Phân biệt được khí metan với một vài khí khác.
- Tính được thành phần phần trăm về thể tích khí metan trong hỗn hợp.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Dụng cụ: Mô hình phân tử; giá thí nghiệm; ống nghiệm; kẹp gỗ, đèn cồn, ....
- Hóa chất: dung dịch Ca(OH)2, H2O cất, quỳ tím, khí clo, …
- Sơ đồ tranh vẽ các hình: 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 – SGK /113 + 114.
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
GV
?
?
HS
GV
GV
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Giới thiệu công thức phân tử, phân tử khối của Metan.
Trong thiên nhiên Metan có ở đâu?
Theo em tại sao khí metan có trong các địa điểm trên?
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung, giới thiệu về một số tên gọi khác của khí metan theo nguồn gốc.
Hướng dẫn HS quan sát CH4 đã thu sẵn trong ống nghiệm hoặc túi nilon, nhận xét và kết luận.
Nhận xét về tính chất vật lí của Metan?
Trả lời, nhận xét.
I / TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Trong tự nhiên, khí Metan có trong các mỏ khí (khí thiên nhiên); khí dầu mỏ (khí mỏ dầu - khí đồng hành); trong các mỏ than (khí mỏ than); trong bùn ao (khí bùn ao); khí biogaz; ...
- Do sự phân huỷ xác động vật, thực vật.
- Metan là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Chia nhóm HS và HD học sinh lắp mô hình phân tử CH4.
Nhận xét về cấu tạo phân tử; viết CTCT của phân tử Metan?
Lắp mô hình phân tử và nhận xét.
Giới thiệu: CH4 có cấu tạo tứ diện đều, tâm tứ diện là nguyên tử C, đỉnh của tứ diện là 4 nguyên tử H góc hoá trị HCH = 109o28'.
Nhận xét về các liên kết giữa các nguyên tử H với nguyên tử C trong phân tử?
Các liên kết đều được biểu diễn bằng một gạch nối đơn.
Các liên kết như vậy gọi là các liên kết đơn. Phân tử CH4 có 4 liên kết đơn.
II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- CTPT: CH4.
- CTCT:
H
½
H ¾ C ¾ H
½
H
- Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn.
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
GV
?
?
GV
3/ Hoạt động 3:
CH4 cháy nghĩa là metan đã tác dụng với chất nào?
Do metan tác dụng với khí oxi.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt khí Metan. Nhận biết sản phẩm bằng nước vôi trong.
Nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng?
Viết PTHH, nhận xét.
Chuyển tiếp: CH4 tác dụng với clo: Mô tả thí nghiệm 4.6 SGK.
Quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận.
Bổ sung: Phản ứng của metan với clo chỉ xảy ra khi có ánh sáng.
Viết PTHH của phản ứng?
Nhận xét về sản phẩm phản ứng? Loại phản ứng?
Viết PTHH dạng triển khai và thu gọn.
III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1/ Tác dụng với oxi:
- Metan cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt; Sản phẩm tạo CO2 và H2O.
- PTHH:
CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O (l)
2/ Tác dụng với clo:
H H
½ ½
H ¾ C ¾ H + Cl ¾ Cl H ¾ C ¾ Cl + HCl
½ ½
H H
- Khi có ánh sáng, metan tác dụng với Clo:
- PTHH:
CH4(k) + Cl2 (k) CH3Cl(k) + HCl(k).
- Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong phân tử CH4 được thay thế bởi nguyên tử clo. Phản ứng trên là phản ứng thế.
?
HS
GV
4/ Hoạt động 4:
Nêu những ứng dụng của Metan trong đời sống sản xuất?
Trả lời, nhận xét, ghi vở.
Bổ sung, chốt kiến thức. Giới thiệu một số ứng dụng cơ bản của metan trong đời sống và trong công nghiệp.
IV/ ỨNG DỤNG:
- Làm nhiên liệu trong đời sống (khí gaz) và trong công nghiệp (khí đốt).
- Dùng để điều chế hiđro, axetilen, bột than và nhiều chất khác.
4. Tổng kết- đánh giá:
? Đặc điểm cấu tạo phân tử metan?
? Trạng thái tự nhiên và các tính chất lí, hóa học của metan? Viết PTHH minh họa?
? Ứng dụng cơ bản của Metan?
- Yêu cầu học sinh đọc "Em có biết?" – SGK / 116.
? Bài tập: Làm bài tập số 4/116?
5. Hướng dẫn về nhà.
- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 – SGK / 116.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: "Etilen (C2H4 = 28)"
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:......... / 02 / 2012.
Ngày giảng........ / 02 / 2012.
TIẾT 46 – BÀI 37: ETILEN – (C2H4 = 28).
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết được công thức phân tử; công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo phân tử etilen.
- Biết được các tính chất vật lí và tính chất hóa học của etilen.
- Biết etilen được dùng làm nguyên liệu điều chế nhựa polietilen; etanol; axit axetic; ...
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của etilen.
- Viết PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn.
- Phân biệt được khí etilen với khí metan. Tính thành phần phần trăm về thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí. Tính thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực với kết quả thí nghiệm quan sát được.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Mô hình phân tử các dạng; Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm; tranh vẽ hình 4.8 /118.
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Làm bài tập 4, 5 – SGK / 108?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
?
?
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS quan sát lọ đựng C2H4.
Etilen có những tính chất vật lí gì ?
Etilen nặng hay nhẹ hơn không khí?
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung, kết luận.
I / TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước nhẹ hơn không khí. (dEtilen/KK = < 1)
GV
?
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS lắp mô hình cấu tạo phân tử etilen, cho các nhóm nhận xét mô hình lắp ghép với nhau.
Nhận xét về các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử khí Etilen?
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung đưa ra mô hình đúng và giới thiệu: Hai nguyên tử C trong phân tử khí Etilen liên kết với nhau bằng một lên kết đôi. Các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, trong liên kết đôi có một liên kết kém bền và một liên kết bền .
II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- CTPT: C2H4.
- CTCT:
H H
C ═ C
H H
- Viết thu gọn : CH2 ═ CH2
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
?
HS
GV
HS
GV
GV
3/ Hoạt động 3:
Giới thiệu: Tương tự Metan, Etilen dễ cháy trong không khí; phản ứng tỏa nhiệt; sản phẩm tạo ra CO2 và H2O.
Viết PTHH của phản ứng?
Viết PT, nhận xét.
Bổ sung, kết luận.
Có thể biểu diễn thí nghiệm, hoặc mô tả thí nghiệm brom tác dụng với etilen.
Nhận xét hiện tượng thí nghiệm?
Quan sát, nghe, nhận xét.
Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng, nhận nhận xét rút ra kết luận.
Viết PTHH của phản ứng?
Trong điều kiện thích hợp C2H4 có tham gia phản ứng cộng với hiđro hoặc clo không?
Trả lời, viết PTHH.
Giảng, giải thích, kết luận: Trong PƯHH trên, 2 nguyên tử Brom đã cộng và với phân tử khí Etilen do trong liên kết đôi có một liên kết rất kém bền nên có thể dễ dàng tham gia phản ứng cộng.
Nghe, nhận xét, ghi vở.
III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1/ Etilen có cháy không?
- Etilen cháy với ngọn lửa màu xanh; phản ứng tỏa nhiệt; sản phẩm tạo ra CO2 và H2O.
- PTHH:
C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h).
2/ Etilen có làm mất màu dung dịch Brom không?
- Etilen dễ dàng tham gia phản ứng với dung dịch Brom:
- Viết gọn:
C2H4(k) + Br2(l) Br - CH2 - CH2 - Br
(Đibrometan)
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng.
- Các chất có liên kết đôi tương tự như etilen dễ tham gia phản ứng cộng.
- PTHH: H H
H H | |
C ═ C + Br – Br Br – C – C – Br
H H | |
H H
Giới thiệu: Ở điều kiện thích hợp, nhiệt độ cao, áp suất cao và có chất xúc tác, các phân tử C2H4 có thể liên kết với nhau tạo ra phân tử có kích thước và khối lượng lớn gọi là poli etilen (PE). Đây là một nguyên liệu quan trọng để tạo thành chất dẻo. Phản ứng này được gọi là Phản ứng trùng hợp.
3/ Các phân tử Etilen có kết hợp được với nhau không?
- Trong điều kiện thích hợp (nhiệt độ cao, áp suất cao và có chất xúc tác) các phân tử C2H4 có thể kết hợp với nhau tạo thành hợp chất có tên gọi là Poli Etilen (PE).
- PTHH:
n(H2C = CH2) (- H2C - CH2 -)n.
- Phản ứng trên được gọi là Phản ứng trùng hợp.
GV
?
HS
GV
4/ Hoạt động 4:
Hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ SGK nêu các ứng dụng của etilen.
Trình bày những ứng dụng chính của Etilen trong đời sống và công nghiệp?
Quan sát, nhận xét, trả lời.
Nhận xét, bổ sung, kết luận.
IV/ ỨNG DỤNG:
- Etilen được dùng để:
+ Điều chế chất dẻo, các chất hữu cơ (rượu etylic, axit axetic, ...)
+ Kích thích quả mau chín; ......
4. Tổng kết- đánh giá:
? Đặc điểm cấu tạo phân tử Etilen?
? Tính chất lí, hóa học của Etilen? Viết PTHH minh họa?
? Ứng dụng cơ bản của Etilen?
- Yêu cầu học sinh đọc "Em có biết?"/ 119.
? Bài tập: Làm bài tập số 2/119?
5. Hướng dẫn về nhà.
- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 /119.
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Axetilen (C2H2 = 26)”
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 45 + 46 - BÀI 36 + 37 - METAN, ETILEN.doc