Bài giảng Tiết 46 tìm hiểu etilen

A. MỤC TIÊU

 - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của C2H4.

 - Nắm được định nghĩa liên kết đôi và tính chất của liên kết đôi.

 - Hiểu được phản ứng trùng hợp và phản ứng cộng là các phản ứng đặc trưng của êtilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.

 - Điết được một số phản ứng quan trọng của etilen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46 tìm hiểu etilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/01/2013 Ngày dạy: 01/02/2013 Tiết 46 ETILEN A. MỤC TIÊU - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của C2H4. - Nắm được định nghĩa liên kết đôi và tính chất của liên kết đôi. - Hiểu được phản ứng trùng hợp và phản ứng cộng là các phản ứng đặc trưng của êtilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi. - Điết được một số phản ứng quan trọng của etilen. - Biết các viết phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt etilen và mêtan bằng dd brôm. B. CHUẨN BỊ + Dụng cụ : Mô hình phân tử C2H4 dạng đặc và rỗng. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của mêtan ? Câu 2 : HS chữa bài tập 1 (SGK tr 116). Hoạt động 2 I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ GV : Giới thiệu tính chất vật lí của etilen. HS : Nghe và tự ghi. + Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 3 II. CẤU TẠO PHÂN TỬ GV : Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử C2H4 và quan sát ? Viết công thức cấu tạo của C2H4 và nhận xét về đặc điểm cấu tạo. GV : Thông báo Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết kém bền dễ bị đứt trong phản ứng hoá học. HS : Lắp theo nhóm HS : Viết công thức cấu tạo Đặc điểm : Giữa 2 nguyên tử C có 2 liên kết. Hoạt động 3 III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ÊTILEN GV : Tương tự như mêtan, khi đốt etilen cháy tạo ra CO2 và H2O toả nhiệt. ? Viết phương trình phản ứng. ? C2H4 có đặc điểm cấu tạo khác với CH4. Vậy phản ứng đặc trưng của chúng có khác nhau không. ? Nhắc lại tính chất hoá học của CH4. GV : Cho HS quan sát hình vẽ. ? Em hãy nhận xét. GV : Một liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra. - Liên kết giữa 2 nguyên tử Br bị đứt. - Nguyên tử Br kết hợp với GV : Tiến hành thí nghiệm như SGK. ? Nhận xét hiện tượng ? Viết phương trình phản ứng. GV : Phản ứng trên là phản ứng cộng. GV : Rút ra kết luận (SGK). GV : Giới thiệu. - Liên kết kém bền bị đứt. - Các phân tử C2H4 liên kết lại với nhau. ? Viết phương trình phản ứng. GV : Giới thiệu chất dẻo PE, VPC ....... 1. Etilen có cháy không HS : viết phương trình phản ứng C2H4 + 3 O2 2 CO2 + 2 H2O HS : Nhắc lại công thức cấu tạo và tính chất hoá học của CH4 2. Etilen làm mất màu dd brôm không Nhận xét : Etilen đã phản ứng với Br2 trong dung dịch. PTHH CH2 = CH2 + Br2 CH2Br = CH2Br ( không màu) ( da cam) ( K không màu) hoặc C2H4 + Br2 C2H4Br2 3. Các phân tử C2H4 có liên kết được với nhau không. ... + CH2 = CH2 + CH2 + CH2 + ..... ... - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - ... Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp. Hoạt động 4 IV. ỨNG DỤNG ? Từ sơ đồ ứng dụng của etilen. Nêu những ứng dụng của etilen. GV : Yêu cầu HS tóm tắt ứng dụng vào vở. GV : Bổ sung thêm thông tin. HS : Nêu và tự ghi ứng dụng của etilen. Hoạt động 5 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ ? Nhắc lại nội dung chính của bài. Bài tập1 Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất khí đựng trong 3 bình riêng biệt, không dán nhãn CH4, C2H4, CO2. GV : Gợi ý : Dựa vào tính chất hoá học đặc trưng của từng chất khí. Bài tập 2 Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm CH4, C2H4 vào dd Brom dư. Sau phản ứng thấy có 8 g Br2 đã phản ứng. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Hoạt động 6 BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài : 1 - 2 - 3 - 4 (SGK Tr : 119)

File đính kèm:

  • docHoa 9 tiet 46.doc
Giáo án liên quan