Bài giảng Tiết 47 bài 38: axtilen

I/ Mục tiêu:

-HS biết được cấu tạo của axêtilen.

-Biết dược các ứng dụng của axetilen.

-Biết cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm.

-Từ công thức cấu tạo, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của axetilen là phản ứng cộng (làm mất màu dung dịch nước brom).

-Rèn kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng phản ứng cháy của axetilen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47 bài 38: axtilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Bài 38: AXTILEN I/ Mục tiêu: -HS biết được cấu tạo của axêtilen. -Biết dược các ứng dụng của axetilen. -Biết cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm. -Từ công thức cấu tạo, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của axetilen là phản ứng cộng (làm mất màu dung dịch nước brom). -Rèn kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng phản ứng cháy của axetilen. -Rèn luyện khả năng làm toán hỗn hợp của axetilen với metan. II/ Chuẩn bị: 1. Thí nghiệm đốt cháy axetilen. 2. Thí nghiệm chứng minh axetilen làm mất màu dung dịch nước brom. 3.Chuẩn bị thí nghiệm điều chế axetilen từ đất đèn. 4. Chuẩn bị hộp mô hình cấu tạo phân tử để HS hiểu và biết được cấu tạo phân tử(dạng rỗng) của axetilen. a) Hoá chất: Đất đèn ,dung dịch nước brom ,nước. b) Dụng cụ: - Bộ thí nghiệm điều chế axetilen. - Bình thuỷ tinh có nút nhám. -Ống vuốt . -Đèn cồn. III/ Hoạt động dạy –học : 1) Ổn định tổ chức. 2) Kiểm tra baì cũ : -HS1. Nêu cấu tạo phân tử và tính chất hoá học đặc trưng của metan. -HS2. Nêu cấu tạo phân tử và tính chất hoá học đặc trưng của etilen. 3) Tiến hành bài giảng : Hoạt động 1: HS quan sát bình đựng C2H2 và hình vẽ về cách thu khí etilen. HS nhận xét về tính chất vật lí củaC2H2. Hoạt động 2: HS lắp ghép mô hình cấu tạo phân tử và nhận xét. Hoạt động 3: Dự đoán axetilen có cháy hay không? Cho HS kiểm chứng bằng thí nghiệm: GV đốt cháy C2H2 , HS nhận xét và viết PTHH. Hoạt động 4: Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo, dự đoán xem axetilen có làm mất màu dung dịch brom hay không? -GV làm thí nghiệm, HS quan sát nêu nhận xét. - GVgọi HS lên viết PTHH. - GV hướng dẫn HS suy luận: Phân tử sản phẩm mới ra còn liên kết đôi( giống etilen), nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa. HS viết PTHH. So sánh: Phản ứng cộng của axetilen với brom so với phản ứngn cộng của etilen với brom ( cộng tối đa 2 phân tử ). Hoạt động 5 : -GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh đèn xì...GV đặt vấn đề: Tại sao axetilen được dùng làm nhiên liệu cho đèn xì? -GV cho HS quan sát một số mẫu vật dụng từ nhựa PVC ( vỏ dây điện, ống dẫn nứoc, thảm...). Hoạt động 6: GV làm thí nghiệm điều chế axetilen từ đất đèn. GV có thể giới thiệu thêmPTHH nhiệt phân metan điều chế axetilen. AXETILEN CTPT : C2H2 ; PTK :26 I/ Tính chất vật lí: - Chất khí không màu ,không mùi, ít tan trong nước. - Nhẹ hơn không khí.( d= 28/29) II/ Cấu tạo phân tử: H-C = C-H hoặc HC = CH Đặc điểm: -Giữa 2 nguyên tử cacbon có liên kết 3 . -Trong liên kết 3 có 2liên kết kém bền, dễ đứt lần lược trong các phản ứng hoá học. III/ Tính chất hoá học: 1) Axetilen có cháy hay không ? 2C2H2 + 5 O2 4CO2 + 2H2O Phản ứng toả nhiệt. 2) Axetilen có làm mất màu dung dịch brom hay không? -Axetilen làm mất màu dung dịch brom (phản ứng cộng). H-C = C-H +Br-Br H-C = C-H Br Br ( C2H2 +Br2 C2H2Br2 ) Br Br H-C = C -H + Br-Br H-C - C-H Br Br Br Br ( C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 ) IV/ Ứng dụng: -Làm nhiên liệu cho đèn xì oxi- axetilen để hàn và cắt kim loại. -Là nguyên liệu để sản xuất nhựa PVC,cao su, axit axeticvà nhiều hợp chất khác. V/ Điều chế: * Trong phòng thí nghiệm: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 ( canxi cacbua ) * Trong công nghiệp: Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao. 4/ Củng Cố : HS thảo luận theo nhóm các câu 1,2,3 trong phiếu học tập. 5/ Dặn Dò : Về nhà làm bài tập: 1,2,3,4,5 trang 122 SGK và câu 4 trong phiếu học tập. Chuẩn bị bài : Benzen + Cấu tạo vòng benzen . + Tính chất hoá học và ứng dụng của benzen . PHIẾU HỌC TẬP 1. So sánh metan với axetilen về tính chất vật lí, tính chất hoá học. 2. Trình bày cách phân biệt 2 khí metan và axetilen bằng phương pháp hoá học. 3. Trong 3 chất CH4, C2H4, C2H2, chất nào làm mất màu dung dịch nước brom? Viết PTHH của phản ứng (nếu có). 4. Cho 3,36 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm metan và axetilen vào bình đựng dung dịch nước brom (dư), thấy có 16 g brom đã phản ứng. Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

File đính kèm:

  • docTieát 47.doc