- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của C2H2.
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết 3.
- Luyện tập - củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O đồng thời toả nhiệt mạnh.
- Biết một số ứng dụng quan trọng của C2H2.
- Luyện tập - củng cố kĩ năng viết phương trình phản ứng cộng, bước đầu dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần cấu tạo.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47 bài 38 tìm hiểu axetilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2013
Ngày dạy: 05/02/2013
Tiết 47 BÀI 38 AXETILEN
A. MỤC TIÊU
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của C2H2.
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết 3.
- Luyện tập - củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O đồng thời toả nhiệt mạnh.
- Biết một số ứng dụng quan trọng của C2H2.
- Luyện tập - củng cố kĩ năng viết phương trình phản ứng cộng, bước đầu dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần cấu tạo.
B. CHUẨN BỊ
+ Dụng cụ : Mô hình phân tử axetilen, giá sắt, ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, giá thí nghiệm, banh.
+ Hoá chất : lọ thu sẵn khí C2H2, H2O, dd Br2
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của C2H4 ? lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2 : 2HS chữa bài 2, 4 (SGK Tr : 119)
Hoạt động 2
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
GV : Cho HS quan sát lọ đựng khí C2H2.
? Nêu tính chất vật lí của C2H2
HS : Quan sát và nêu tính chất vật lí
- Là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 3
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
GV : Hướng dẫn HS hoạt động nhóm lắp ráp mô hình phân tử C2H2 ở dạng đặc và rỗng.
? Viết công thức cấu tạo của C2H2
? Nhận xét đặc điểm của C2H2 về cấu tạo.
GV : Giới thiệu đặc điểm của liên kết 3
HS : Lắp mô hình phân tử C2H2
H - C ≡ C - H
Hay CH ≡ CH
+ Đặc điểm : Giữa 2 nguyên tử C có liên kết 3. Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hoá học.
Hoạt động 4
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
? Dựa vào đặc điểm cấu tạo của C2H2 em hãy dự đoán các tính chất hoá học của C2H2.
GV : Làm thí nghiệm điều chế và đốt C2H2.
? Quan sát hiện tượng, nhận xét.
? Viết phương trình phản ứng.
GV : Liên hệ đèn xì axetilen - oxi.
GV : Tiến hành TN dẫn khí C2H2 qua dung dịch brôm.
? Quan sát, nhận xét.
? Viết phương trình phản ứng.
GV : Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp 1 phân tử brôm.
GV : Trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có phản ứng cộng với H2 và 1 số chất khác.
? So sánh cấu tạo phân tử CH4, C2H4, C2H2 và chỉ ra tính chất hoá học giống và khác nhau.
1. Axetilen có cháy không
HS : Nhận xét.
+ Hiệ tượng : C2H2 cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, toả nhiều nhiệt
2 CH ≡ CH + 5 O2 4 CO2 + 2 H2O
2. Axetilen có làm mất màu dd Br2 không
HS : Nhận xét
+ Hiện tượng : Dung dịc brom bị mất màu
CH ≡ CH + Br2 → Br - CH = CH - Br
(không màu) (da cam) (không màu)
hay C2H2 + Br2 → C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 → C2H2Br4
HS : Thảo luận nhóm (so sánh)
Hoạt động 5
IV. ỨNG DỤNG
? Nêu ứng dụng của C2H2
GV : Bổ sung
HS : Nêu
(SGK)
Hoạt động 6
V. ĐIỀU CHẾ
? Nêu cách điều chế C2H2 trong phòng TN.
GV : Giới thiệu CT CaC2 sản phẩm còn sinh ra Ca(OH)2.
? Viết phương trình phản ứng
HS : Nêu
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Hoạt động 7 )
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
? Nhắc lại nội dung chính của bài.
Bài tập : Cho hỗn hợp C2H4, CH4, C2H2
? Viết công thức cấu tạo của các chất trên ? Chất nào tác dụng với khí clo ? Chất nào tác dụng với dung dịch brom. Viết phương trình phản ứng.
Bài tập 2 : Nhận biết 3 khí C2H2, CO2, CH4 bằng phương pháp hoá học và viết ptpư nếu có.
Hoạt động 8
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài : 1, 2, 3, 4, 5 (SGK Tr : 122)
File đính kèm:
- Hoa 9 tiet 47 tuan 25.doc