Bài giảng Tiết 48: tìm hiểu benzen

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: Biết được:

-CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen

-Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính

-Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), pứ cháy, pứ cộng hiđro và clo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48: tìm hiểu benzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2012 Tiết 48: BENZEN I. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được: -CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen -Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính -Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), pứ cháy, pứ cộng hiđro và clo. -benzen được dùng làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ . Kĩ năng: -Quan sát TN, mô hình phân tử, hình ảnh TN, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo pt và tính chất -Viết được PTHH dạng CTPT và dạng CTCT thu gọn -Tính được khối lượng benzen đã pứ để tạo thành sản phẩm trong pứ thế theo hiệu suất . Trọng tâm: -Cấu tạo và tính chất hoá học của benzen. HS cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng sáu cạnh đều trong đó có 3 liên kết đơn C – C luân phiên xen kẽ với 3 liên kết đôi C = C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng , vừa có khả năng thế (tính thơm). II. Chuẩn bị: - Bảng phụ bảng nhóm. - Đĩa VCD trong đó có thí nghiệm: phản ứng của benzen với brom lỏng - Hóa chất: C6H6, H2O, dd brom, dầu ăn - Dụng cụ: Ông nghiệm, đé sứ, diêm, bộ lắp ghép phân tử - Tranh vẽ: Một số ứng dụng của benzen III. Tiến trình dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hóa học của metan 2. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hóa học của etilen, axetilen. B. Bài mới Hoạt động 1: Tính chất vật lý: GV: Giới thiệu Benzen. GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. Thí nghiệm 1. Cho vài giọt benzen vào nước, lắc nhẹ, sau đó để yên. GV đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về độ tan của Benzen trong nước và tỷ khối của Benzen so với nước? Thí nghiệm 2. Cho vài giọt vào dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ. GV đưa ra câu hỏi: Hãy nhận xét hiện tượng của thí nghiệm? GV giới thiệu về tính độc của benzen (tác động đến máu, bạch cầu) Benzen có tính chất vật lý như thế nào? - HS quan sát ống nghiệm chứa Benzen. - HS tiến hành thí nghiệm. - Benzen không tan trong nước. - Benzen nhẹ hơn nước(0.87869g/cm3) - HS tiến hành thí nghiệm. - Benzen có thể hòa tan dầu ăn. Kết luận: Benzen là chất lỏng, khôg màu,không tan trong nước,Nhẹ hơn nước (0.87869g/cm3),Hòa tan được nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su,iot…. Benzen độc (gây bệnh bạch cầu) Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử Trình chiếu slide – công thức cấu tạo của Benzen. Cấu tạo phân tử Benzen có gì giống và khác cấu tạo phân tử Etilen? GV đặt vấn đề: Với cấu tạo phân tử đặc biệt như thế. Vậy tính chất của Benzen có gì khác so với các hiđrocacbon mà ta đã học! Trình chiếu slide – Mục bài. Cấu tạo phân tử. Giống: có liên kết đôi trong phân tử. Khác: Benzen có mạch vòng con Etilen mạch thẳng. Kết luận: Phận tử Benzen có 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. Hoạt động 3: Tính chất hóa học : GV đưa ra câu hỏi: Dựa vào cấu tạo em hãy dự đoán benzen có những tính chất hóa học nào? GV hướng dẫn HS Làm thí nghiệm đốt cháy benzen. GV đưa ra câu hỏi. Mô tả hiện tượng xảy ra? Benzen có cháy không? Khi cháy tạo ra chất gì?Viết phương trình phản ứng? GV giải thích vì sao khi Benzen cháy lại có muội than(Khi cháy trong không khí lượng oxi tiếp xúc với Benzen thiếu nên ngoài CO2 và H2O còn tạo ra muội than) GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Cho 1ml Brom vào ống nghiệm, cho tiếp 1ml Benzen vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Cho 2gam bột sắt vào ống nghiệm. Đốt hỗn hợp trên ngọn lữa đèn cồn. GV đưa ra câu hỏi. Dấu hiệu nào cho thấy Benzen có phản ứng với Brom? Viết phương trình phản ứng. * Chú ý: Benzen không tác dụng với Brom ở dạng dung dịch. GV giới thiệu phản ứng cộng của Benzen. Benzen có thể tham gia phản ứng cộng với một số chất như hiđro, clo. Với tỷ lệ giữa Benzen và tác nhận còn lại là 1 : 3. Hãy viết PTHH của các phản ứng trên. 1. Benzen có cháy không ? - HS làm thí nghiệm: Đặt một tấm kính lên cốc thủy tinh, nhỏ một vài giọt Benzen lên tấm kinh, dùng que đóm châm lữa đốt Benzen. - HS trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. C6H6 + O2 t0 CO2 + H2O Kết luận: Benzen cháy trong không khí CO2 và H2O còn sinh ra muội than. 2. Benzen có phản ứng thế với Br2 không? - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Brom chuyển từ màu nâu đỏ sang không màu, có khí thoát ra. Kết luận: Trong điều kiện có xúc tác là Fe và với nhiệt độ cao Benzen tham gia phản ứng thế với Brom tạo ra Brombenzen và giải phóng khí Hiđro bromua. 3.Benzen có phản ứng cộng không? - HS viết PTHH dạng CTCT thu gọn. C6H6 + 3H2 tNi C6H12 C6H6 + 3Cl2 as C6H6Cl6 Kết luận: Trong điều kiện thích hợp bezen có phản ứng cộng với một số chất như hiđro, clo. Hoạt động 4: ứng dụng : Trình chiếu slide – Ứng dụng của Benzen. Benzen có những ứng dụng gì? HS : tóm tắt ghi vào vở Kết luận: - Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, dược phẩm… - Làm dung môi trong công nghệp và trong phòng thí nghiệm. C. Củng cố: 1. Nhắc lại tính chất hóa học của benzen? Viết phươg trình minh họa 2. Bài tập về nhà: 1, 3, 4 (SGK)

File đính kèm:

  • docTIET 48 BENZEN.doc
Giáo án liên quan