Bài giảng Tiết 49 – bài 40: dầu mỏ và khí thiên nhiên

1/ Kiến thức :

- Biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

- Biết được ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nhiên liệu và nguồn nguyên liệu quý trong đời sống và trong công nghiệp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49 – bài 40: dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn:........ / 02 / 2012. Ngày giảng:.......... / 02 / 2012. TIẾT 49 – BÀI 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Biết được ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nhiên liệu và nguồn nguyên liệu quý trong đời sống và trong công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng. - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mẫu một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ - Sơ đồ tranh vẽ các hình: 4.16 – 4.20 / SGK /126 – 128. 2/ Học sinh: - Đọc trước bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Làm bài tập số 3 / 125? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức GV ? HS GV GV ? HS GV ? HS ? HS GV GV ? HS GV HS 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu dầu mỏ (dầu thô). Nhận xét trạng thái, màu sắc, tính tan, của dầu mỏ? Trả lời, nhận xét. Bổ sung, kết luận. Yêu cầu HS quan sát hình 4.16. Trình bày cấu tạo của mỏ dầu? Trả lời. Thuyết trình: Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành nhiều vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Nêu cấu tạo của túi dầu? Trả lời, nhận xét. Trình bày phương pháp khai thác dầu mỏ từ các mỏ dầu? Trả lời, nhận xét Bổ sung, kết luận, chốt kiến thức. Giới thiệu bộ mẫu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và sơ đồ hình 4.17/127. Hãy kể tên các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ? Trả lời, nhận xét Giới thiệu: Để tăng lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp crăckinh dầu mỏ để chế biến dầu nặng (dầu điezen) thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị công nghiệp như: metan, etilen, ... Nghe, nhận xét, ghi vở. I/ DẦU MỎ: 1/ Tính chất vật lí: - Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 2/ Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ: - Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo thành các mỏ dầu. - Mỏ dầu thường gồm 3 lớp: + Khí mỏ dầu (khí đồng hành) ở trên cùng có thành phần chính là khí metan. + Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa, đó là hỗn hợp của nhiều loại Hidrocacbon. + Dưới đáy là lớp nước mặn. *)Khai thác dầu mỏ: Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu). Sau đó hút hoặc bơm dầu lên. 3/ Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: - Từ dầu thô, qua quá trình chưng cất crăckinh dầu mỏ, thu được các sản phẩm: Xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường, ... GV ? ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Thuyết trình: Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan (95%). Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của khí thiên nhiên? Cách khai thác khí thiên nhiên? Trả lời, nhận xét, ghi vở. Bổ sung, kết luận, chốt kiến thức. II/ KHÍ THIÊN NHIÊN: - Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan (95%). - Khí thiên nhiên là nguyên liệu và nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. GV HS ? ? GV 3/ Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III, SGK/128. Giới thiệu hình 4.19; 4.20. Đọc thông tin, ghi nhớ. Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào? Tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam? Đặc điểm, tình hình khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam? Giới thiệu về đặc điểm dầu mỏ của Việt Nam, tình hình khai thác dầu mỏ của nước ta trong những năm qua: Chủ yếu là xuất khẩu dầu thô sang các nước khác và nhập khẩu xăng dầu vê. Hiện nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đưa vào sử dụng và hoạt động sẽ giúp cho việc ổn định giá dầu trong nước, ... III/ DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM: - Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta chủ yếu tập trung ở thềm lục địa phía Nam. - Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta khá lớn (khoảng 3 – 4 tỷ tấn). - Dầu mỏ nước ta có hàm lượng các chất chứa lưu huỳnh thấp; Tuy vậy, lại chứa nhiều Farafin (hidrocacbon có PTK lớn) nên dễ bị đông đặc. 4. Tổng kết- đánh giá.: Hãy chọn một câu trả lời đúng trong các câu sau đây . Câu 1 : A, Dầu mỏ là một đơn chất. B, Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. C, Dầu mỏ là một hiđrocacbon. D, Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều hiđrocacbon. Câu 2 : A, Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ sôi nhất định. B, Dầu mỏ có nhiệt độ sôi khác nhau tuỳ thành phần của dầu mỏ. C, Thành phần chính của dầu mỏ tự nhiên là metan. D, Thành phần chính của dầu mỏ tự nhiên chỉ gồm xăng với dầu lửa. 5. Hướng dẫn về nhà. - HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4, 5 /129. - Chuẩn bị bài tiếp theo "Nhiên liệu". –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn:....... / 02 / 2012. Ngày giảng: ...... / 02 / 2012. TIẾT 50 – BÀI 41: NHIÊN LIỆU. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được khái niệm về nhiên liệu; các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). - Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than, ...) an toàn, có hiệu quả; giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 2/ Kĩ năng: - Sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống. - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thế tích khí CO2 tạo thành. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ; sử dụng có hiệu quả các dạng nhiên liệu. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tranh vẽ các hình: 4.21 – 4.23 / SGK / 130 + 131. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Làm bài tập 4 – SGK / 129? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV ? GV ? HS ? HS GV 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài, nêu một số hiện tượng xảy ra khi sử dụng các nhiên liệu. Kể tên một vài nhiên liệu thường dùng? Thuyết trình: Các chất trên khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng người ta gọi các chất đó là chất đốt, hay nhiên liệu. Nhiên liệu là gì? Vai trò của nhiên liệu? Nhiên liệu là những chất có thể cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng; Các nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất. Nguồn gốc của nhiên liệu? Trả lời, nhận xét, ghi vở. Bổ sung, kết luận: Một số nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên như: Than đá, củi gỗ, dầu mỏ, khí thiên nhiên, ... Một số nhiên liệu được điều chế từ các nguồn nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên như: Cồn đốt, khí than, ... I/ NHIÊN LIỆU LÀ GÌ? - Nhiên liệu là các chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. VD: Xăng, dầu, củi, gỗ, than, khí gaz,... - Nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc được điều chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. GV HS GV HS ? HS ? HS GV HS ? HS GV HS ? HS GV HS 2/Hoạt động 2: Giới thiệu cơ sở và căn cứ để phân loại các nhiên liệu. Nghe, nhận xét, ghi vở. Yêu cầu học sinh đọc thông tin/130. Đọc thông tin, ghi nhớ. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Trả lời, nhận xét. Nhiên liệu rắn là gì? Đặc điểm của nhiên liệu rắn? Lấy ví dụ cụ thể về nhiên liệu rắn trong đời sống? Trả lời, nhận xét, ghi vở. Bổ sung, giải thích, kết luận. Nghe, ghi vở. Kể tên một số nhiên liệu lỏng mà em biết? Đặc điểm của nhiên liệu lỏng? Ý nghĩa của nhiên liệu lỏng đối với đời sống và sản xuất? Trả lời, nhận xét, liên hệ thực tế. Bổ sung, chốt kiến thức. Nghe, ghi vở. Kể tên một số nhiên liệu khí mà em biết? Đặc điểm của nhiên liệu khí? Ý nghĩa của nhiên liệu khí đối với đời sống và sản xuất? Trả lời, nhận xét, liên hệ thực tế. Bổ sung, chốt kiến thức. Nghe, ghi vở. II/ NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO? - Dựa vào trạng thái, nhiên liệu được chia thành 3 loại chính: 1/ Nhiên liệu rắn: - Nhiên liệu rắn gồm một số loại thường gặp như: Than các loại, củi, gỗ, ..... 2/ Nhiên liệu lỏng: - Nhiên liệu lỏng gồm một số loại thường gặp như: dầu mỏ, rượu (cồn), ..... 3/ Nhiên liệu khí: - Nhiên liệu khí gồm một số loại thường gặp như: khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, khí than, khí lò cao, khí lò cốc, ..... ? HS GV 3/ Hoạt động 3: Cần sử dụng các nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? Ở gia đình em đã sử dụng các loại nhiên liệu ra sao? Trả lời, nhận xét, liên hệ thực tế. Bổ sung, chốt kiến thức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu. III/ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? - Để sử dụng có hiệu quả các loại nhiên liệu, ta cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Cung cấp đủ không khí hoặc khí Oxi cho quá trình cháy. + Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc khí oxi. + Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết để tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra. 4. Tổng kết- đánh giá: ? Nhiên liệu là gì? Vai trò và sự phân loại của các loại nhiên liệu thường gặp trong đời sống và sản xuất của gia đình em? ? Cách sử dụng hợp lí và có hiệu quả các loại nhiên liệu? 5. Hướng dẫn về nhà. - Đọc “Em có biết” / 132. - HD làm các bài tập 1, 2, 3, 4 /132. - Chuẩn bị bài tiếp theo "Luyện tập chương IV: Hidrocacbon – Nhiên liệu" ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 49 + 50 - BÀI 40 + 41 - DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU.doc
Giáo án liên quan