Bài giảng Tiết 5 Bài 4 tìm hiểu Nguyên tử

I , Mục tiêu :

1 . Kiến thức : Học sinh biết được :

- các chất được tạo nên từ các nguyên tử .

- Nguyên tử là hạt vô cùngnhỏ , trung hoà về điện , gồm hạt nhân mang điện tích dương , vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm .

- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và notron (n) không mang điện .

- Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 Bài 4 tìm hiểu Nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 4 Nguyên tử I , Mục tiêu : 1 . Kiến thức : Học sinh biết được : - các chất được tạo nên từ các nguyên tử . - Nguyên tử là hạt vô cùngnhỏ , trung hoà về điện , gồm hạt nhân mang điện tích dương , vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm . - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và notron (n) không mang điện . - Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp . - Trong nguyên tử , số p bằng số e và điện tích của 1 p bằng điện tích của 1 e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu , nên nguyên tử trung hoà về điện . 2. Kỹ năng : - xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân , số p , số lớp e , số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H , C , Cl , Na) . 3 . Thái độ : - Giáo dục học sinh tư duy hoá học , cách làm việc khoa học , chính xác . II , Chuẩn bị : GV : Máy chiếu , phim trong , bút dạ , bảng phụ . HS : Ôn lại : + Bài 2 Tiết 2 (SGK hoá học – 7,8) + Bài 18 Hai loại điện tích Phần II : Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (Vật lý 7 – trg51) III , Hoạt động thầy trò : 1 . ổn định trật tự lớp : Thiếu Lí do (1’) Đủ 2 . Kiểm tra bài cũ : (3’) ? Tại sao nói được ở đâu có vật thể , ở đó có chất ? HS : Chất cấu tạo nên vật thể , chất có trong mọi vật thể , ở đâu có vật thể ở đó có chất . GV : Nhận xét , cho điểm . 3 . Bài mới : Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết chất cấu tạo nên vật thể . Vậy các chất được tạo nên từ đâu ? Chúng ta cùng trả lời câu hỏi đó trong bài hôm nay . Tiết 5 Bài 4 Nguyên tử Hoạt động 1 : Xây dựng khái niệm nguyên tử (7’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung ghi bảng GV : Chúng ta viết bảng , chúng ta thấy có rất nhiều hạt phấn rơi ra . Như vật chúng ta hiểu viên phấn được tạo nên bởi rất nhiều hạt phấn . Người ta ví nguyên tử như là những hạt phấn nhưng khác ở chỗ , nguyên tử không nhìn thấy được bằng mắt thường . Vậy thế nào là nguyên tử , chúng ta cùng vào phần 1 . GV : Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK , rút ra khái niệm nguyên tử . GV : Đưa khái niệm lên màn hình , yêu cầu HS học khái niệm trong SGK . GV : Cô đã yêu cầu chúng ta về xem lại sách vật lý lớp 7 . Bây giờ một em cho cô biết : “Nguyên tử có cấu tạo gồm những phần nào ?” GV : Chiếu tranh sơ đồ nguyên tử hidro , dùng phương pháp diễn giảng chỉ từng phần của nguyên tử hidro . GV : Ghi bảng 2 thành phần chính của nguyên tử . GV :Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu từng thành phần một trong nguyên tử . Đầu tiên là hạt nhân nguyên tử . HS : Đọc phần 1 SGK , rút ra kết luận về nguyên tử . HS : Nguyên tử là hạt vô cùngnhỏ , trung hoà về điện . HS : Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm . HS : Nghe giảng . HS : Ghi bài . 1 . Nguyên tử là gì ? * Khái niệm : (SGK) * Cấu tạo : Nguyên tử gồm 2 phần : + Hạt nhân mang điện tích dương . + Vỏ tạo bởi nhiều e mang điện tích âm . 2 . Hạt nhân nguyên tử : Hoạt động 2 : Nghiên cứu cấu tạo hạt nhân nguyên tử (10’) GV : Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK , cho cô biết hạt nhân nguyên tử gồm những thành phần nào ? GV : Ghi bảng GV : Vởy 2 laọi hạt protro và notro này có đặc điểm gì ? GV : Thông báo : Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân . GV : Các rm có nhận xét gì về số lượng electron quay xung quanh hạt nhân với số đơn vị điện tích dương hạt nhân ? GV : Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK , tìm hiểu khối lượng của hạt proton , hạt notron và khối lượng các electron . GV : Thông báo : Vì khối lượng electron vô cùngnhỏ nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của cả nguyên tử . Yêu cầu học sinh viết biểu thức tính khối lượng nguyên tử khi biết m là kí hiệu của khối lượng . GV : Ghi bảng . HS : Đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi . Trả lời : Hạt nhân nguyên tử gồm 2 loại hạt prôton và hạt notro . HS : Hạt proton (p) mang điện tích +1 . Hạt notro (n) không mang điện . HS : Số hạt e bằng số hạt p. HS : Đọc thông tin trong SGK , rút ra nhận xét : - Khối lượng hạt proton = khối lượng hạt electron . - Khối lượng hạt electron vô cùng nhỏ . HS : m nguyên tử = m hạt nhân Hạt nhân nguyên tử gồm : + Hạt proton (p) mang điện tích +1 . + Hạt notro (n) không mang điện . Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân . Số p = số e . - m nguyên tử = m hạt nhân Hoạt động 3 : Nghiên cứu lớp electron (10’) GV : Chúng ta đã nhận xét xong đặc điểm hạt nhân nguyên tử . Chúng ta sang phần 3 , tìm hiểu đặc điểm lớp vỏ e . GV : Chiếu sơ đồ cấu tạo của các nguyên tử hidro , oxi , natri . Yêu cầu HS nhận xét cấu tạo của lớp vỏ electron . GV : Nhận xét , bổ sung về số electron trong mỗi lớp . + Lớp 1 : chứa tối đa 2 e + Lớp 2 : chứa tối đa 8 e + Lớp 3 : chứa tối đa 8 e GV : Lưu ý : Mặc dù ta vẽ các electron quay xung quanh hạt nhân nằm trên cùng 1 vòng tròn nhưng thực tế các e này chuyển động hỗn loạn xung quanh hạt nhân . Chỉ những e quay quanh hạt nhân với cùng 1 bán kính như nhau mới được xếp vào cùng 1 lớp . GV : Vẽ lên bảng sơ đồ nguyên tử Li biết số đơn vị điện tích hạt nhân là +3 và phân tích cho học sinh . . . . +3 . GV : Trong thực tế , ta thấy có thể tạo ra nhiều chất khác nhau đó là do sự thay đổi các liên kết cảu e lớp ngoài cùng cảu các nguyên tử . VD : Ta có : sự tạo thành phân tử NaCl . . . . . . . . . . +11 . . . . . . . . . . . . +17 . . . . . . . Na Cl GV : Nếu electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na chuyển sang bên nguyên tử clo thì em có nhận xét gì về số p và số e trong phần còn lại của nguyên tử Na và nguyên tử Cl . . . . . +17 . . . . +11 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Na+ Cl- NaCl GV : Ta thấy , số điện tích âm trong nguyên tử Na là 10 , số điện tích âm trong nguyên tử Cl là 18 . Như vậy , Na dư ra 1 điện tích dương , trong khi nguyên tử Cl bây giờ mang điện tích âm . 2 ion trái dấu thì hút nhau tạo ra phân tử NaCl . GV : Thông báo – ghi bảng : “Để tạo ra chất này hay chất khác , các nguyên tử phải liên kết với nhau , sự liên kết này nhờ e lớp ngoài cùng ” . HS : Các electron quay xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp . Số p là 11 còn e là 10 (Na) Số p là 17 còn e là 18 (Cl) . 3 . Lớp electron : Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp . Mỗi lớp cố số e nhất định : + Lớp 1 : chứa tối đa 2 e + Lớp 2 : chứa tối đa 8 e + Lớp 3 : chứa tối đa 8 e - “Để tạo ra chất này hay chất khác , các nguyên tử phải liên kết với nhau , sự liên kết này nhờ e lớp ngoài cùng ” . Hoạt động 4 : Củng cố (10’) GV : Chiếu BT lên màn hình , yêu cầu HS làm việc theo nhóm , hoàn thành bảng sau . Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Hidro Oxi Natri HS : Làm việc theo nhóm hoàn thành bảng trong phiếu học tập

File đính kèm:

  • docTiet 5 Bai 4 Nguyen tu.doc
Giáo án liên quan