A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết được công thức phan tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cáu tạo phân tử benzen, tính chất vật lí và tính chất hoá học của bezen.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của benzen. Viết PTHH dạng CTPT và công thức thu gọn, tính khối lượng bezen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm theo phản ứng thế, theo hiệu suất phản ứng.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50. bài 39 : về benzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 28-2-2013 T4 lớp 91 ( thao giảng), ngày 5-3- 2013 T5 lớp 98
Tiết 50. Bài 39 : BENZEN
CTPT : C6H6
PTK : 78
A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết được công thức phan tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cáu tạo phân tử benzen, tính chất vật lí và tính chất hoá học của bezen.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của benzen. Viết PTHH dạng CTPT và công thức thu gọn, tính khối lượng bezen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm theo phản ứng thế, theo hiệu suất phản ứng.
- Biết được những ứng dụng quan trọng của benzen.
B- Trọng tâm:
Cấu tạo và tính chất hoá học của benzen. Do phân tử bezen có cấu tạo vòng 6 cạnh trong đó có 3 liên kết đơn C-C luân phiên xen kẽ với 3 liên kết đôi C=C đặc biệt nên ben zen vừa có khả năng cộng vừa có khả năng thế ( tính thơm)
C. Các thiết bị dạy học cần thiết:
- Hộp mô hình công thức cấu tạo dạng rỗng và dạng đặc, giá để ống nghiệm, 2 ống nghiệm.
- Hóa chất: C6H6 , dầu ăn, nước.
- Tranh vẽ mô tả thí nghiệm phản ứng của benzen với brom.
- Bút lông 12 cây, giấy ½ tờ A0 ép nhựa 4 tờ
D. Tiến trình tiết dạy:
1- Khở động:
a-Kiểm tra bài cũ:
1- Viết sơ dồ tóm tắc những nội dung chính đã học về axetilen ?
2-Viết CTCT axetilen, nêu t/c hoá học mỗi t/c viết 1 PTHH minh hoạ? (Tài 98, Hà 91)
BT5) ( Hiền 98 , Ly 91 )Gọi x,y lần lược là số mol C2H4, C2H2 có trong 5,6 lít hỗn hợp ( hay 0,56: 22,4 = 0,025mol)
Dung dịch brom nhạt màu chứng tỏ brom dư, C2H2 và C2H4 phản ứng hết.
C2H4 + Br2 "C2H4Br2
X mol x mol
C2H2 + 2Br2 "C2H2Br4
Y mol 2y mol
nhỗn hợp= x + y = 0,025 (1) x = 0,015
nBrom phản ứng= x + 2y = (2) y = 0,01
Thành phần trăm số mol mỗi khí cũng là thành phàn trăm thể tích khí.
2 Phát triển bài:
GV: Benzen là hidrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen và axetilen vạy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào hôm nay cả lớp nghiên cứu bài “Benzen”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần nhớ
HĐ1 : Tìm hiểu tính chất vật lí của benzen
GV: Hướng dẫn HS quan sát ống nghiệm đựng benzen, nhỏ vài giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước lắc nhẹ rồi để yên. Nhỏ vài giọt dầu ăn vào benzen rồi lắc nhẹ.
HS: quan sát thí nghiệm:
- Mô tả hiện tượng quan sát được? rút ra nhận xét về tính chất vật lí của benzen.?
HS: Sau khi để yên 1 phút benzen lại tập trung nổi trên mặt nước. Vậy benzen không tan trong nước.
Benzen hòa tan dầu ăn.
GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
HĐ2 : Tìm hiểu cấu tạo của benzen
GV Hướng dẫn HS quan sát mô hình cấu tạo của benzen
- Viết công thức cấu tạo của benzen.
- Em hãy nêu nhận đặc điểm cấu tạo của benzen?
- Em hãy dự đoán phản ứng đặc trưng của benzen?
HS: Vừa tham gia phản ứng thế vừa tham gia phản ứng cộng.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất hoá học của benzen
- So sánh thành phần phân tử của benzen với metan, etilen , axetilen có gì giống nhau? ( cấu tạo bởi 2 nguyên tố C và H)
- Benzen có cháy được không ? Sản phẩm cháy của benzen là những chất nào?.
GV: Làm thí nghiệm đốt benzen.
- Mô tả hiện tượng?Viết PTPƯ trên ở dạng CTPT?
GV: Khi đốt benzen trong không khí, lượng oxi tiếp xúc với benzen thiếu nên sản phẩm ngoài CO2, hơi nước còn có muội than.( cháy trong O2 tạo ra CO2 và H2O)
- Cấu tạo của benzencó gì giống với CH4 ?
HS: Có liên kết đơn C-H nên C6H6 tham gia phản ứng thế.
GV: Treo tranh vẽ và mô tả TN của Benzen với brom có mặt bột sắt.
- Viết phương trình phản ứng..
GV: Phản ứng thế ở trên tạo ra 2 sản phẩm, 1 nguyên tử H trong C6H6 được thay thế bằng Br tạo thành brom benzen.
- Cấu tạo của benzencó gì giống với C2H4 ?
HS: Có liên kết đôi C=C.
GV: Do trong phân tử có 3 liên kết đôi nên trong điều kiện thích hợp benzen có khả năng tham gia phản ứng cộng, nhưng vì cấu tạo vòng nên phản ứng cộng xảy ra khó khăn hơn so với C2H2 và C2H4.
GV: Trong phân tử benzen có 3 liên kết kém bền nên tỉ lệ giữa benzen và tác nhân cộng tối đa là 1:3
HS Viết PTHH dạng CTCT thu gọn hay phân tử?
*Lưu í: Nhiệt độ khoảng 100 đến 1800C , nếu trên 6000C Xclohecxan sẽ trở lại benzen.
GV: Phản ứng cộng của C6H6 trước đây dùng để sản xuất thuốc trừ sâu 666 nhưng do chát này có độc tính cao và phân hủy chậm nên ngày nay không được sử dụng
HĐ4: Ứng dụng của benzen.
- HS đọc thông tin mục IV ứng dụng và cho biết benzen có những ứng dụng gì? Viết thành sơ đồ?
GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức
I. Tính chất vật lí :
- Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan được nhiều chất, độc, D = 0,9g/ml, nhiệt độ sôi 80oC.
II. Cấu tạo phân tử :
Công thưc cấu tạo
Viết gọn
hoặc
Phân tử benzen có cấu tạo vòng 6 cạnh đều, trong đó có 3 liên kết đơn C-C luân phiên xen kẻ với 3 liên kết đôi C=C.
III. Tính chất hóa học :
1-Tác dụng với oxi:
Benzen cháy trong không khí tạo thành CO2 và hơi nước, muội than.
2 C6H6 +15O2 12CO2 + 6H2O
2 Phản ứng thế với brom:
Benzen có tác dụng với brom và làm mất màu brom, sản phẩm tạo thành là C6H5Br
C6H6 +Br2 (l)C6H5Br +HBr
(Brom benzen)
Lưu í: C6H6 chỉ tác dụng với Br2 nguyên chất (xt Fe, tO), không tác dụng với Br2 trong dung dịch.
3-Phản ứng cộng :
C6H6 + 3H2 C6H12
Ben zen Xiclohexan
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
hexacloran
( 1,2,3,4,5,6-hexacloxiclohexan)
Do cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng.
IV-Ứng dụng:
Benzen
chất dẻo
Thuốc trừ sâu
Phẩm nhuộm
Dược phẩm
Dung môi
Nhiên liệu
4- Củng cố, luyện tập:
1- Viết sơ đồ thể hiện những nội dung chính của bài học về “ Benzen”?
2-Công thức b,d, e đúng, các công thức còn lại đều sai. Sai về vị trí liên kết đôi, vì vòng có 5 cạnh.
3- Tính lương benzen cần dùng theo PTHH bình thường, cuối cùng mới áp dụng hiệu suất tính khối lượng benzen thực tế phải dùng.
Giải: Benzen tác dụng với brom( lỏng hoặc hơi) có mặt bột Fe xúc tác tạo ra brom benzen
PTHH: C6H6 + Br2 (l) C6H5Br (l) + HBr
( Brom benzen)
Từ PTHH ta tìm được khối lượng benzen cần dùng theo lí thuyết, dựa vào hiệu suất ta tìm được khối lượng baezen thực tế phải dùng. ( Lượng chất tham gia thực tế = lượng chất tham gia theo lí thuyết. 100/ H)
C6H6 (l) + Br2 (l) C6H5Br + HBr
78 g 157 g
7,8 g 15,7 g
Theo PTHH cần dùng 7,8 g, vì hiệu suất 80% nên thực tế phải dùng:
.
Bài tập 4: Chỉ có b, c làm mất màu dung dịch brom, vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự etilen và axetilen. Các PTHH
b- CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br.
c- CH3-CCH +Br2 CH3-CBr=CHBr
CH3-CBr=CHBr + Br2 CH3-CBr2-CHBr2
Trường hợp b HS có thể viết: với 1 brom: CH2=CH-CH=CH2 + Br2 "CH2Br-CHBr-CH=CH2.
Thực chất phản ứng sẽ tạo ra 2 sản phẩm: BrCH2-CH=CH-CH2Br (SP chính) và
BrCH2-BrCH-CH=CH2 ( SP phụ )
5- Hướng dẫn sau bài học: Tìm hiểu thành phần, cách chế biến, sản phẩm chế biến dầu mỏ.
1- Cho các chất: (1) (2) (3) (4) (5)
Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là:
A- 2 B- 3 C- 4 D- 5
2- Một số Học sinh viết công thức cấu tạo của benzen như sau:
(a) (b) (c) (d) (e)
Hãy cho biết công thức nào viết đúng, viết sai. Tại sao?
File đính kèm:
- Tiet 50 benzen.doc