Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử; khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá .
- Học sinh hiểu được phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51 bài 32 phản ứng oxi hoá - Khử tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 Bài 32 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
Tuần 26
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử; khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá .
- Học sinh hiểu được phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá
- Học sinh nhận biết được phản ứng oxi hoá - khử; sự oxi hoá; sự khử; chất oxi hoá; chất khử trong 1 phản ứng hoá học .
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Phản ứng oxi hoá - khử là gì ? Thế nào là chất khử ? Chất oxi hoá ? Ta cùng nghiên cứu bài 32
2. Phát triển bài : 36’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
10’
10’
10’
6’
I. Sự khử ; sự oxi hoá :
1. Sự khử :
Xét phản ứng :
CuO + H2 Cu+ H2O
sự khử
Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử
2. Sự oxi hoá :
Xét phản ứng :
CuO +H2 Cu+ H2O
sự oxi hoá
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá
II. Chất khử và chất oxi hoá :
- Chất khử : Là chất chiếm oxi của chất khác
- Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác ( bản thân oxi cũng là chất oxi hoá )
III. Phản ứng oxi hoá - khử :
Xét phản ứng :
Sự oxi hoá
CuO+ H2 Cu + H2O
Chất
oxi hoá
sự khử
Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá
IV. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá - khử :
Phản ứng oxi hoá - khử làm cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trtong luyện kim và trong công nghiệp hoá học
Tìm nhiều biện pháp hạn chế các phản ứng oxi hoá - khử có hại
- Gọi 1 học sinh viết PTHH giữa khí hiđro và CuO ở nhiệt độ cao.
- Hỏi : Trong phản ứng trên H2 đã chiếm oxi của hợp chất nào ?
- Diễn giảng : Trong phản ứng trên đã xảy ra quá trình tách các nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất CuO, ta nói xảy ra sự khử CuO tạo ra Cu.
Trong phản ứng trên đã xảy ra một sự khử oxit kim loại . Vậy sự khử là gì ?
- Kết luận
-Sự oxi hoá là gì ? ( chương 4 bài 25 )
Trong phản ứng trên có xảy ra sự oxi hoá không ?
- Viết 2 phương trình lên bảng :
CuO + H2 Cu + H2O
C + O2 CO2
- Hỏi :
+ Chất nào là chất khử ?
+ Chất nào là chất oxi hoá ? vì sao ?
- Sửa chữa - Kết luận
- Gọi một học sinh lên bảng xác định ( ghi vào phía dưới ) chất khử và chất oxi hoá
- Viết lại PTHH :
CuO + H2 Cu + H2O
Gọi một học sinh lên bảng xác định :
+ Sự khử
+ Sự oxi hoá
+ Chất khử
+ Chất oxi hoá
- Em có nhận xét gì về sự khử và sự oxi hoá trong phản ứng trên ?
- Phản ứng như thế gọi là phản ứng oxi hoá khử . Vậy thế nào gọi là phản ứng oxi hoá khử ?
- Phản ứng oxi hoá - khử có tầm quan trọng như thế nào ?
- Sửa chữa, bổ sung và kết luận
- Nhận xét, bổ sung
- H2 đã chiếm oxi trong CuO
- Quan sát lại phản ứng. Phát biểu khái niệm sự khử : là sự tách oxi ra khỏi hợp chất
- Học sinh phát biểu khái niệm
- Xác định có sự oxi hoá hiđro tạo thành nước
- Xét 2 phản ứng : Xác định chất khử và chất oxi hoá
- Nhận xét, bổ sung
- Cả lớp cùng nhận xét, sửa chữa .
- Nhận xét : 2 quá trình trái ngược nhau nhưng xảy ra cùng một lúc
- Học sinh phát biểu định nghĩa
- Đọc SGK nêu tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá - khử
3. Củng cố : 2’
Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Xét phản ứng :
Fe2O3 + CO Fe + CO2
Đây có phải là phản ứng oxi hoá - khử không ? Vì sao ? Xác định chất khử. Chất oxi hoá ?
5. Dặn dò : 1’
- Giải các bài tập 1,2,3,SGK
- Đọc bài đọc thêm
- Chuẩn bị trước bài 33
File đính kèm:
- Tiết 51 Bài 32 PHẢN ỨNG OXI HOÁ.doc