1/ Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống kiến thức về các loại phản ứng.
- Tính chất hiđro, cách điều chế và thu khí hiđro.
2/ Kĩ năng:
- Phân loại phản ứng. Xác định chất khử, chất oxi hóa.
- Tính toán theo PTHH
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53 tuần dạy: kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53
Tuần dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức:
Củng cố, hệ thống kiến thức về các loại phản ứng.
Tính chất hiđro, cách điều chế và thu khí hiđro.
2/ Kĩ năng:
Phân loại phản ứng. Xác định chất khử, chất oxi hóa.
Tính toán theo PTHH
3/ Thái độ:
- Hs làm bài nghiêm túc
II. MA TRẬN KIỂM TRA:
CHUẨN
MỨC ĐỘ
NỘI DUNG
KIẾN THƯC- KĨ NĂNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Chất khử, chất OXH.
- Kiến thức: Khái niệm chất khử, chất oxi hóa
- Kĩ năng: phân biệt được Chất khử và chất oxi hóa
Câu 1
Các loại phản ứng hóa học
- Kiến thức: Khái niệm các loại PƯ
- Kĩ năng: Phân loại PƯ.
Câu 2
Câu 3
Tính chất, điều chế H2
- Kiến thức: Tính chất hóa học, vật lí của hiđro
- Kĩ năng: Viết được PTHH
Tính thể tích khí ở đktc, khối lượng chất
- Kiến thức: Chuyển đổi giữa m, n, v
- Kĩ năng: Tính V, m
Câu 4
Tổng số câu hỏi
1
1
2
II/ NỘI DUNG ĐỀ:
A. Phần trắc nghiệm ( 3đ )
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ A, B, C, D hay E những câu mà em cho là đúng trong những câu sau: (1,5đ)
Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
Chất chiếm oxi của chất khác là chất chất khử.
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
dd axit HCl; hidro; oxi; phân tử nước
Câu 2: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung vào dấu…….để có câu trả lời hoàn chỉnh:
Để điều chế hidro người ta cho…..(1)…. tác dụng với sắt. Phản ứng này sinh ra khí………...(2)…, hidro cháy tạo ra……(3)….sinh ra nhiều nhiệt (1,5đ)
B. Phần tự luận ( 7đ )
t0
Câu 3: (4đ). Lập PTHH sau đây và cho biết loại phản ứng. Xác định chất khử, chất oxi hóa nếu là phản ứng oxi hoá- khử.
t0
a. Fe + Cl2 FeCl3
t0
b. Fe3O4 + CO Fe + CO2
c. KClO3 KCl + O2
d. Mg + HCl MgCl2 + H2
Câu 4: (3đ)
Cho 6,5 g kẽm vào bình chứa dd axit clohidric
Viết PTPỨ xảy ra
Tính thể tích khí hidro bay ra ( đktc ).
Với lượng hidro trên có thể khử hết bao nhiêu gam Fe2O3
III. Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
A . Phần trắc nghiệm:
B
C
D
dd axit HCl
hidro
phân tử nước
B. Phần tự luận
PTHH hoàn chỉnh:
a/ 2Fe + 3Cl2 t0 FeCl3
Phản ứng hóa hợp
b/ Fe3O4 + 4CO t0 3Fe + 4CO2
phản ứng oxi hóa – khử
Chất khử: CO, chất oxi hoá: Fe3O4
c/ 2KClO3 t0 2KCl + 3O2
phản ứng phân hủy
d/ Mg + 2 HCl MgCl2 + H2
Phản ứng thế
a. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 #
b. Số mol Zn: nZn = = 0,1 (mol )
Theo PTPỨ: nZn = nH2 = 0,1 mol
Thể tích khí hidro bay ra:
VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (l)
c. Fe2O3 + 3H2 t0 2Fe + 2H2O
Theo PTHH: nFe2O3 = nH2
= . 0,1(mol)
Khối lượng Fe2O3 cần dùng:
m Fe2O3 = . 0,1 . 160 = 53,3 (g)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IV/ Kết quả kiểm tra:
Lớp
TSHS
G
K
Tb
Y
k
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
8a1
8a2
K8
VI. Rút Kinh nghiệm:
1/ Ưu điểm::
2/ Khuyết điểm::
Tiết 54
Tuần dạy:
NƯỚC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: biết được:
- Thành phần định tính , định lượng của nước.
- Tính chất của nước: Nước hoà tan nhiều chất, phản ứng với nhiều chất ở đk thường như kim loại ( Na, K..), oxitbazơ ( CaO, Na2O..), oxit axit ( CO2, P2O5..)
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước, cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch..
2.Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh TN phân tích, tổng hợp nước, rút ra nhận xét về thành phần của nước.
- Viết PTHH của nước với một số kim loại, oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết một số dd axit, bazơ cụ thể.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước. Tiết kiệm nước.
II. Trọng tâm:
Thành phần khối lượng các nguyên tố O, H trong nước.
Tính chất hóa học của nước.
Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
III.Chuẩn bị:
- GV: sơ đồ điện phân nước bằng dòng điện và sự tổng hợp nước.
- HS: đọc kĩ nội dung bài
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chứcvà Kiểm diện HS
8A1
8A2
2.Kiểm tra miệng: trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết.
3.Bài mới. Nước được cấu tạo bởi nguyên tố hóa học nào?
HS: Nước được cấu tạo bởi 2 nguyên tố là hidro và oxi.
Vậy nước có thành phần hóa học như thế nào, các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học của nước ( sự phân huỷ nước)
GV: trực quan tranh vẽ và giới thiệu về sự điện phân nước và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Khi có dòng điện một chiều chạy qua nước trên bề mặt điện cực có hiện tượng gì?
Tại cực âm và cực dương hai khí nào được sinh ra ở mỗi điện cực. So sánh thể tích hai khí ?
Viết phương trình biểu diễn sự phân huỷ nước bằng dòng điện.
+HS: Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí
Thể tích khí hidro sinh ra ở cực âm gấp 2 lần thể tích oxi sinh ra ở cực dương.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hóa học của nước ( sự tổng hợp nước)
GV: cho HS xem hình vẽ mô tả TN sự tổng hợp nước.
Yêu cầu HS quan sát nhận xét và trả lời các câu hỏi :
a. Khi đốt cháy hỗn hợp hidro và oxi bằng tia lửa điện, có hiện tượng gì xảy ra?
b. Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không? à Vậycác khí hidro và oxi có phản ứng hết không?
pGV: hỗn hợp hidro và oxi là hỗn hợp nổ
+HS: mực nước trong ống dâng lên và dừng lại ở vạch số 1 à còn dư lại 1 thể tích.
pĐưa tàn đóm đỏ vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì? Vậy khí dư là khí nào?
+HS: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Vậy khí dư đó là oxi
-GV: yêu cầu HS tổng kết ghi PTHH
+HS: Ghi bài.
-GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính:
- Tỉ lệ hóa hợp ( về khối lượng ) giữa hidro và oxi?
- Thành phần % ( về khối lượng ) của hidro và oxi trong nước
HS: a/ Giả sử có 1 mol O2 phản ứng
mH2(pứ) = 2 x 2 = 4(g)
mO2(pứ) = 1 x 32 = 32(g)
tỉ lệ hóa hợp ( về khối lượng ) giữa hidro và oxi là:
=
b/ Thành phần% ( về khối lượng ):
%H = . 100% = 11,1%
%O = 100% - 11,1% = 88,9%
* Hoạt động 3: kết luận về thành phần hoá học của nước.
-GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau :
- Nước là hợp chất tạo bởi thành phần nào? Tỉ lệ hóa hợp với nhau?
Em hãy rút ra CTHH của nước.
+ HS: Thảo luận và tra lời
I. Thành phần hóa học của nước.
1. Sự phân hủy của nước
a. Quan sát thí nghiệm:
b. Nhận xét:
- Khi có dòng điện 1 chiều chạy qua, nước bị phân hủy thành khí hidro và oxi
- Thể tích khí hidro bằng 2 lần thể tích khí oxi
điện phân
PTHH:
2H2O 2H2 # + O2 #
2. Sự tổng hợp nước
a. Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm:
b. Nhận xét:
t0
Khi đốt bằng tia lửa điện hidro vào oxi đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 : 1
PTHH: 2H2 + O2 à 2H2O
3. Kết luận:
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hidro và oxi.
Tỉ lệ hóa hợp giữa hidro và oxi về thể tích là 2 : 1 và tỉ lệ về khối lượng là 8 phần oxi và 1 phần hidro.
Vậy CTHH của nước là H2O
4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Tính thể tích của hidro và oxi ( đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra 7,2 g nước.
GV nhận xét cho điểm HS làm đúng.
Giải: Số mol H2O cần có:
nH2O = = 0,4(mol)
PTHH: 2H2 + O2 t0 2H2O
Theo PTHH: nH2 = nH2O = 0,4 mol
nO2 = nH2O = 0,2 (mol)
Thể tíchchất khí cần lấy ( đktc) là:
VH2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 (l)
VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài và làm BT 1, 2, 3, 4 / 125 sgk
* Chuẩn bị phần còn lại của bài.
Tìm hiểu tính chất hóa học của nước
Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất
Cách bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm
V.Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- t 53, 54.doc