1. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất vật lí của H2SO4.
- Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân
Hiểu được:
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu.)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5035 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 54 bài 33: axit sunfuric - Muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hồng Trường : THPT Thanh Khê
Sinh viên thực hiện : Lương Thị Minh Thùy Năm học: 2012-2013
Ngày soạn : 11//3/2013
Ngày dạy : 16/3/2013
Tiết 54
Bài 33: AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT
A. AXIT SUNFURIC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất vật lí của H2SO4.
- Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân
Hiểu được:
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Say sưa tìm hiểu các kiến thức khoa học.
- HS thấy được ứng dụng, vai trò to lớn của hoá học trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Nội dung bài mới.
- Phiếu học tập.
- Dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm.
Học sinh:
- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
- Chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Làm việc theo nhóm nhỏ.
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2. Kiểm tra bài cũ:
FeS2 " SO2 " SO3 " H2SO4
S
Trả lời:
t0
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Xt,t0
SO2 + 2O2 D 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
SO2 + 2H2S ® 3S¯ + H2O
- Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của axit sunfuric.
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 đặc và kết hợp với sgk nêu tính chất vật lí.
- GV hỏi HS nếu như ta cho nước vào H2SO4 đặc điều gì sẽ xảy ra?
" Lúc đó nước sôi đột ngột, kéo theo những giọt axit bắn tung tóe ra bên ngoài, gây nguy hiểm.
Còn nếu ta làm ngược lại, tức là rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
"Đây chính là cách pha loãng axit đặc an toàn. (Làm thí nghiệm)
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của axit sunfuric.
- GV: Yêu cầu HS nêu tính chất chung của axit và lấy các thí dụ phản ứng minh họa.
- Bổ sung tính oxi hóa của H2SO4 qua phản ứng với kim loại.
- GV cung cấp cho HS H2SO4 đặc cũng có tính axit giống H2SO4 loãng.
- GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong H2SO4?
+ Giải thích vì sao H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh.
- Hỏi HS Cu (kim loại đứng sau hidro) có tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không?
- Thí nghiệm: Biểu diễn Cu tác dụng với H2SO4 đặc. Yêu cầu HS lên viết PTHH, xác định chất khử, chất oxi hóa?
- GV bổ sung cho Hs: do tính thụ động của Al, Fe, Cr người ta dùng các thùng nhôm hay sắt để chuyên chở H2SO4 đặc nguội.
- Hs lên cân bằng PTHH, xác định chất khử, chất oxi hóa của phản ứng sau:
t0
H2SO4 + S " SO2 + H2O
- GV viết PTHH H2SO4 đặc tác dụng với hợp chất.
- GV làm thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
- GV bổ sung cho HS: Do tính háo nước của H2SO4 đặc vì vậy khi pha loãng nó không được rót nước vào H2SO4 đặc.
Hoạt động 3: Bài tập củng cố
Cho các chất sau: Cu,Fe, NaOH, C. Chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. Viết PTPƯ
I. AXIT SUNFURIC
1. Tính chất vật lí: sgk
- Cách pha loãng axit đặc: rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không làm ngược lại.
2. Tính chất hóa học
a. Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng
- Có đầy đủ tính chất hóa học của một axit:
+ Quỳ tím hoá đỏ
+ Tác dụng với bazơ và oxit bazơ
FeO + H2SO4 " FeSO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 " Na2SO4 + 2H2O
Fe(OH)2 + H2SO4 " FeSO4 + 2H2O
+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn
- Tính oxi hóa: do H+
+ Tác dụng với kim loại đứng trước hiđrô
Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2
C.K C.OXH
b. Tính chất của dung dịch H2SO4 đặc
- Tính axit: Giống H2SO4 loãng
- Tính oxi hoá mạnh:
Nguyên tử S trong hợp chất H2SO4 có số oxi hóa là (+6), là số oxi hóa cao nhất của S. Do đó, H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh.
+ Với kim loại: Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt).
Tổng quát:
Kl M+ H2SO4đ, n → M2(SO4)n + SO2 + H2O
(Trừ Au,Pt)
Ví dụ: 2Fe + 6H2SO4 đặc,nóng " Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Với n là số oxi hóa cao nhất của kim loại.
- Ngoài khí SO2 thì đôi khi còn tạo thành S tự do tùy vào nồng độ của axit.(Không tạo thành H2)
Lưu ý: Al, Fe, Cr,… bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
+ Với phi kim: Oxi hóa được nhiều phi kim như: S, P, C...
+ Với hợp chất:
2H2SO4 + 2KBr K2SO4 + Br2 + SO2↑ + 2H2O
2FeO + 4H2SO4 đặc,nóng " Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- Tính háo nước
C12H22O11 12C + 11H2O
- Tiếp theo một phần C bị oxi hóa tiếp:
C + 2H2SO4 ® CO2 + 2SO2 + 2H2O
* H2SO4 đặc rơi vào da gây bỏng nặng.
=> cẩn thận khi tiếp xúc với H2SO4 đặc
Kết luận
- H2SO4 loãng là một axit mạnh.
- H2SO4 đặc là chất oxi hóa mạnh và háo nước.
V. DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập sgk.
- Học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết tiếp theo.
V. ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GV hướng dẫn SV thực hiện
(Ký tên) (Ký tên)
Trần Thị Thúy Hồng Lương Thị Minh Thùy
File đính kèm:
- bai axit sunfuric.docx