I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Về kiến thức:
+ Học sinh biết:
- Tính chất vật lí của axit H2SO4, cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
- Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
+ Học sinh hiểu:
- H2SO4 loãng có tính axit gây bởi ion H+.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 54. Chương: VI. Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 54. Chương: VI.
Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat.
Lớp
Tiết
Ngày dạy
sí số
Kiểm tra miệng
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Về kiến thức:
+ Học sinh biết:
- Tính chất vật lí của axit H2SO4, cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
+ Học sinh hiểu:
H2SO4 loãng có tính axit gây bởi ion H+.
H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh gây bởi gốc SO42-, trong đó S có số oxi hóa cao nhất là +6.
2/ Về kĩ năng:
Kĩ năng pha loãng H2SO4 đặc.
Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất.
Viết phương trình hóa học biểu diễn tính chất của H2SO4.
3/ Về giáo dục:
Say mê, nghiêm túc nghiên cứu khoa học.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Hóa chất: H2SO4 đặc, H2O, Cu, đường saccarozơ. Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, đũa thủy tinh.
III/ Tiến trình:
1/ ổn định lớp: (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
3/ Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
GV: Cho học sinh quan sát bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, yêu cầu học sinh cho nhận xét về tính chất vật lí của H2SO4.
HS: Nhận xét tính chất vật lí của H2SO4.
GV: Chuẩn kiến thức và làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc, yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải cho từ từ axit H2SO4 đặc vào nước mà không được làm ngược lại?
HS: Giải thích cách pha loãng H2SO4 đặc.
GV: Chuẩn kiến thức, giải thích rõ lại tại sao phải cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, chú ý học sinh H2SO4 gây bỏng nặng.
* Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit. Yêu cầu học sinh lên bảng làm thí nghiệm H2SO4 loãng tác dụng với quỳ tím, Cu, Fe, Na2CO3, CuO. Các em khác quan sát, sau đó một em lên bảng viết phương trình phản ứng.
HS: Quan sát thí nghiệm, nêu tính chất của axit H2SO4 loãng, viết phương trình phản ứng.
GV: Chẩn kiến thức.
* Hoạt động 3:
GV: Thông báo ngoài tính axit, H2SO4 đặc còn có tính oxi hóa mạnh, yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của S trong H2SO4, cho nhận xet và giải thích tại sao H2SO4 đặc lại có tính oxi hóa mạnh?
HS: Giải thích tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc.
GV: Chuẩn kiến thức và biểu diễn thí nghiệm C, Cu tác dụng với H2SO4 đặc, yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng.
HS: Quan sát thí nghiệm, viết phương trình phản ứng.
GV: Chuẩn kiến thức và hướng dẫn các em hoàn thành phương trình phản ứng của H2SO4 đặc nóng tác dụng với Fe, S, KBr.
HS: Lên bảng viết phương trình phản ứng.
GV: Chuẩn kiến thức và thông báo một số kim loại như Fe, Al, Cr thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội.
GV: Nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đường saccarozơ. Yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng.
HS: Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng.
GV: Chuẩn kiến thức và lưu ý các em cần hết sức thận trọng khi sử dụng H2SO4 (dễ gây bỏng).
* Hoạt động 4: Củng cố và giao bài tập về nhà (10 phút):
GV: Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng sau:
Fe + H2SO4đ …
FeO + H2SO4đ …
Fe2O3 + H2SO4đ …
KCl + H2SO4đ …
Bài 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
SO2SO3Na2SO4
(1)
H2S (4) (7) (6) (8)
(5)
S H2SO4
HS: Lên bảng làm bài tập.
GV: Chuẩn kiến thức, nhắc nhở các em về làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK và đọc trước phần tiếp theo của bài.
I/ Axit sunfuric:
1/ Tính chất vật lí: (5 phút)
Chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi, tan vô hạn trong nước, tỏa nhiệt nhiều => để pha loãng H2SO4 đặc, phải cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại.
Dung dịch H2SO4 98% có :
D = 1.84g/cm2.
2/ Tính chất hóa học:
a/ Tính chất cả H2SO4 loãng: (7 phút).
- H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của một axit:
+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng H2:
H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2
+ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ:
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + CaO CaSO4 + H2O.
+ Tác dụng với muối:
H2SO4+ Na2CO3 Na2SO4+ CO2+ H2O.
b/ Tính chất của H2SO4 đặc: (15 phút)
+ Tính oxi hóa mạnh:
Tác dụng với kim loại:
n: là hóa trị cao nhất của kim loại M.
Một số kim loại thụ động trong H2SO4 đặc nguội: Fe, Al, Cr.
VD:
2H2SO4đ + CuCuSO4+ SO2 + 2H2O.
2Fe + 6H2SO4đ Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O.
Tác dụng với phi kim:
C, S, P tác dụng với H2SO4đ tạo ra hợp chất trong đó chúng có số oxi hóa cao nhất:
C + 2H2SO4đ CO2 + 2SO2 + 2H2O.
2P+5H2SO4đ2H3PO4+ 5SO2+ 2H2O
- Tác dụng với hợp chất có tính khử:
VD: 2FeO + 4H2SO4đ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
2Fe3O4 + 10H2SO4đ 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O.
H2S + H2SO4đ S + SO2 + 2H2O.
+ Tính háo nước:
- H2SO4 đặc hấp thụ nước mạnh. Nó cũng hấp thụ nước từ các gluxit:
VD: nhỏ H2SO4 đặc vào saccarozơ:
C12H22O11 12C +11H2O
Một phần C sinh ra bị oxi hóa thành CO2:
C + 2H2SO4CO2 + 2SO2+ 2H2O
=> Cần thận trọng khi sử dụng H2SO4 vì dễ gây bỏng da.
Bài 1:
2Fe+6H2SO4đFe2(SO4)3+3SO2+6H2O
2FeO+4H2SO4đFe2(SO4)3+SO2+4H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O 2KCl+ 2H2SO4đ K2SO4 + Cl2+ SO2 + 2H2O.
Bài 2: (1): 2H2S+ 3O22SO2+ 2H2O
(2): 2SO2+ O2 2SO3.
(3): SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
(4): SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
(5): S + H2 H2S
(6): SO3 + H2O H2SO4
(7): 2H2SO4+ CuCuSO4+ SO2+ 2H2O (8): H2SO4+ 2NaOH Na2SO4+ 2H2O .
File đính kèm:
- bai 33CBt1.doc