Bài giảng Tiết 55 – bài 45: axit axetic (c2h4o2 = 60)

1/ Kiến thức :

- Biết được: Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo phân tử của axit axetic.

- Biết được tính chất vật lí, hóa học cơ bản của axit axetic.

- Thấy được một số ứng dụng chính của axit axetic trong đời sống và công nghiệp.

- Biết các phương pháp điều chế axit axetic trong đời sống và công nghiệp.

 2/ Kĩ năng:

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55 – bài 45: axit axetic (c2h4o2 = 60), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn: / 3 / 2012. Ngày giảng: / 03 / 2012. TIẾT 55 – BÀI 45: AXIT AXETIC (C2H4O2 = 60) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được: Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo phân tử của axit axetic. - Biết được tính chất vật lí, hóa học cơ bản của axit axetic. - Thấy được một số ứng dụng chính của axit axetic trong đời sống và công nghiệp. - Biết các phương pháp điều chế axit axetic trong đời sống và công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về các đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Viết được phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học của axit axetic. - Phân biệt axit axetic với etanol và chất lỏng khác. - Tính nồng độ hoặc khối lượng axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mô hình phân tử các dạng; tranh vẽ hình 5.4 /140; 5.5 /141. - Hóa chất thí nghiệm: CH3COOH; C2H5OH; H2SO4(đ); NaOH; quỳ tím; Zn; CuO; ..... - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sắt, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, ống dẫn khí, ... 2/ Học sinh: - Đọc trước bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Làm bài tập số 4 + 5 / 139? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức GV HS ? HS GV HS 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu lọ thủy tinh đựng dung dịch CH3COOH. Quan sát, nhận xét. Tính chất vật lí của Axit Axetic? Trả lời, nhận xét. Giới thiệu thêm một số tính chất vật lí khác của Axit Axetic. Nghe, nhận xét, ghi vở. I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Axit Axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. GV ? HS GV ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Chia các nhóm và hướng dẫn học sinh lắp ghép mô hình phân tử Axit Axetic dạng rỗng. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử Axit Axetic? Trả lời, nhận xét. Bổ sung và kết luận: Nhóm – OH liên kết với nhóm – C = O tạo thành nhóm – COOH. Nhóm – COOH này làm phân tử Axit Axetic có tính axit. Công thức cấo tạo của Axit Axetic? Trả lời, nhận xét, ghi vở. Bổ sung, kết luận. II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ: *) CTCT: H O H C C H O H *) Thu gọn: CH3COOH. *) Kết luận: Trong phân tử Axit Axetic có nhóm – OH liên kết với nhóm – C = O tạo thành nhóm – COOH (nhóm cacboxyl). Chính nhóm – COOH này làm Axit Axetic có tính axit. GV HS GV ? HS GV HS ? HS GV HS 3/ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của Axit Axetic: Tiến hành các thí nghiệm, quan sát, nhận xét và kết luận. Bổ sung, kết luận. Viết các phương trình hóa học? Viết phương trình, nhận xét, ghi vở. Biểu diễn thí nghiệm giữa rượu etylic với axit axetic. Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. Quan sát, nhận xét. Viết PTHH của phản ứng? Viết phương trình, nhận xét. Giới thiệu: Sản phẩm của phản ứng giữa rượu etylic và axit axetic là Etyl Axetat là một hợp chất thuộc loại este. Phản ứng xảy ra giữa rượu Etylic và Axit Axetic được gọi là phản ứng Este hóa. Nghe, nhận xét và ghi vở. III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1/ Axit Axetic có tính chất của axit không? - Axit Axetic là một axit hữu cơ có đầy đủ tính chất của một axit yếu. *) PTHH: - Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt. CH3-COOH(dd) + NaOH(dd) CH3-COONa(dd) + H2O(l). 2 CH3-COOH + Na2CO3 2 CH3-COONa(dd) + CO2(k) + H2O(l). 2 CH3-COOH + Zn (CH3-COO)2Zn (dd) + H2(k). 2/ Axit Axetic có tác dụng với rượu Etylic không? - Axit Axetic phản ứng được với rượu Etylic tạo ra Etyl Axetic: - PTHH: CH3-COOH(dd) + HO-C2H5(dd) CH3-COOC2H5(dd) + H2O(l) ( Etyl axetat ) - Sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit được gọi là este. - Phản ứng xảy ra giữa rượu Etylic và Axit Axetic được gọi là phản ứng Este hóa. GV ? HS GV HS 4/ Hoạt động 4: Giới thiệu sơ đồ/142. Trình bày những ứng dụng quan trọng của Axit Axetic? Trả lời, nhận xét. Giới thiệu và kể thêm một số ứng dụng khác của Axit Axetic Nghe, nhận xét, liên hệ thực tế, ghi vở. IV/ ỨNG DỤNG: - Axit Axetic được dùng để: + Dùng để sản xuất tơ sợi, chất dẻo, hóa chất trong phòng thí nghiệm, ... + Làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, ... + Dùng pha chế giấm ăn. GV HS 5/ Hoạt động 5: Giới thiệu các phương pháp thường dùng để điều chế Axit Axetic trong đời sống và trong công nghiệp. Nghe, nhận xét, liên hệ thực tế, ghi vở. V/ ĐIẾU CHẾ: - Các phương pháp điều chế Axit Axetic: + Phương pháp lên men giấm từ rượu Etylic: CH3 – CH2 – OH(dd) + O2(k) CH3 – COOH(dd) + H2O(l). + Oxi hóa Butan: 2 C4H10(k) + 5 O2 (k) 4 CH3 – COOH(dd) + H2O(l). 4. Tổng kết- đánh giá. ? Đặc điểm cấu tạo phân tử Axit Axetic? ? Tính chất lí, hóa học của Axit Axetic? Viết PTHH minh họa? ? Ứng dụng cơ bản của Axit Axetic? Các phương pháp điều chế Axit Axetic? ? Bài tập: Làm bài tập số 2, 4/143? 5. Hướng dẫn về nhà. - HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7 /143. - Chuẩn bị bài tiếp theo "Mối liên hệ giữa Etilen, Rượu Etylic và Axit Axetic " –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn: / 3 / 2012. Ngày giảng: / 03 / 2012. TIẾT 56 – BÀI 46: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Hiểu được và trình bày được sơ đồ mối liên hệ giữa Etilen, rượu Etylic, Axit Axetic và Etyl Axetat. Viết được các phương trình hóa học minh họa. - Giải thích được sự liên quan về tính chất hóa học của các chất có liên quan trong sơ đồ chuyển hóa theo mối liên hệ đó. 2/ Kĩ năng: - Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các mối liên hệ. - Tính hiệu suất của phản ứng este hoá, tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hơp. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Sơ đồ mối liên hệ giữa Etilen, rượu Etylic và Axit Axetic / 144. - Bảng phụ, phiếu học tập. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: (tiến hành trong giờ) 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV HS ? ? HS GV HS 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ mối liên hệ giữa Etilen, rượu Etylic và Axit Axetic. Quan sát, nhận xét. Trình bày mối liên hệ giữa Etilen, rượu Etylic và Axit Axetic? Viết các PTHH minh họa cho sơ đồ chuyển đổi trên? Trả lời, viết PTHH, nhận xét. Bổ sung, kết luận. Nghe, ghi vở. I/ SƠ ĐỒ LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC: - Sự chuyển đổi giữa Etilen, rượu Etylic, Axit Axetic và Etyl axetat được biểu diễn bằng sơ đồ sau: ETYL AXETAT AXIT AXETIC ETILEN RƯỢU ETYLIC Rượu Etylic Nước + Oxi H2SO4 đặc, to Men giấm Axit - PTHH minh họa: 1/ C2H4(k) + H2O(l) C2H5 – OH(dd). 2/ C2H5 – OH(dd) + O2(k) CH3 – COOH(dd) + H2O(l). 3/ CH3 – COOH(dd) + HO – C2H5(dd) CH3 – COOC2H5(dd) + H2O(l). GV HS 2/ Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần b, bài tập số 1 / 144. Làm bài, báo cáo, nhận xét. II/ BÀI TẬP: 1/ Bài tập 1/ 144: a/ Theo sơ đồ trên. b/ PTHH: CH2 = CH2 + Br2 Br – CH2 – CH2 – Br. (Etilen Bromua) n(CH2 = CH2) (– CH2 – CH2 –)n. (Poli Etilen – PE) GV HS GV HS GV 3/ Hoạt động 3: Hướng dẫn các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra cách giải bài tập. Thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của đề bài. Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập Trình bày, báo cáo và nhận xét. Nhận xét, cho điểm. 2/ Bài tập 2 / 144: - Các phương pháp có thể dùng: + Dùng quỳ tím. + Dùng NaOH (hoặc bazơ khác). + Dùng Na2CO3 (hoặc muối khác). GV HS GV HS ? HS GV 4/ Hoạt động 4: Hướng dẫn các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra cách giải bài tập: Xác định CTPT của A, B, C. Thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của đề bài. Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập Trình bày, báo cáo và nhận xét. Viết CTCT của các chất đó? Viết CTCT theo kiến thức đã được học qua các bài trước. Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài tập 3 / 144: - Chất A và C tác dụng được với Na A và C có thể là C2H6O hoặc C2H4O2 (vì C2H4 không tác dụng được với Na). - Chất B ít tan trong nước B là C2H4 (vì C2H6O và C2H4O2 tan vô hạn trong nước). - Chất C tác dụng được với Na2CO3 C là C2H4O2 (vì C2H6O và C2H4 không tác dụng được với Na2CO3). Chất A là C2H6O. GV GV 5/ Hoạt động 5: HD học sinh tính toán, giải bài tập 4/144 với một số bước: - Tính khối lượng C và H. - Tính và so sánh khối lượng C và H trong sản phẩm với khối lượng hợp chất ban đầu theo đề bài ra. HD học sinh gọi công thức tổng quát. Tính và biện luận để tìm ra đáp án đúng là C2H6O. 4/ Bài tập 4/144: a/ Tính khối lượng C có trong 44 (g) CO2: mC = = 12 (g). - Tính khối lượng H có trong 27 (g) H2O: mH = = 3 (g). - Mà ta biết rằng khối lượng C và H trong các sản phẩm chính là lượng C và H có trong 23 (g) hợp chất hữu cơ A. Trong 23 (g) hợp chất hữu cơ A có 12 (g) C và 3 (g) H. - Ta có: mC + mH = 12 + 3 = 15 (g) < 23 (g) Vậy, A gồm 3 nguyên tố là C, H và O, trong đó có: mO = 23 – 15 = 8 (g). b/ Gọi CTPT của A là CxHyOz. Ta có: x : y : z = : : = : : = = 1 : 3 : 0,5 = 2 : 6 : 1. CT đơn giản của A là (C2H6O)n (n 1). - Vì: dA/H= = 23 MA = 23 x 2 = 46. (C2H6O)n = 46 (g) n = 1. CTPT của A là: C2H6O. GV GV HS GV 6/ Hoạt động 6: HD học sinh xác định số mol C2H4 và C2H6O. Từ đó dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng để xác định hiệu suất H %. Yêu cầu 1 - 2 học sinh báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập Trình bày, báo cáo và nhận xét. Nhận xét, cho điểm. 5/ Bài tập 5/ 144: *) nCH = = 1 (mol). *) nCHO = = 0,3 (mol). *) PTHH: C2H4(k) + H2O(l) C2H6O(dd). Theo PT: 1 mol 1 mol Theo ĐB: 1 mol 0,3 mol - Hiệu suất 100 % thu được 46 (g) C2H6O. Hiệu suất H % thu được 18,3 (g) C2H6O. H % = . 100 % = 30 %. IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo: "Chất béo". - Yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sách Bài tập Hóa học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 55 + 56 - BÀI 45 + 46 - AXIT AXETIC, MỐI LIÊN HỆ GIỮA C2H4, C2H6O, C2H4O2.doc
Giáo án liên quan