I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Học sinh phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện với các động vật nói chung và thú nói riêng.
Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.
2.Kỹ năng
- Rèn khả năng tư duy, suy luận.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56 hoạt động thần kinh cấp cao ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24/3/2010
Tiết 56 Hoạt động
thần kinh cấp cao ở người.
I/ Mục tiêu của bài học
1.Kiến thức
- Học sinh phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện với các động vật nói chung và thú nói riêng.
Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.
2.Kỹ năng
- Rèn khả năng tư duy, suy luận.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hoá.
II/Phương pháp :Phương pháp trực quan kết hợp với hỏi đáp đàm thoại
III/ Chuẩn bị: GV :Tranh cung phản xạ, tranh các vùng của vỏ não.
HS : Vở ghi +sgk
IV) Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
9A
9B
2/ Kiểm tra :(12’) - Phản xạ là gì? Phân biệt 2 loại phản xạ? Cho ví dụ?
- Nêu chức năng các vùng của vỏ não?
3/ Bài mới
Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Ghi bảng
10’
8’
7’
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục I- SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ ở người có thể thành lập phản xạ có điều kiện từ khi nào? Nêu ví dụ?
+ ức chế phản xạ có điều kiện xuất hiện khi nào?
+ Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập PX mới và ức chế các PX cũ?
- GV nhấn mạnh: Khi PXCĐK không được củng cố đ ức chế sẽ xuất hiện.
- GV hỏi tiếp:
+ Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người giống và khác ĐV những điểm nào?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục II- SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
Hoạt động 3:
- GV phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá, … có đặc điểm chung
đ Xây dựng khái niệm động vật.
- GV tổng kết kiến thức.
I/ Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
- HS nghiên cứu< mục I- SGK, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* ở người, PXCĐK được hình thành từ rất sớm, trẻ càng lớn số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều và phức tạp.
* Những phản xạ có điều kiện không còn phù hợp đ Xuất hiện ức chế.
* Thành lập và ức chế PXCĐK ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hoá.
II/ Tìm hiểu: Vai trò của tiếng nói, chữ viết.
- HS nghiên cứu< mục II- SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao.
* Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
III/ Tìm hiểu: Tư duy trừu tượng
- HS nghiên cứu < mục III , lắng nghe đ Ghi nhớ kiến thức:
* Nhờ ngôn ngữ, con người đã trừu tượng hoá các sự vật, hiện tượng cụ thể. Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
* Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá đ Là cơ sở của tư duy.
4/ Củng cố bài học : (4’)
- HS đọc kết luận SGK- Tr171.
- GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài .Yêu cầu HS trả lời
+ ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống?
+ Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống?
5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà : (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-171.
- Ôn tập toàn bộ chương: Hệ thần kinh.
- Đọc bài 54.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :26/3/2010
Tiết 57 Vệ sinh hệ thần kinh.
I/ Mục tiêu của bài học
1.Kiến thức
- Học sinh hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Phân tích được ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Hiểu rõ tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.
2.Kỹ năng
- Rèn khả năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế và kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ. Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung bảng 54.
III/Phương pháp :Phương pháp hỏi đáp đàm thoại
IV) Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
9A
9B
2/ Kiểm tra :(12’) - ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống? - Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống?
3/ Bài mới
Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- ghi bảng
10’
8’
7’
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể?
+ Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ ?
- GV thông báo bản chất của giấc ngủ và đưa số liệu về nhu cầu ngủ ở các độ tuổi khác nhau.
- GV hỏi tiếp:
+ Muốn có giấc ngủ tốt cần có những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Tại sao không nên làm việc quá sức?
+ Tại sao không nên thức quá khuya?
- GV gọi HS đọc to< mục II- SGK.
- GV hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoang thành bảng 54- Tr172.
- GV kẻ bảng 54, gọi HS lên điền
- GV hoàn thiện kiến thức.
I/ Tìm hiểu: ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- HS thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể.
* Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
* Biện pháp để có giấc ngủ tốt:
+ Cơ thể sảng khoái.
+ Chỗ ngủ thuận tiện.
+ Không dùng các chất kích thích như chè, cà phê, …
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.
II/ Tìm hiểu: Lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Lao động và nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh..
* Biện pháp:
+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày
+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
+Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
III/ Tìm hiểu: Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
- HS thảo luận nhóm đ Hoàn thiện bảng 54- TR 172.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 54, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
đ Rút ra kết luận.
Bảng 54. Các chất có hại đối với hệ thần kinh
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
- Rượu
- Nước chè, cà phê
- Hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém.
- Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ.
Chất gây nghiện
- Thuốc lá
- Ma tuý
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách,…
4/ Củng cố bài học : (5’)
- HS đọc kết luận SGK- Tr173.
-GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài ,yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần có những điều kiện gì?
+ Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm đến những vấn đề
5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bàivề nhà(1’) :
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-173.Tìm hiểu về hệ nội tiết.
V.Rút kinh nghiệm giờ dạy .
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 56- 57.doc