Bài giảng Tiết 57 luyện tập : oxi và lưu huỳnh

A: MỤC TIÊU:

Học sinh nắm được :

-Oxi và lưu huỳnh là nhữnh nguyên tố có tính phi kim mạnh, tính OXH của oxi mạnh hơn của lưu huỳnh.

-Hai dạng thù hình của oxi là O2 và O3

-Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất của lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái số OXH của nguyên tố lơu huỳnh trong hợp chất.

 

doc16 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 57 luyện tập : oxi và lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26/3/2007 Tiết 57 Luyện tập : oxi và lưu huỳnh A: Mục tiêu: Học sinh nắm được : -Oxi và lưu huỳnh là nhữnh nguyên tố có tính phi kim mạnh, tính OXH của oxi mạnh hơn của lưu huỳnh. -Hai dạng thù hình của oxi là O2 và O3 -Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất của lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái số OXH của nguyên tố lơu huỳnh trong hợp chất. B.Chuẩn bị: -GV: Bảng thống kê tính tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh, Các phiếu học tập -HS: SGK C.Tiến trình dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Ôn tập về oxi , lưu huỳnh -GV:Phát phiếu học tập cho các nhóm hs trả lời các câu hỏi sau: 1,Hãy viết cấu hình electron của Oxi và lưu huỳnh, cho biết độ âm điện của oxi và lưu huỳnh. 2, Dựa vào cấu hình electron có thể dự đoán tính tính chất hoá học cơ bản của chúng, dẫn ra các phản ứng minh hoạ -GV: Nhận xét và kết luận kết quả trả lời của từng nhóm. Hoạt động 2:Ôn tập các hợp chất của lưu huỳnh. -GV: Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm học sinh: 1,Tính chất hoá học cơ bản của H2S là gì? Giải thích vì sao H2S lại có các tính chất đó , dẫn ra các phản ứng để minh hoạ? 2, Nêu tính chất hoá học cơ bản của SO2? Giải thích? Mỗi tính chất dẫn ra một VD minh hoạ? Hoạt động 3: Các bài tập rèn kĩ năng Bài 1: (SGK-146) -GV:Hướng dẫn nêu cách làm -Xác định số OXH của các chất trong ptpư. -Kết luận về vai trò của các chất trong ptpư. -Chọn phương án đúng Bài 2: (SGK-146) ( Tương tự bài 1) -GV : hướng dẫn hs thực hiện và kết luận Bài 3:(SGK-146) GV:Hướng dẫn -Xác định số OXH của S trong H2SO4 và H2S , so sánh với các số OXH còn lại của S. -Nhận xét về tính chất trong các pư? Bài 4,5 (SGK-146,147 ) GV: hướng dẫn Hs thực hiện các -Nhận xét và kết luận Hoạt động 4: Củng cố Nêu tính chất của O2, S, H2S, SO2 Hoạt động 1:Ôn tập về oxi , lưu huỳnh -Từng nhóm học sinh thảo luận và trả lời các cấu hỏi của phiếu học tập,nhận xét . 8O: 1s22s22p4 c = 3,98 16S: 1s22s22p63s23p4 c = 2,58 -Oxi có tính OXH mạnh -Lưu huỳnh vừa có tính OXH, vừa có tính khử. (Các ptpư) Hoạt động 2:Ôn tập các hợp chất của lưu huỳnh. -Tính chất hoá học của H2S + Là một axit ( tác dụng với dd NaOH cho muối trung hoà và muối axit) +Là một chất khử (Td với O2 ) -T/c của SO2 : + là một oxit axit (Td vơi dd NaOH cho hai loại muối ). +Là chất khử (Td với chất OXH mạnh ) + Là một chất OXH ( Td với khử mạnh ). (Các ptpư ) Hoạt động 3: Các bài tập rèn kĩ năng Bài 1: (SGK-146) +6 -1 0 -2 H2SO4đ + 8HI đ 4I2 +H2S +4H2O -Vai trò : H2SO4 là chất OXH HI là chất khử -Kết luận : Chọn ĐA D Bài 2: (SGK-146) ( Tương tự bài 1) Kết luận: 1, C 2, B Bài 3:(SGK-146) -Trong H2SO4 S có số OXH +6 là số OXH cao nhất của S .Vậy trong các pư chỉ có thể nhận electro nên chỉ thể hiện tính OXH -Trong H2S s có số OXH -2 là số OXH thấp nhất . Vậy trong các pư chỉ có thể nhương electron nên chỉ thể hiện tính khử ( Các ptpư ) Bài 4,5 (SGK-146,147 ) ( Hs trả lời các câu hỏi và giải thích) D.phần bổ sung của môi GV. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 26/3/2007 Tiết 58 Luyện tập : OXi và lưu huỳnh (tiếp) A.Mục tiêu: -Nắm được tính chất của axit sunfuric đặc và loãng, viết các ptpư chứng minh. Cách nhận biết ion sunfat -Vận dụng làm các bài tập áp dụng tính chất của axit và muối sunfat B.Chuẩn bị:Các phiếu học tập Thí nghiệm: H2SO4 đ,l tác dụng với Mg, Cu, BaCl2 C. Tiến trình dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn tập về tính chất của H2SO4 -GV:Phát phiếu học tập cho từng nhóm hs trả lời các câu hỏi: 1,-Nêu tính chất hoá học của H2SO4 l . Mỗi t/c viết một ptpư minh hoạ? -Nhận xét vai trò của axit trong mỗi pư đó? 2,-Nêu tính chất của H2SO4đ? Viết các ptpư chứng minh? -So sánh t/c của H2SO4đ và H2SO4 l Hoạt động 2: Bài tập viết các ptpư Viết các ptpư xảy ra (nếu có) khi cho H2SO4đ, H2SO4l tác dụng vơi các chất sau: Ag. Fe(OH)2, Fe3O4, Na2CO3,Zn, Ba(OH)2 -GV: hướng dẫn hs viết các ptpư -Nhận xét các ptpư Hoạt động 3: Làm bài tập 8- SGK-147 -Viét các ptpư? -Tính số mol các chất? -Lập hệ ptpư Hoạt động 4: Nhận biết ion sunfat -Thuốc thử để nhận biết ion sunfat? -Hiện tượng ? -Viết các ptpư? -Làm bài 6 SGK-147 * GV: Hướng dẫn hs thực hiện Hoạt động 5: Bài tập Chia hh hai kim loại Al và Fe thành hai phần bằng nhau. -Phần 1 cho td hết với dd H2SO4 l thu được 5,56 l khí (đktc ) - Phần 2 cho td vơi dd H2SO4 đ nóng 6,72 l khí SO2 (đktc ) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu. -GV: hướng dẫn hs thực hiện + Viết ptpư + Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hh Hoạt động 6: Củng cố Nêu tính chất hoá học của H2SO4 đ,l và so sánh t/c của hai axit này Hoạt động 1: Ôn tập về tính chất của H2SO4 Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi Viết các ptpư minh hoạ. Làm TN chứng minh các tính t/c đó Hoạt động 2: Bài tập viết các ptpư -HS thảo luận nhóm viết các ptpư -Lên bảng trình bày -Nhạn xét các pư (Các ptpư) Hoạt động 3: Làm bài tập 8- SGK-147 Zn + S ZnS (1) Fe + SFeS (2) ZnS + H2SO4 đ ZnSO4 + H2S (3) FeS + H2SO4 đ FeSO4 +H2S (4) Gọi số mol Fe =x, số mol Zn = y Ta có hệ Hoạt động 4: Nhận biết ion sunfat -Hs trả lơi câu hỏi , viết các ptpư -Bài 6 SGK-147 -Chọn BaCl2 cho vào mỗi mẫu thử ,mẫu nào không có hiện tượng gì là dd HCl , hai mẫu có kết tủa trắng là H2SO4và H2SO3 -Cho dd HCl vào hai mẫu kết tủa mẫu nào tan là BaSO3 vậy axit tương ứng là H2SO3 còn lại là H2SO4 ( Các ptpư ) Hoạt động 5: Bài tập Gọi số mol Fe = x, số mol Al = y -Cho hh td với H2SO4 l có pư: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2) - Co hh td vơi dd H2SO4 đ, nóng có pư: 2Fe + 6H2SO4→ Fe2(SO4)3+ 3SO2 + 6H2O (3) 2Al + 6 H2SO4→Al2(SO4)3 +3SO2+6H2O (4) % m D.phần bổ sung của mỗi GV: Tiết 59 bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh Ngày soạn: 01/04/2007 I. Mục tiêu: - Củng cố các thao tác thí nghiệm an toàn, kĩ năng thí nghiệm, quan sát hiện tượng - Khắc sâu tính chất của H2S, H2SO4, SO2 II. Chuẩn bị: Giáo viên: 9 Bộ ống nghiệm, FeS, đinh sắt, đồng, khí oxi, dd HCl, … Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Điều chế và chứng minh tính khử của H2S - Lắp dụng cụ theo SGK. Đốt khí H2S, quan sát hiện tượng và giải thích - Sau đó lấy tấm kính để trên ngọn lửa , quan sát hiện tượng và giải thích? Nêu vai trò của các chất trong PTPƯ Điều chế và chứng minh tính chất hoá học SO2 - Lắp dụng cụ giống điều chế H2S. - Sau khi thấy khí SO2 bay ra sục vào dung dịch KMnO4, quan sát hiện tượng, giải thích - Sục SO2 bay ra vào dung dịch có H2S, quan sát hiện tượng, giải thích Tính háo nước của H2SO4 đặc - Nhỏ vài giọt axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm, cho mẩu Cu vào và đun nóng, quan sát hiện tượng xảy ra? - Cho vài giọt axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm có sẵn một ít đường và quan sát Víêt tường trình thí nghiệm Tiết 60 Kiểm tra 45 phút bài số 2 Ngày soạn: 09/04/2007 I. Mục tiêu: - Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh qua chương, trên cơ sở đó có phươn gpháp dạy học phù hợp cho học sinh ở các chương sau II. Chuẩn bị: Giáo viên: Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định 2. Đề bài Tiết 61 Tốc độ phản ứng hoá học Ngày soạn: 09/04/2007 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Học sinh biết: - Tốc độ phản ứng hoá học là gì? - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Học sinh hiểu: - Tại sao những yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, nồng độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng - Tính tốc độ trung bình của phản ứng và vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ của phản ứng II. Chuẩn bị GV: lưu huỳnh bột, oxi, … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Khái niệm - TN: Gv làm thí nghiệm khi cho + BaCl2 + H2SO4 và Na2S2O3 + H2SO4 cho học sinh quan sát và nhận xét sự tạo thành kết tủa của 2 phản ứng - Tốc độ phản ứng là gì? Cách xác định tốc độ phản ứng? Hoạt động 2: Tốc độ trung bình của phản ứng - Bt: Cho HCl tác dụng với NaOH, sau 15 phút người ta thấy nồng độ của NaCl sinh ra là 1M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trên? Dựa vào ví dụ SGK cho biết sự biến đổi tốc độ trung bình của phản ứng theo thời gian? Hoạt động 3: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - Nêu các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? - Quan sát thí nghiệm khi cho 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M tác dụng với hai cốc đựng Na2S2O3 có nồng độ lần lượt là 0,1 M và 0,05M I. Khái niệm về tốc độ phản ứng 1. Thí nghiệm 2.Nhận xét: Tốc độ phản ứng là sự biến đổi nồng độ của một trong các chất trong phản ứng hay trong sản phẩm trong một đơn vị thời gian Chất phản ứng đ sản phẩm - Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm 3. Tốc độ trung bình của phản ứng Xét phản ứng Ađ B.Tại thời điểm t1 nồng độ của A và B là C và C'.Tại thời điểm t2 nồng độ của A và B là C1và C'1. Tốc độ trung bình phản ứng tính theo chất A là: vì C> C1 Tốc độ trung bình phản ứng tính theo chất B là: và C1'> C' - Tốc độ trung bình của phản ứng giảm dần thao thời gian. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1. ảnh hưởng của nồng độ - Khi tăng nồng độ của các chất phản ứng, thì tốc độ của phản ứng tăng. IV. Củng cố- HDVN: Cho phản ứng A+ B đ C. Nồng độ ban đầu của A và B là 1M. Sau 10 phút thấy nồng độ của C là 0,15M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo A. Tiết 62 Tốc độ phản ứng hoá học Ngày soạn: 09/04/2007 I. Mục tiêu: ( tiết 61) II. Chuẩn bị GV: lưu huỳnh bột, oxi, … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tốc độ phản ứng là gì? - Cho phản ứng A+ B đ C. Nồng độ ban đầu của A và B là 1M. Sau 10 phút thấy nồng độ của C là 0,15M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo C. Hoạt động 2: các yếu tố ảnh hưởng - Khi áp suất biến đổi thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào? - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng không? vì sao? - TN lấy 2 viến đá vôi, có cùng khối lượng. Viên thứ nhất đập nhỏ vụn ra. viên thứ hai để nguyên. Sau đó cho vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl. Quan sát khí sinh ra ở hai ống nghiệm? Rút ra kết luận? và giải thích - Lấy 2 ống nghiệm đều đựn H2O2. ống 1 cho thêm một ít MnO2, ống 2 thì không. Quan sát khí bay ra. Rút ra kết luận? - Chất xúc tác là gì? Vai trò của chất xúc tác? Hoạt động 3. ý nghĩa của tốc độ phản ứng - Tốc độ phản ứng có ý nghĩa thực tiễn gì? Nêu ví dụ - Để tăng tốc độ của phản ứng ta áp dụng những biện phán kĩ thuật nào? II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 2. ảnh hưởng của áp suất - Đối với phản ứng chất khí, khi áp suất tăng tốc độ phản ứng tăng VD. 2HI ( k)đ H2(k) + I2 ( k) Nếu pHI=1atm thì = 1,22.10-8 mol/lit.s Nếu pHI=2atm thì = 4,48.10-8 mol/lit.s 3. ảnh hưởng của nhiệt độ - Nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng. 4. ảnh hươngt của diện tích bề mặt - Khi diện tích bề mặt tăng, thì tốc độ phản ứng tăng. 5. ảnh hưởng của chất xúc tác - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ của phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. - Có những chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng có những chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng ( chất ức chế) III. ý nghĩa thực tiến của tốc độ phản ứng IV. Củng cố và HDVN: Bài tập GSK Tiết 63 bài thực hành số 6 tốc độ phản ứng hoá học Ngày soạn: 14/05/2007 I. Mục tiêu – Biết được mục đích, cách thực hiện các thí nghiệm. + ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. + ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. + ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng. + ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học. – Biết sử dụng dụng cụ, hoá chất thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm trong bài. – Quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra, viết PTHH của phản ứng. II. Chuẩn bị 1. Dụng cụ và hoá chất : Như hướng dẫn trong SGV. 2. Học sinh: Ôn tập những nội dung kiến thức có liên quan đến tiết thực hành. III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng - Lấy 2 ống nghiệm: ống 1 cho 2 ml HCl, ống 2 cho 1 ml HCl và 1 ml nước. Cho đồng thời vào hai ống hai viện kẽm bằng nhau. Quan sát hiện tượng , giải thích ? ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng - Lấy hai ống nghiệm mỗi ống chứa 2 ml Na2S2O3. ống 1 để ở nhiệt độ bình thường, ống 2 cho vào cốc nước nóng một thời gian. Sau đó cho đồng thời vào hai ống nghiệm 1 ml H2SO4 loãng. Quan sát kết tủa ở hai ống nghiệm? Kết luận? ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng - Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml HCl loãng. Lấy hai viên đá vô bằng nhau. Viện 1 để nguyên, viên thứ hai đập thật nhỏ sau đó cho đồng thời vào hai ống nghiệm? Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận hiện tượng xảy ra? Víêt tường trình thí nghiệm Tiết 64 cân bằng hoá học Ngày soạn: 22/04/2007 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Học sinh hiểu: - Cân bằng hoá học là gì? - Hằng số cân bằng là gì? ý nghĩa của hằng số cân bằng. - Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng và các yếu tố như: nồng độ, nhiệt độ... ảnh hưởng đến cân bằng hoá học như thế nào? 2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng - Học sinh vận dụng thành thạo nguyên lí chuyển dịch cân bằng cho một cân bằng hoá học - Sử dụng biểu thức hằng số cân bằng để tính toán. II. Chuẩn bị GV: ống nghiệm đựng khí NO2 và cốc nước đá và nước nóng. III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Cho phản ứng: N2O4đ2NO2 2NO2đN2O4 Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và tính tốc độ của 2 phản ứng trên. khi tốc độ của 2 phản ứng bằng nhau xảy ra hiện tượng gì? Hoạt động 2:Phản ứng một chiều - Phản ứng một chiều là gì? Lấy ví dụ minh hoạ? - Phản ứng thuận nghịch? Lấy ví dụ minh hoạ? - Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch? vt=kt[A]a[B]b; vn =kn[C]c[D]d Hoạt động 3: Cân bằng hoá học - Cân bằng hoá học là gì? - Tại sao nói cân bằng hoá học là một trạng thái cân bằng động? Các chất phản ứng với nhau tạo ra sản phẩm thì sản phẩm tạo thành lại phản ứng với nhau để tạo ra các chất ban đầu. Khi đó nồng độ của các chất phản ứng và sản phẩm không thay đổi. I. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học. 1. Phản ứng một chiều - Phản ứng một chiều là phản ứng hoá học chỉ xảy ra theo một chiều xác định 2KClO3 2KCl + 3O2 2. Phản ứng thuận nghịch - Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong cùng một điều kiện phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau aA + bB eC+ dD (*) VD. Cl2 + H2O ô HCl + HClO 3. Cân bằng hoá học - Goi vt và vn là tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch của phản ứng (*) + Ban đầu vt lớn còn vn =0. Khi phản ứng xảy ra thì vt giảm dần và vn tăng dần. + Khi vt=vn phản ứng đạt trạng thái cân bằng đCân bằng hoá học là trạng thái của phản ứng khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch - Cân bằng hoá học là trạng thái cân bằng động - Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thi nồng độ của các chất không thay đổi và luôn tồn tại các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành. IV. Củng cố- HDVN: SGK Tiết 65 cân bằng hoá học Ngày soạn: 22/04/2007 I. Mục tiêu: ( Tiết 64) III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Cân bằng hoá học là gì? - Tại sao nói cân bằng hoá học là trạng thái cân bằng động? Hoạt động 2: Sự chuyển dịch cân bằng - Sự chuyển dịch cân bằng là gì? - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học - Thế nào là phản ứng thu nhiệt và phản ứng toả nhiệt. Khi thay đổi nhiệt độ của phản ứng thì cân bằng của phản ứng thay đổi như thế nào? - ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng phản ứng như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? - áp suất ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng của phản ứng?Lấy ví dụ minh hoạ? VD: Xét phản ứng sau: 2CO(k) +O2(k) Û 2CO2(k) ta thấy cứ hai phân tử CO kết hợp 1 phân tử oxi sinh ra 2 phân tử CO2, giảm 1 phân tử khí; Nếu tăng áp suất của hệ 2 lần( nồng độ của các chất đều tăng 2 lần) thì [CO]2[O2] tăng 8 lần nhưng [CO2]2 tăng có 4 lần, nhưng K không đổiđ Nồng độ của CO2 tăng ( CB chuyển dich theo chuyền rhuận). và ngược lại - Dựa trên các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chuyển dịch cân bằng, hãy rút ra kết luận chung của sự chuyển dịch cân bằng ? -Hoạt động 3: Vai trò của xúc tác đến cân bằng hoá học? Hoạt động 4: ý nghĩa của cân bằng hoá học? II. Sự chuyển dịch cân bằng 1. Thí nghiệm 2NO2 ( k)ô N2O4 (k) ( nâu đỏ) ( không màu) 2. Định nghĩa - Sự chuyển dịch cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sangẩtạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố bên ngoài gây ra - Các yếu tố ảnh hưởng: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học 1. ảnh hưởng của nhiệt độ - Khi tăng nhiệt độ, cận bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ( Chiều giảm tác dụng của nhiệt độ), Khi giảm nhiệt đọ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng toả nhiệt VD: Phản ứng N2O4 Û 2NO2; DH = 58 KJ Đây là phản ứng thu nhiệt, muốn cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận phải tăng nhiệt độ của phản ứng. 2. ảnh hưởng của nồng độ Xét phản ứng sau: 2CO(k) +O2(k) Û 2CO2(k) ; do K chỉ phụ thuọc vào nhiệt độ. Nên khi tăng nồng độ của oxi hoặc CO thì nồng độ của CO2 tăng theo ( CB phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận). Ngược lại nều giảm nồng độ của CO hoặc oxi thì nồng độ của CO2 giảm xuống ( CB phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận) * Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong hệ, thì cbpư chuyển dịch về phía chống lại sự tăng hay giảm nồng độ của chất đó 3. ảnh hưởng của áp suất - Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng pư bao giờ cũng chuyển dịch về phía chống lại sự tăng áp suất. - áp suất chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng có sự thay đổi số phân tử khí * Nguyên lí chuyển dịch cân bằng:(SGK) 4. Vai trò của xúc tác Chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hoá học mà chỉ làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn V. ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học IV. Củng cố – HDVN: bài tập SBT ( 162-163) Tiết 66 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học Ngày soạn: 02/05/2007 I. Mục tiêu: – Củng cố các kiến thức : + Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, hằng số cân bằng. + Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và làm chuyển dịch cân bằng. – Biết vận dụng các yếu tố tốc độ và sự chuyển dịch cân bằng để giải thích các quá trình hoá học trong tự nhiên và trong sản suất, vận dụng hằng số cân bằng để giải các bài toán hoá học II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - Tốc độ phản ứng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? - Cân bằng hoá học là gì? Tại sao nói cân bằng hoá học là trạng thái cân bằng động? - Hằng số cân bằng? Biểu thức? - Sự chuyển dịch cân bằng, Các yéu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng? Nguyên lí chuyển dịch cân bằng? Hoạt động 2: Bài tập áp dụng Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các bài tập sau? A. Kiến thức cần nắm vững 1. Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng 2. Cân bằng hoá học. Cân bằng hoấ học là trạng thái cân bằng động 3. Hằng số cân bằng. Biểu thức của hằng số cân bằng 4. Sự chuyển dich cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng. Vận dụng nguyên lí cân bằng xét cân bằng của phản ứng B. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Để tăng hiệu suất quá trình : 2SO2 + O2 2SO3 DH < 0 Người ta thường : A. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất chung của hệ. B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất chung của hệ. C. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất chung của hệ. D. Giữ ở nhiệt độ thích hợp để duy trì tốc độ phản ứng, tăng áp suất chung của hệ. Bài tập 2: Trong các câu sau, câu nào đúng A. Hằng số cân bằng của mọi phản ứng đều tăng khi nhiệt độ tăng B. K càng lớn thì hiệu suất phản ứng càng nhỏ C. K biến đổi khi trạng thái cân bằng của hệ thay đổi D. Khi thay đổi tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học thì K thay đổi IV. Hướng dẫn về nhà: bài tập 3, 4, 5 6. Tiết 67 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học Ngày soạn: 02/05/2007 I. Mục tiêu:(tiết 66) II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm các bài tập 3, 4, 5 đã cho về nhà Hoạt động 2: - Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng xét sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng? - Viết KC của phản ứng CH3COOH+C2H5OHH3COOC2H5 + H2O C0 1 1 0 [] 1-x 1-x x Bài tập 3: áp dụng tương tự bài tập 2 Viết hằng số cân bằng của hai phản ứng sau và so sánh? 2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k) NH3(k) 1/2N2 (k) + 3/2H2 (k) Bài tập 1: Cho phản ứng sau: 2SO2 + O2 2SO3 DH < 0 Cân bằng của phản ứng thay đổi như thế nào khi: - Tăng áp suất và giảm áp suất của hệ? - Tăng và giảm nồng độ của SO3? - Hạ thấp và tăng nhiệt độ của phản ứng? Bài tập 2: Tính nồng độ tại thời điểm cân bằng của hệ khi trộn 1 mol CH3COOH với 1 mol C2H5OH. Biết thể tích chung của hệ tại thời điểm cân bằng là 1000 ml và hằng số cân bằng nồng độ của phản ứng : CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O ở nhiệt độ thí nghiệm là 4. Bài tập 3: Cho phản ứng sau FeO (r) + CO(k) Fe(r) + CO2(k) KC=0,5 nồng độ ban đầu của CO và CO2 lần lượt là 0,5M và 0,1M. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của CO và CO2 là bao nhiêu? Bài tập 4: - Vì sao trong các viên than tổ ong, người ta tạo ra các hàng lỗ rỗng? - Giải thích vì sao khi nhóm lò than người ta phải quạt gió vào lò bằng quạt tay hoặc quạt máy? Còn khi ủ bếp than, người ta đậy nắp lò than? Bài tập 5:Cho phản ứng nung vôi CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k); DH=178KJ a) Phản ứng trên là phản ứng thu hay tảo nhiệt b) Với . Cân bằng của phản ứng thay đổi như thế nào khi? - Thêm khí CO2 vào, Lấy bớt CaCO3 ra - Giảm nhiệt độ của phản ứng - Tại sao người ta duy trì nhiệt độ của lò ở khoảng 900 đến 1000 0C và phải thổi không khí vào đáy lò IV. Củng cố và HDVN: Ôn tập học kì Tiết 68 Ôn tập học kì II Ngày soạn: 14/05/2007 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức học kì II - Khắc sâu và củng cố các kiến thức trọng tâm đã học - Rèn các kĩ năng làm bài tập : II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Hoạt động 1: Hệ thống các kiền thức đã học? - Các chương đã học trong chương trình học kì II? - Nội dung các kiến thức có trong các chương đó? Hoạt động 2: Hệ thống các bài tập củng cố - Công thức cấu tạo của Clorua vôi? - Tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi? CaCO3 + 2HCl đ CaCl2 + CO2 + H2O Xác định số oxi hoá của các chất trong phương trình? Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá xác định vai trò của các chất có trong phương trình? - Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng? A. Hệ thống các kiến thức B. Bài tập Bài 1: Trong các chất sau, chất nào có tính oxi háo mạnh nhất: A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot Bài tập 2: Clorua vôi có công thức là A. CaCl2 B. CaOCl C. CaOCl2 D. Ca(OCl)2 Bsì tập 3: Trong các câu sau câu nào sai? A. Ôxi tan nhiều trong nước. B. Ôxi chiếm 1/5 thể tích không khí. C. Ôxi nặng hơn không khí. D. Ôxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. Bài tập 4: Cho 50 g CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là: A. 100,0 g B. 55,0 g.C. 182,5 g D. 180,0 g Bài tập 5: Hiđro sunfua H2S tác dụng với dung dịch brom theo phương trình hoá học sau : 4Br2 + H2S + 4H2O đ H2SO4 + 8HBr.Trong phản ứng trên, H2S đóng vai trò : A. là một bazơ. B. là một axit. C. là chất khử. D. là chất oxi hoá. Bài tập 6: Đổ 200 ml dd Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dd HCl 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Số gam muối khan thu được là: A. 62,4 gam B. 31,2 gam C. 20,8 gam D. 17,25 gam IV. Củng cố : Ôn tập chương oxi và chương tốc độ phản ứng Tiết 69 Ôn tập học kì II Ngày soạn: 14/05/2007 I. Mục tiêu (Tiết 88) II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập … III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Họat động của trò Nêu tính chất hóa học của Clo? Lấy phương trình phản ứng minh hoạ? - Dựa vào bảo toàn e ( hoăch dựa vào phương trình phản ứng) AlđAl+3+3e 2H+ + 2eđH2 Feđ Fe+2+ 2e FeđFe+3+3e S+6 + 2eđS+4

File đính kèm:

  • docLuyen tap O S.doc