I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Kiến thức :+ Cấu tạo nguyên tử , tính chất ứng dụng của các halozen và một số hợp chất của chúng .
+ So sánh rút ra qui luật về sự biến đổi tính chất của các halozen và một số hợp chất của chúng .
-Kỹ năng : Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử , BHT TH các nguyên tố hoá học, lk hoá học , phản ứng oxi hoá khử để giải thích tính chất của các halozen và hợp chất , viết ptr phản ứng chứng minh các tính chất .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 59 bài : 37 luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 27/01/2007
Tiết : 59 Bài : 37 LUYỆN TẬP (T1)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Kiến thức :+ Cấu tạo nguyên tử , tính chất ứng dụng của các halozen và một số hợp chất của chúng .
+ So sánh rút ra qui luật về sự biến đổi tính chất của các halozen và một số hợp chất của chúng .
-Kỹ năng : Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử , BHT TH các nguyên tố hoá học, lk hoá học , phản ứng oxi hoá khử để giải thích tính chất của các halozen và hợp chất , viết ptr phản ứng chứng minh các tính chất .
-Thái độ:
II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Luyện tập + nêu vấn đề
III CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
-Chuẩn bị của thầy : BTH Bảng một số đặc điểm các halozen .
-Chuẩn bị của trò : Ôn lại kiến thức đã học
IV TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
-Ổn định tổ chức : (1ph) Kiểm tra sĩ số
-Kiểm tra bài cũ : Vừa ôn vừa kiểm tra
-Vào bài mới : (1ph)Để hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào bài tập hôm nay ta đi tiết ôn tập .
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
3/
3/
8/
4/
6/
3/
4/
8/
Hoạt động 1 :Cấu hình e nguyên tử .
GV cho hs đọc sgk và nghiên cứu trả lời câu hỏi sau .
HTb: Viết cấu hình e của F, Cl, Br, I ?
HK: So sánh sự giống và khác nhau của chúng ?
GV: Chính phân lớp d trống nên F có những tính chất khác với các halozen khác .
Hoạt động 2 : Độ âm điện
GV: treo bảng độ âm điện cho hs nhận xét .
-Đâđ giảm nên tính oxihoá cũng giảm từ F đến I.
Hoạt động 3 :Tính chất hoá học .
GV cho hs đọc và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
HK: Lấy các ví dụ các halozen có tính oxihoá mạnh và giải thích vì sao ?
HK-G: Viết các ptr chứng minh tính oxihoá các halozen giảm từ F đến I ?
HK: Vì sao F không thể hiện tính khử còn các halozen khác thể hiện tính khử tăng từ Cl đến I ?
GV: Gọi các đại diện nhóm lên trình bày .
-Cho các hs khác nhận xét và bổ sung .
GV: Cho hs chốt lại những ý chính và cho điểm hs .
Hoạt động 4 :
GV cho hs đọc sgk và trả lời
HTb-Y: Nêu tính chất chung của HX và dd HX ?
HK: So sánh tính chất của các hợp chất đó ?
GV: Chốt lại về các tính chất trên.
Hoạt động 4 :
GV cho xem lại các bài đã học và trả lời .
HK: Viết một số hợp chất có oxi của halozen và nhận xét về số oxi hoá ?
HK-G: Viết các ptr điều chế nước gia ven, clorua vôi, kaliclorat ?
GV: Lưu ý về số oxi hoá của F trong hợp chất OF2
Hoạt động 5 :
GV cho hs đọc lại các bài và nêu cách điều chề các halozen .
Hoạt động 6 :
GV cho hs đọc nhanh bài 1 trang 149 sgk và trả lời nhanh .
Hoạt động 7 :
GV cho hs đọc kĩ bài 2 trang 149 sgk
-GV chia hs làm các nhóm nhỏ và thảo luận để hs có nhiều cách giải khác nhau .
- GV gọi đại diện lên trình bày , sau đó cho nhận xét và xem nhóm nào có cách giải khác lên trình bày . Nếu không có gv hướng dẫn thêm phần này .
HS đọc sgk và trả lời .
Viết cấu hình e của các nguyên tố .
HS so sánh giống và khác nhau mà ta học .
HS dựa vào bảng nhận xét đâđ
- Các halozen có độ âm điện lớn và giảm từ F đến I
HS đọc sgk và trả lời .
-Nhận phiếu học tập và thảo luận nhóm .
-Cử đại diện nhóm lên trình bày .
- HS khác chú ý trình bày và chuẩn bị nhận xét và bổ sung .
- HS khác lên nhận xét và bổ sung
- HS lĩnh hội lại kiến thức ôn tập .
- HS đọc sgk và trả lời
-Nêu tính chất chung đã học.
- So sánh tính chất các hợp chất .
HS xem lại các bài đã học và trả lời
-Viết các hợp chất có chứa oxi của các halozen và xác định số oxi hoá .
-Viết ptr điều chế .
-Nêu cách điều chế các halozen.
HS trả lời
HS đọc bài tập và thảo luận nhóm .
-Đại diện lên trình bày .
- Nếu có cách giải khác thì tiếp tục trình bày .
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
I Cấu tạo nguyên tử và tính chất của các đơn chất halozen
1 Cấu hình e nguyên tử :
F : [He]2s22p5 Cl : [Ne]3s23p5
Br: [Ar]3d10 4s24p5
I : [KrĨd10 5s25p5
- Giống nhau : Đều có 7 e ở lớp ngoài cùng ns2np5
-Khác nhau : Từ F đến I bán kính nguyên tử tăng , ở lớp ngoài cùng F không có phân lớp d , các halozen khác có phân lớp d trống .
2 Độ âm điện .
F : 3,98 Cl :3,16
Br : 2,96 I : 2,66
Các halozen có độ âm điện lớn và giảm từ F đến I
3 Tính chất hoá học .
-Các vd tác dụng với kim loại, H2 , với các hợp chất khác
-Halozen có tính oxihoá mạnh là vì có 7 e ở lớp ngoài cùng dễ nhận thêm một e để đạt cấu hình bền .
- Dựa vào các ptr tác dụng với kim loại , H2 vả đk tác dụng rút ra tính oxi hoá .
- F có độ âm điện lớn nhất , không có phân lớp d trống nên chỉ có mức oxihoá là -1 , đối với các halozen khác còn có các mức oxihoá khác .
II .Hợp chất của halozen .
1. Hiđrô halozenua và axít halozen hiđric .
HF HCl HBr HI
- Đều là chất khí , tan trong nước tạo ddaxít .
- Từ HF đến HI tính axít, tính khử tăng dần , tính oxihoá giảm dần .
- Riêng HF ăn mòn thủy tinh
2 . Hợp chất có oxi của halozen
- Trong các hợp chất Clo, Brôm, Iốt có số oxi hoá dương còn Flo có số oxihoá là -1.
III . Phương pháp điều chế các halozen
- Ghi lại các cách điều chế
B .BÀI TẬP :
Bài 1 : Bài 1 trang 149 sgk
Chọn phương án B .
Bài 2 : Bài 1 trang 149 sgk
Dùng nước Brôm cho lần lượt vào 3 dung dịch , nhận ra bình đựng ddNaI nhờ chuyển màu nâu sẫm :
Br2+ 2NaI = 2NaBr + I2
-Hai dung dịch còn lại dùng nước Clo nhận ra dd NaBr do dd chuyển sang màu vàng .
Cl2 + 2 NaBr = 2NaCl + Br2 .
3’ * Củng cố kiến thức : Làm bài tập số 7 sgk .
1’ * Bài tập về nhà : Làm hết các bài tập còn lại , chuẩn bị hôm sau luyện tập 1 tiết nữa .
V RÚT KINH NGHIỆM :……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1 : Lấy các ví dụ các halozen có tính oxihoá mạnh và giải thích vì sao ?
Câu 2: Viết các ptr chứng minh tính oxihoá các halozen giảm từ F đến I ?
Câu 3 : Vì sao F không thể hiện tính khử còn các halozen khác thể hiện tính khử tăng từ Cl đến I ?
File đính kèm:
- Bai 37 Luyen tap.doc