1. Về tri thức :
• Biết các tính chất của axit clohidric, axit sunfuric loãng và axit sunfuric đậm đặc.
• Biết về sự khác nhau về tính chất hóa học giữa axit sunfuric loãng và axit sunfuric đậm đặc.
• Biết quy trình sản xuất sunfuric
• Biết cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
2. Về kĩ năng :
• Viết phương trình phản ứng hóa học của axit và các chất.
• Làm bài tập.
Tiến hành các thí nghiệm hóa học, pha loãng axit đậm
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6: một số axit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Cúc
Khóa : 32A
Bài 4 (2 tiết)
Tiết 6: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau khi học xong bài này, học sinh phải :
Về tri thức :
Biết các tính chất của axit clohidric, axit sunfuric loãng và axit sunfuric đậm đặc.
Biết về sự khác nhau về tính chất hóa học giữa axit sunfuric loãng và axit sunfuric đậm đặc.
Biết quy trình sản xuất sunfuric
Biết cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
Về kĩ năng :
Viết phương trình phản ứng hóa học của axit và các chất.
Làm bài tập.
Tiến hành các thí nghiệm hóa học, pha loãng axit đậm đặc.
Nhận xét các hiện tượng hóa học xảy ra.
Về thái độ :
Sau khi học bài này, HS nhận ra sự phong phú và đa dạng trong hóa học, thêm yêu môn hóa học.
CHUẨN BỊ
GV: Hóa chất, dụng cụ để làm các thí nghiệm.
Mô hình của quy trình sản xuất axit sunfuric.
HS: Đọc trước bài trong sách giáo khoa, trang 15.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Quy trình sản xuất axit sunfuric : phương pháp giải thích
Các phần còn lại : phương pháp đàm thoại mở kết hợp với thí nghiệm.
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TRÌNH BẢY BẢNG
Hoạt động 1: vào bài
Ở tiết trước, chúng ta đã biết những tính chất hóa học đặc trưng của axit.
Hãy nhắc lại những tính chất đó?
Trá lời câu hỏi
Đó là những tính chất chung, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu từng loại axit riêng biệt như HCl và H2SO4
Hoạt động 2: Axit Clohidric
Làm thí nghiệm
- nhỏ axit HCl vào giấy quỳ tím
- cho một miếng kim loại Al nhỏ vào ống nghiệm chứa dd HCl
- cho vào ống nghiệm một ít Cu(OH)2 rối nhỏ vài giọt axit HCl vào, lắc nhẹ
- cho vào ống nghiệm một ít Fe2O3, thêm vài giọt HCl, lắc nhẹ
Yêu cầu HS
nhận xét hiện tựơng xảy ra.
Viết phương trình phản ứng
Cho biết ứng dụng của HCl trong đời sống.
HS nhận xét:
- quỳ tím đổi màu thành đỏ
- thấy có khí thoát ra và miếng Al tan dần
- Cu(OH)2 tan dần, tạo muối đồng màu xanh lam
- Fe2O3 bị hòa tan và tạo dd màu vàng nâu
- có kết tủa trắng xuất hiện
HS viết phản ứng lên bảng
HS nêu các ứng dụng
A. Axit Clohodric (HCl)
1. Tính chất :
Có tính chất của một axit mạnh
Làm quỳ tím đổi màu
Tác dụng với kim loại (Al, Zn, Fe ) tạo muối Clorua vả giải phóng khi Hidro.
VD: 3HCl(dd) + Al(r) → AlCl3 + 3/2H2
Tác dụng với bazơ tạo muối Clorua và nước
VD:
HCl(dd) + NaOH(dd) → NaCl(dd) + H2O(l)
Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối Clorua và nước
VD:
HCl(dd) + Fe2O3(r) → FeCl3(dd) + H2O(l)
ngoài ra còn tác dụng được với muối (bài 9 học)
2. Ứng dụng:
- điều chế muối clorua
- làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn
- tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại
- chế biến thực phẩm, dược phẩm …
Hoạt động 3: Axit Sunfuric
Tính chất vật lý:
- Cho HS nhìn lọ đựng dd H2SO4 .
- Tiến hành pha loãng dd,cho HS sờ tay vào bình axit mới pha loãng.
Tính chất hóa học
H2SO4 loãng :
làm các thí nghiệm như của axit HCl đối với dd H2SO4 loãng
Y/c HS nêu nhận xét, hoàn thành các phương trình phản ứng trên bảng.
H2SO4 đặc
Cho t/d với kim loại
Làm thí nghiệm: lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống một ít lá đồng nhỏ. Rót vào ống nghiệm thứ 1 1ml H2SO4 loãng và ống thứ 2 1ml H2SO4 đặc. Đun nhẹ cả hai ống nghiệm.
Y/cầu HS nhận xét hiện tượng
Giải thích hiện tượng : đây là sự khác biệt giữa dd loãng và đặc, khí thoát ra mùi hắc là khi SO2.
Tính háo nước:
Tiến hành thí nghiệm: cho một ít đường vào đáy cốc rối thêm từ từ 1-2 ml H2SO4 đặc vào.
y/cầu HS quan sát, cầm vào cốc và nêu hiện tượng.
giải thích htượng này cho HS biết
HS trả lời:
- Là chất lỏng sánh, không màu
- tan dễ dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt
HS nhận xét: có các tính chất giống như axit HCl
HS nhận xét:
- Ống 1: không có hiện tượng gì xảy ra.
- Ống 2: có khí mùi hắc thoát ra. Cu bị hòa tan một phần, tạo dd màu xanh lam.
HS trả lời:
- htượng: đường từ màu trắng chuyển màu vàng, sau đó chuyển màu nâu và cuối cùng thành khối đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.sờ tay vào cốc thấy nóng.
B. Axit Sunfuric (H2SO4)
1.Tính chất vật lý:
-là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.
Chú ý: cách pha loãng axit, phải rót từ từ axit đặc vào lọ chứa sẵn nước rối khuấy đều
2.Tính chất hóa học:
a. H2SO4 loãng :
Tương tự như axit HCl, axit H2SO4 loãng có những t/ chất sau:
làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
t/dụng với kim loại(Mg, Zn, Al…) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí Hidro
VD: Zn(r) + H2SO4(dd) → ZnSO4(dd) + H2(k)
t/dụng bazơ tạo thành muối sunfat và nước
VD:
H2SO4(dd) + Cu(OH)2(r)
→ CuSO4(dd) + 2H2O
t/dụng với oxit bazơ tạo muối và nước
VD: H2SO4(dd) + CuO(r) → CuSO4(dd) + H2O(l)
t/dụng với muối
b. H2SO4 đặc : có những tính chất riêng
t/dụng với kim loại
H2SO4 loãng không tác dụng được với Cu kim loại
Cu(r) + H2SO4(l)
H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với Cu, tạo ra khí có mùi hắc (SO2) và Cu bị tan tạo thành dd CuSO4 màu xanh lam.
Cu(r) + H2SO4(đặc,nóng) → CuSO4(dd) + 2H2O + SO2(k)
- Ngoài Cu ra, H2SO4 đặc còn t/d được với các kim loại khác tạo thnàh muối sunfat, không giải phóng khí Hidro.
Tính háo nước:
- Thí nghiệm: SGK
- H2SO4 đặc đã loại đi hai nguyên tố có trong thành phần của nước là H và O ra khỏi đường → H2SO4 có tính háo nước :
C12H22O11H2SO4 đặc
11H2O + 12C.
Sau đó, một phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hóa tạo thành các chất khí CO2 và SO2, gay sủi bịt trong cốc.
►Khi sử dụng axit sunfuric đặc phải hết sức cẩn thận!
Hoạt động 4: củng cố lại bài học bằng những câu hỏi
HS trả lời
(còn tiếp)
V. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Hỏi: Tính chất quan trọng của axit la gi ?
Axit H2SO4 loãng và đặc khác nhau như thế nào ?
Dặn dò : HS về nhà xem tiếp phần còn lại trong sách GK.
VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Làm bài : bài 1, bài 5 trang 19 SGK.
File đính kèm:
- Mot so ait quan trong.doc