1.Kiến thức :
- HS hiểu được khái niệm về chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước.
- Hiểu được khái niệm độ tan một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
- Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của 1 chất khí trong nước.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 61 bài 41. độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/4/08
Ngày dạy :
Tiết : 61
bài 41. Độ tan của một chất trong nước.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
- HS hiểu được khái niệm về chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước.
- Hiểu được khái niệm độ tan một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
- Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của 1 chất khí trong nước.
2.Kỹ năng :
- Rèn luyện khả năng làm một số bài toán có liên quan đến độ tan.
3. Thái độ :
- Yêu thích môn học.
II. Phương pháp :
- Quan sát.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
- Phóng to H6.5, 6.6 SGK
- Bảng tính tan
- TN về tính tan của chất (HS làm theo nhóm)
+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn.
+ Hoá chất: H20, NaCl, CaC03.
IV. Hoạt động dạy-học:
1- ổn định: (1')
2- Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.
? HS khác lên chữa bài tập 4.
3- Bài mới: (30')
Các em đã biết ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hoà tan ít, nhiều khác nhau. Đối với một chất nhất định những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan ít nhiều khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Tìm hiểu chất tan, chất không tan.
HS. Nghiên cứu thí nghiệm sgk/139.
? Nêu yêu cầu của thí nghiệm.
HS. nêu yêu cầu thí nghiệm.
? Thí nghiệm chứng minh điều gì.
HS. trả lời: Chứng minh các chất tan và không tan trong nước.
? Nêu kết luận về thí nghiệm.
HS.nhận xét, rút ra kết luận.
GV. yêu cầu hs quan sát bảng tính tan và rút ra nhận xét tính tan của axit bazơ.
? Những muối của kim loại nào, gốc axít nào đều tan hết trong H20.
? Những muối nào phần lớn đều không tan trong nước.
HS. quan sát bảng tính tan - Nhận xét.
GV. yêu cầu mỗi HS viết công thức
+ 2 axit tan, một axit không tan
+ 2 bazơ, 2 bazơ không tan
+ 3 muối tan, 2 muối không tan trong nước.
I. Chất tan và chất không tan.
1- Thí nghiệm về tính tan của chất.
* TN1:
- Cho bột CaC03 vào nước cất lắc mạnh.
- Lọc bằng giấy lọc lấy nước lọc.
- Nhỏ vài giọt lên tấm kính
- Hơ nóng trên ngọn đèn cồn để nước bay hơi hết.
- Quan sát, nhận xét
* Khi nước bay hơi hết trên tấm kính không để lại dấu vết.
* TN 2:
- Thay CaC03 bằng NaCl
* Sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính có vết mờ.
* Kết luận:
- Muối CaC03 không tan trong nước.
- Muối NaCl tan được trong nước.
2- Tính tan trong nước của một số axit bazơ muối.
* Nhận xét bảng tính tan.
1. Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ axit H2Si03).
2. Phần lớn các bazơ không tan trong nước (trừ K0H, Na0H, Ba(0H)2 tan và Ca(0H)2 ít tan…).
3. Muối:
a, Muối của K, Na, đều tan
- Muối nitrat đều tan.
b, Hầu hết muối clorua, sunphat đều tan.
c, Phần lớn muối cacbonat, photphat không tan, (trừ muối Na, K…)
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu độ tan của một số chất trong nước.
GV. Để biểu thị khối lượng chất tan trong 1 khối lượng dung môi người ta dùng “độ tan”.
HS. quan sát sơ đồ bảng tính tan. và nghiên cứu thông tin sgk.
GV. yêu cầu HS nêu định nghĩa độ tan.
HS. trả lời - nhận xét.
? Độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV. Đa số chất rắn khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng.
- Một số chất khi nhiệt độ tăng độ tan giảm: Na2S04
- Quan sát H6.5 SGK
? Theo em khi nhiệt độ tăng độ tan của chất khí có tăng không?
HS quan sát H6.6 trả lời.
? Nhìn vào sơ đồ em có nhận xét gì?
HS. trả lời - nhậ xét.
II. Độ tan của một chất trong nước.
1- ĐN: sgk
VD: ở 250C độ tan của đường là 204g, muối ăn là 36g.
2- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
a, Độ tan của chất rắn trong nước thuộc vào nhiệt độ.
b, Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp xuất.
VD:
- Độ tan của NaN03 ở 100C là 80g
- Vậy 50g nước (ở 100C) hoà tan được 40 g NaN03.
=> độ tan của một số chát grong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp xuất.
4 - Củng cố: (8')
GV. chốt lại toàn bài.
HS. làm các bài tập sau:
Bài tập 1, 2, 3, 5/142
Đ/A:
1- D
2 - C
3 - A
5.
ở 180C 250 gam H2O hòa tan 53 gam Na2CO3 => dd bão hòa.
Vậy ở 180C 100 " " " x gam " "
=> x= = 21,3 (gam)
=> ở nhiệt độ 180C độ tancuar Na2CO3 là 21,3 gam.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 SGK/142
- Chuẩn bị trước bài 42
File đính kèm:
- Tiet 61.doc