1/ Kiến thức :
- Biết được: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ
- Công thức phân tử chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n.
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ (phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu, .).
- Ứng dụng của của tinh bột và xenlulozơ.
- Sự tạo thành của tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63 – bài 52: tinh bột và xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn: / 4 / 2012.
Ngày giảng: / 4 / 2012.
TIẾT 63 – BÀI 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết được: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ
- Công thức phân tử chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n.
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ (phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu, ...).
- Ứng dụng của của tinh bột và xenlulozơ.
- Sự tạo thành của tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật, ... rút ra được nhận xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ.
- Viết được phương trình hóa học của phản ứng thuỷ phân và phản ứng quang hợp tạo thành của tinh bột và xenlulozơ.
- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.
- Tính khối lượng etanol thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 5.13 /157; tranh vẽ các ứng dụng chính của tinh bột và xenlulozơ.
+ Hóa chất – dụng cụ: Tinh bột và Xenlulozơ; H2SO4(đ); dd I2; .....
+ Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh;......
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Làm bài tập 4, 5, 6 / 155?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV
?
GV
HS
1/ Hoạt động 1:
Giới thiệu nội dung bài.
Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên của Tinh bột và Xenlulozơ?
Cho học sinh quan sát 1 số mẫu vật chứa nhiều Tinh bột và Xenlulozơ (hạt lúa, ngô, củ sắn, quả táo, bông, thân cây gỗ, tre, …)
Trả lời, nhận xét, liên hệ thực tế.
I/ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Trong tự nhiên, tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả: Lúa, ngô, khoai, sắn, ... Xenlulozơ là thành phần chủ yếu của thân cây: gỗ, tre,…
GV
?
HS
?
HS
2/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn hs làm thí nghiệm: Lần lượt cho 1 ít tinh bột, xenlulozơ vào 2 ống nghiệm, thêm nước vào lắc nhẹ. Sau đó đun nóng 2 ống nghiệm.
Quan sát và nhận xét: Trạng thái, màu sắc, khả năng hoà tan trong nước của Tinh bột và Xenlulozơ trước và sau khi đun nóng?
Làm thí nghiệm theo nhóm, ghi nhớ hiện tượng. Nêu hiện tượng của t/n
Nhận xét về Tính chất vật lí của Tinh bột và Xenlulozơ?
Trả lời, nhận xét và ghi vở.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan được trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
GV
?
HS
3/ Hoạt động 3:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK /156.
Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột và xenlulozơ?
Trả lời, nhận xét và ghi vở.
III/ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- Cả Tinh bột và Xenlulozơ đều có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích: - C6H10O5 - liên kết với nhau tạo thành và đều có công thức chung là: (- C6H10O5-)n, trong đó:
+ Tinh bột: n 1200 - 6000
+ Xenlulozơ: n 10.000 - 14.000
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
GV
4/ Hoạt động 4:
Giới thiệu tương tự như saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ cũng có phản ứng thuỷ phân tạo ra Glucozơ.
Viết PTPƯ thuỷ phân của Tinh bột và Xenlulozơ?
Viết PTHH và nhận xét.
Bổ sung kiến thức: Phản ứng thủy phân trên cũng xảy ra dưới tác dụng của enzime ở nhiệt độ thường.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Nhỏ vài giọt dung dịch Iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột (ở TN1) sau đó đun nóng ống nghiệm.
Làm thí nghiệm theo nhóm ghi nhớ được các hiện tượng.
+ Nhỏ dung dịch Iot vào ống nghiệm đựng hồ TB Xuất hiện màu xanh.
+ Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội màu xanh lại xuất hiện.
Yêu cầu hs làm bài tập: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất: tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
Làm bài tập theo nhóm nhỏ và báo cáo cách làm.
Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
IV/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1/ Phản ứng thuỷ phân:
- Tinh bột và Xenlulozơ đều bị thủy phân trong môi trường Axit ở nhiệt độ cao:
(- C6H10O5 -) + n H2O n C6H12O6 .
(Glucozơ)
- Phản ứng thủy phân Tinh bột và Xenlulozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của các enzime thích hợp ở nhiệt độ thường.
2/ Tác dụng của tinh bột với Iot:
- Khi nhỏ dung dịch Iot vào hồ tinh bột có phản ứng xảy ra:
Hồ tinh bột Màu xanh tím.
- Iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
GV
?
HS
GV
5/ Hoạt động 5:
Giới thiệu sơ đồ SGK/157.
Cho biết tinh bột, xenlulozơ có những ứng dụng gì?
Quan sát sơ đồ và vận dụng hiểu biết trong thực tế để trả lời và nhận xét.
Bổ sung, chốt kiến thức.
IV/ TINH BỘT, XENLULOZƠ CÓ ỨNG DỤNG GÌ?
- Tinh bột và Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế:
+ Tinh bột: Lương thực, nguyên liệu sản xuất đường Glucozơ và rượu Etylic.
+ Xenlulozơ: Vật liệu xây dựng, sản xuất vải sợi, giấy, đồ gỗ, …
4.Tổng kết- đánh giá.
? Đặc điểm về trạng thái tự nhiên của Tinh bột và Xenlulozơ?
? Tính chất lí, hóa học của Tinh bột và Xenlulozơ? Viết PTHH minh họa?
? Ứng dụng cơ bản của Tinh bột và Xenlulozơ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 /158.
- Chuẩn bị bài tiếp theo "Protein"
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn: / 4 / 2012.
Ngày giảng: / 4 / 2012.
TIẾT 64 – BÀI 53: PROTEIN.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết được: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và phân tử khối của protein.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thủy phân có xúc tác axit, hoặc bazơ hoặc enzim; Bị đông tụ khi có tác dụng của hoá chất hoặc nhiệt độ; Dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật,... rút ra được nhận xét về tính chất.
- Viết sơ đồ phản ứng thuỷ phân protein.
- Phân biệt protein (len, lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nilon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 5.14 /159; tranh vẽ các ứng dụng chính của Protein.
+ Hóa chất: Protein (lông gà, tóc, trứng gà,...).
+ Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh;......
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Làm bài tập số 3 + 4 / 158?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV
HS
?
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Giới thiệu một số mẫu vật có chứa Protein.
Quan sát, nhận xét.
Trong tự nhiên, Protein thường có ở những đâu? Lấy ví dụ?
Trả lời: Protein có trong cơ thể người, động vật, thực vật. Lấy ví dụ cụ thể.
Nhận xét, bổ sung.
I/ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật.
GV
?
HS
?
?
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
Protein do những nguyên tố hoá học nào cấu tạo nên?
Trả lời, nhận xét và ghi vở.
Protein có đặc điểm cấu tạo phân tử như thế nào?
So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của Protein với đặc điểm cấu tạo phân tử của Tinh bột và Xenlulozơ?
Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi, đại diện nhóm báo cáo.
Nhận xét, chốt kiến thức.
II/ THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA PROTEIN:
1/ Thành phần nguyên tố:
- Gồm các nguyên tố: C, H, O, N và 1 lượng nhỏ S, P, kim loại.
2/ Cấu tạo phân tử:
+ Protein có phân tử khối rất lớn (từ vài vạn đến vài triệu đ.v.C)
+ Protein được tạo ra từ các Amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành 1 mắt xích trong phân tử Protein.
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
3/ Hoạt động 3:
Giới thiệu: Protein cũng có phản ứng thuỷ phân (xúc tác là axit hoặc bazơ)
Viết PTHH dạng chữ?
Viết PTHH, nhận xét.
Liên hệ tới sự thuỷ phân Protein trong cơ thể người với xúc tác là các enzim.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Đốt cháy 1 ít tóc, sừng hoặc lông gà.
Nhận xét hiện tượng thí nghiệm?
Làm thí nghiệm, nhận xét.
Tóc hoặc sừng cháy có mùi khét.
Bổ sung, kết luận.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Cho 1 ít lòng trắng trứng gà vào 2 ống nghiệm.
+ Ống 1: Thêm 1 ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng.
+ Ống 2: Cho thêm 1 ít rượu vào và lắc đều.
Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi nhớ các hiện tượng.
Nhận xét và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm?
Trả lời, nhận xét.
+ Ống 1: Xuất hiện kết tủa trắng.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Nhận xét về tính chất đông tụ của Protein? Lấy ví dụ trong thực tế?
Trả lời, nhận xét.
Liên hệ thực tế, hướng dẫn cách sử dụng thức ăn chứa Protein để không mất chất dinh dưỡng.
Nghe, nhận xét và ghi vở.
III/ TÍNH CHẤT:
1/ Phản ứng thủy phân:
- Protein dễ bị thủy phân trong môi trường Axit hoặc Bazơ khi bị đun nóng:
Protein + nước hỗn hợp amino axit.
- Phản ứng thủy phân Protein cũng xảy ra dưới tác dụng của các enzime thích hợp ở nhiệt độ thường.
2/ Sự phân hủy bởi nhiệt:
- Khi bị đun nóng mạnh và không có nước, Protein bị phân hủy tạo ra các chất bay hơi, có mùi khét.
Protein Chất bay hơi
3/ Sự đông tụ:
- Protein dễ bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc hóa chất:
Protein Chất kết tủa
(dd keo) (đông tụ)
?
HS
GV
4/ Hoạt động 4:
Nêu các ứng dụng của Protein trong thực tế đời sống và sản xuất?
Trả lời; liên hệ thực tế.
Bổ sung, kết luận.
IV/ ỨNG DỤNG:
- Protein là thực phẩm cho người và động vật; là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
4. Tổng kết- đánh giá.
? Đặc điểm về trạng thái tự nhiên, thành phần và cấu tạo phân tử của Protein?
? Tính chất lí, hóa học của Protein? Viết PTHH minh họa?
? Ứng dụng cơ bản của Protein?
5. Hướng dẫn về nhà.
- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 /160.
- Chuẩn bị bài tiếp theo "Polime"
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 63 + 64 - BÀI 52 + 53 - TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ, PROTEIN.doc