1. Kiến thức:
- HS biết: + Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hoá học của ozon.
+ Các ứng dụng của ozon trong thực tế.
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidropeoxit.
+ Các ứng dụng của hidropeoxit trong thực tế.
- HS hiểu: + Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 63 Ozon và hidropeoxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/01/2009
Tiết : 63
Lớp :
Giáo viên : Huỳnh Lê Huy
OZON VÀ HIDROPEOXIT
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- HS biết: + Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hoá học của ozon.
+ Các ứng dụng của ozon trong thực tế.
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidropeoxit.
+ Các ứng dụng của hidropeoxit trong thực tế.
- HS hiểu: + Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
+ Tính oxi hoá và tính khử mạnh của H2O2.
2. Kĩ năng:
- HS viết được phương trính chứng minh tính oxi hoá mạnh của O3, H2O2, tính khử mạnh của H2O2.
- Giải các bài tập có liên quan.
- Từ kiến thức đã học hình thành thói quen sống thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ tầng ozon.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng đến tầng ozon.
- HS nắm vững kiến thức các bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại kết hợp tranh ảnh trực quan sinh động.
IV. NỘI DUNG:
1. Ổn định lớp.
2. Tiến trình giảng dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử ozon.
- GV giới thiệu ozon là 1 dạng thù hình của nguyên tố oxi.
- GV cho biết ozon hình thành do sự liên kết giữa 3 nguyên tử oxi với nhau→ yêu cầu HS dự đoán, viết CT electron, suy ra CTCT.
- GV đưa ra công thức chính xác, phân tử dạng góc, nguyên tử O ở giữa hình thành 2 liên kết CHT với 1 nguyên tử O thứ 1 và hình thành liên kết phối trí với nguyên tử thứ 2.
→ GV lưu ý O3 có cấu trúc không đối xứng → phân tử phân cực→ kém bền nên ảnh hưởng đến tính chất vật lí và tính chất hoá học.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí ozon.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tính chất vật lí ozon→ so sánh với oxi và giải thích một số tính chất khác nhau đó.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học của ozon.
- GV đưa ra những ví dụ chứng minh tính oxi hoá của ozon.
- GV cho HS so sánh khả năng hoạt động của ozon so với oxi như thế nào?
- GV mở rộng O3 còn có khả năng tham gia phản ứng với các muối sunfua tạo muối sunfat và giải phóng oxi.
Vd: PbS + 2O3 → PbSO4 + O2↑
- GV giải thích cho HS nguyên nhân gây ra tính oxi hoá mạnh của ozon hơn oxi là do:
+ O2 cấu trúc phân tử đối xứng, ít bị phân cực hoá nên bền.
+ O3 có cấu trúc phân tử không đối xứng→ kém bền→ dễ bị phân tích thành O nguyên tử có khả năng hoạt động hoá học mạnh hơn.
Hoạt động 4: Sự hình thành ozon.
- Gv cho HS tìm hiểu sự hình thành của ozon trong tự nhiên.
Hoạt động 5: Ứng dụng của ozon.
- GV cho HS tìm hiểu SGK các ứng dụng của ozon
- GV cần mở rộng cho HS một số tác hại:
+ Ở tầng thấp, gây ra hiện tượng mù quang hoá, gây ô nhiễm nếu hàm lượng nhiều.
+ Ở tầng cao, tác dụng bảo vệ trái đất chứa các tia tử ngoại.
→ Yêu cầu HS liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay tầng ozon như thế nào? Các chất nào gây ảnh hưởng đến tầng ozon và để xuất các phương pháp hạn chế hiện tượng lủng tầng ozon?
Hoạt động 6: Cấu tạo phân tử hidropeoxit H2O2.
- GV cung cấp cho HS công thức cấu tạo phân tử H2O2.
- GV yêu cầu HS nhận xét liên kết trong phân tử H2O2 , xác định số oxi hoá của các nguyên tố O và H
Hoạt động 7: Tính chất vật lí của H2O2.
- GV cho HS tìm hiểu tính chất vật lí của H2O2.
- GV giải thích một số tính chất vật lí
+ Phân tử không đối xứng nên có cực tính lớn.
+ Tạo được liên kết H liên phân tử với H2O.
Hoạt động 8: Tính chất hoá học của H2O2.
- GV yêu cầu HS viết phương trình điều chế oxi từ H2O2 → nhận xét tính bền của phân tử này.
- GV yêu cầu HS nhận xét số oxi hoá của O trong H2O2. Số oxi hoá O −1 có bền hay không? Nó sẽ thể hiện được những tính chất gì? Khi nào thể hiện tính oxi hoá và khi nào thể hiện tính khử?
Hoạt động 9: Ứng dụng của H2O2.
- GV cho HS nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng của H2O2 trong cuộc sống.
Hoạt động 10: Củng cố - Dặn dò.
- Làm bài tập SGK.
- Cho 4,48 lít khí O2 và O3 đi qua dd KI dư thấy tạo 1,27g Iot. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?
A. Ozon (O3):
I. Cấu tạo phân tử:
- Cấu trúc phân tử không đối xứng → kém bền.
II. Tính chất vật lí:
- Khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng.
→ hoá lỏng màu xanh đậm.
- Tan trong nước gấp oxi 16 lần.
III. Tính chất hoá học:
Ozon có tính oxi hoá mạnh, mạnh hơn oxi.
1) Tác dụng kim loại: hầu hết ( trừ Au, Pt) → Oxit + O2
Vd: Ở nhiệt độ thường:
Ag + O2 → không phản ứng
2Ag + O3 → Ag2O + O2↑
2) Tác dụng dd KI:
KI + O2 + H2O → không phản ứng.
2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2↑
• Sự hình thành ozon:
+ Do sấm sét hay do sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ như nhựa thông, rong biển….
+ Trên tầng cao khí quyển: do tác dụng của tia lửa điện hay tia tử ngoại của mặt trời.
3O2 2O3
IV. Ứng dụng:(SGK)
B. Hidropeoxit H2O2 ( nước oxi già)
I. Cấu tạo phân tử:
- Phân tử không đối xứng, có cực tính lớn
II. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng không màu, vị kim loại.
- Tan tốt trong nước.
- D- 1,45g/ml
II. Tính chất hoá học:
- Ít bền, dễ bị phân huỷ khi có mặt chất oxi hoá.
2H2O2 2H2O + O2↑
- Tính khử: khi tác dụng chất oxi hoá.
Vd:
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4→ 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O
Ag2O + H2O2 → 2Ag ↓+ H2O + O2↑
- Tính oxi hoá: khi tác dụng chất khử.
Vd: H2O2 + KNO2 → KNO3 + H2O
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
IV. Ứng dụng:
- Làm chất tẩy trắng bột giấy.
- Chất tẩy trắng trong bột giặt.
- Tẩy trắng tơ sợi, vải bông.
- Khử trùng hạt giống, chất sát khuẩn, công nghệ hoá chất. …v…v…
V. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- GA Ozon Hidropeoxit.doc