Bài giảng Tiết :64 bài thực hành số 4

A. THÍ NGHIỆM VỀ SẮT

THÍ NGHIỆM 1 : SẮT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH ĐỒNG SUNFAT.

Rót 1 – 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm. Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt nhỏ đã được đánh rửa sạch. Sau vài 3 phút rồi cho biết :

 Những hiện tượng quan sát được trên đinh Fe và dung dịch trong ống nghiệm.

 Những chất nào được tạo thành ?

 Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết :64 bài thực hành số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TÍNH CHẤT CỦA SẮT VÀ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT SẮT. TIẾT : . BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 . Kiểm tra bài cũ :  ‚ ƒ Trọng tâm : Đồ dùng dạy học : Phương pháp – Nội dung : Phương pháp Nội dung A. THÍ NGHIỆM VỀ SẮT THÍ NGHIỆM 1 : SẮT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH ĐỒNG SUNFAT. Rót 1 – 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm. Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt nhỏ đã được đánh rửa sạch. Sau vài 3 phút rồi cho biết : Những hiện tượng quan sát được trên đinh Fe và dung dịch trong ống nghiệm. Những chất nào được tạo thành ? Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa. THÍ NGHIỆM 2 : SẮT TÁC DỤNG VỚI AXIT. Lấy 3 ống nghiệm có đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Cho vào mỗi ống 1 ít mạt Fe ( hoặc 1 đinh Fe sạch). Rót 1 – 2ml dung dịch HCl vào ống 1, dung dịch H2SO4 loãng vào ống 2, dung dịch HNO3 loãng vào ống 3 (nếu phản ứng diễn ra chậm, có thể đun nóng ống). Hãy cho biết những hiện tượng quan sát được ở mỗi ống ? Đưa ngọn lửa vào miệng các ống nghiệm, có hiện tượng gì ở mỗi ống nghiệm ? Những chất nào được tạo ra trong mỗi ống nghiệm ? Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. Giải thích : Giữ lại dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3 sau phản ứng để làm các thí nghiệm sau. B. THÍ NGHIỆM VỀ MỘT SỐ HỢP CHẤT SẮT, CÁCH NHẬN BIẾT CÁC ION Fe2+ VÀ Fe3+ . THÍ NGHIỆM 3 : TÍNH CHẤT CỦA SẮT II VÀ SẮT III HIDROXIT – CÁCH NHẬN BIẾT CÁC ION Fe2+ VÀ Fe3+ : Nhỏ dần dần vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch trong các ống nghiệm đã đánh số 1, 2, 3 (sau thí nghiệm 2). Hãy cho biết các hiện tượng quan sát tức thời trong mỗi ống nghiệm và sau 1 thời gian (chừng 5 – 6 phút). Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa. Có thể nhận biết các ion Fe2+ và Fe3+ trong mỗi dung dịch bằng phương pháp hóa học nào ? THÍ NGHIỆM 4 : TÍNH KHỬ CỦA HỢP CHẤT SẮT II. Rót 1 ml dung dịch FeCl2 và 1ml dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm sạch. Nhỏ dần dần dung dịch KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp trong ống nghiệm (vừa nhỏ vừa lắc ống nghiệm) cho đến khi màu của dung dịch KMnO4 biến đổi. Hiện tượng quan sát được ? Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa. THÍ NGHIỆM 5 : TÍNH OXI HÓA CỦA HỢP CHẤT SẮT III. Rót 1 – 2ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch H2S vào ống nghiệm. Hãy nhận xét hiện tượng quan sát được. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa. Hoặc có thể thay thí nhgiệm 5 bằng thí nghiệm sau : Rót 1 -2ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm . Thả 1 đinh sắt nhỏ đã được đánh sạch bằng giấy nhám vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được sau 1 thời gian phản ứng ? Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa. Củng cố : PHẦN GHI NHẬN THÊM

File đính kèm:

  • docChuong9 Tiet64 BaiThucHanhSo4.doc
Giáo án liên quan