Bài giảng Tiết 67: luyện tập

 

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

HS biết:

- Kí hiệu HH và vị trí của nhóm oxi trong bảng HTTH.

- Sự giống nhau về cấu tạo nguyên tử và sự khác nhau của oxi so với các nguyên tố trong nhóm.

- Các dạng thù hình của oxi và so sánh cấu tạo, tính chất của ozon và oxi; Các ứng dụng của oxi và ozon.

- Cấu tạo hoá học, tính chất của hiđro peoxit; ứng dụng của hiđro peoxit.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67: luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67: Luyện tập I. Mục tiêu bài học HS biết: Kí hiệu HH và vị trí của nhóm oxi trong bảng HTTH. Sự giống nhau về cấu tạo nguyên tử và sự khác nhau của oxi so với các nguyên tố trong nhóm. Các dạng thù hình của oxi và so sánh cấu tạo, tính chất của ozon và oxi; Các ứng dụng của oxi và ozon. Cấu tạo hoá học, tính chất của hiđro peoxit; ứng dụng của hiđro peoxit. HS hiểu: Tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hoá mạnh (kém halogen cùng chu kì). Oxi và ozon đều là những chất có tính oxi hoá mạnh và tính oxi hoá của ozon mạnh hơn oxi. Hiđro peoxit là chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của oxi, ozon và hiđro peoxit. Phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp. HS vận dụng: Viết được các PTHH minh hoạ t/c hoá học của oxi, ozon và hiđro peoxit. Viết PTHH điều chế oxi. Trả lời câu hỏi và làm bài tập cơ bản SGK và SBT. II. Chuẩn bị: GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập, phiếu học tập. HS: Ôn tập kiến thức đã học và rèn luyện cách vận dụng kiến thức. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: ôn tập kiến thức cơ bản về nhóm oxi - Cho biết tên, viết kí hiệu của các nguyên tố trong nhóm oxi?Quy luật biến đổi độ âm điện ? Các nguyên tố trong nhóm oxi có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ? thuộc họ nguyên tố gì ?có xu hướng nhường hay nhận e ? thể hiện tính oxi hoá hay khử ? quy luật biến đổi tính chất đó như thế nào ? Các số oxi hoá có thể có của chúng ? - Nêu sự khác nhau giữa oxi với các nguyên tố trong nhóm? * Sau khi HS trả lời, GV bổ sung: S, Se, Te có thể có số oxi hoá +4, +6 trong các hợp chất trong khi oxi không có khả năng này. Hoạt động 2: Oxi và Ozon. - Oxi tạo được những dạng thù hình nào? viết CTPT và CTCT các dạng thù hình đó? - Tính chất hoá học đặc trưng của oxi ? Nguyên nhân ? - Hãy dẫn ra những phản ứng của oxi với các đơn chất và hợp chất ? - Nêu pp điều chế oxi trong PTN và trong CN. - Hãy so sánh tính chất hh của ozon với oxi ? Dẫn ra những phản ứng minh hoạ? GV nhấn mạnh: oxi không có 2 phản ứng như trên. Cách nhận biết oxi và ozon? Hoạt động 3: Hiđro peoxit - Viết CTPT, CTCT và xác định số oxi hoá của oxi trong hiđro peoxit ? - HS nêu tính bền của hiđropeoxit ? - Dựa vào số oxi hoá của oxi hãy cho biết trong các phản ứng oxi hoá- khử, hiđropeoxit có gì, tính oxi hoá hay tính khử ? Vì sao? Hoạt động 4: GV sử dụng phiếu học tập HS làm bài tập PHT. Gọi 1 số em trình bày. HS nhận xét, bổ sung. GV chữa bài. * Bài tập cho thêm: Bài 1: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dd KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen được tạo thành. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu ? (cho I = 127, O = 16 , K = 39 ) Đáp số : % O2 = % O3 = 50%. Bài 2: Dung dịch hiđro peoxit có nồng độ 3% theo thể tích. Khi để lâu trong không khí, hiđro peoxit bị phân huỷ giải phóng oxi. Tính thể tích khí oxi (đktc) thu được khi phân huỷ hoàn toàn 1 lít dd hiđro peoxit nói trên. Cho khối lượng riêng của H2O2 là 1,45 g/ml. Đáp số: 14,3 lít Bài 5: (bài tập 6, trang 166 SGK). Bài 6: (bài tập 5, trang 162 SGK). A. Kiến thức cơ bản cần nắm vững(7’) 1. Nhóm oxi. - Nhóm oxi gồm: O, S, Se, Te, (Po), thuộc nhóm VIA của BTH (đứng ngay trước nhóm halogen). - Giống nhau: cấu hình e lớp ngoài cùng tương tự nhau ns2np4 với 2e độc thân. Thuộc họ nguyên tố p. Có xu hướng nhận thêm 2 e để đạt đến cấu hình e bền vững (bát tử) của các khí hiếm. --> thể hiện tính oxi hoá. Tính oxi hoá giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử. - sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố khác: + Oxi không có phân lớp d. Các nguyên tố khác có phân lớp d còn trống trong ngtử. Khi bị kích thích, có thể tạo ra 4 hoặc 6 e độc thân. 2. Oxi và Ozon. * HS nêu và viết CTPT và CTCT của oxi và ozon. * T/c hh đặc trưng của oxi là tính oxi hoá mạnh; do oxi có độ âm điện lớn, bk ngtử nhỏ dễ thu thêm 2e. O + 2e O – 2. Cụ thể: Oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt,..), phi kim và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ. - Đ/c oxi: + PTN: phân huỷ hợp chất chứa oxi, kém bền với nhiệt: KMnO4 , KClO3 , H2O2... + CN: - chưng cất phân đoạn KK lỏng. - điện phân nước. * So sánh t/c hh của ozon với oxi: - ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Cụ thể: + ozon oxi hoá được Ag ở đk thường. + ozon oxi hoá được ion I- trong dd KI thành I2.(nhận biết ozon) 3. Hiđro peoxit * HS viết CTPT, CTCT và xác định số oxi hoá của oxi trong hiđrôpeoxit. Từ đó nêu NX tính bền của nó. * Trong các phản ứng oxi hoá - khử, hiđropeoxit vừa có oxi hoá, vừa có khử, vì nguyên tố oxi có số oxi hoá -1. B. Luyện tập(35’) HS làm bài vào PHT Dặn dò: (3’) Về nhà HS học bài, đọc trước bài Lưu huỳnh và tóm tắt bài vào vở bài tập: Các dạng thù hình của lưu huỳnh? So sánh? Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ? Tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế lưu huỳnh? Hà Nội, ngày 03/03/2012 GV hướng dẫn duyệt Gíáo sinh Hoàng Minh Thắng Trịnh Thị Quế

File đính kèm:

  • docOXI OZON.doc
Giáo án liên quan