Bài giảng Tiết 69: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)

quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Là nhà văn quân đội.

Sáng tác:

+ Trước 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (tp – sgk).

+ Sau 1975 chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh (tp – sgk).

Là 1 trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 69: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào quí thầy cô và các em học sinh! Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu Đọc văn: Tiết 69 I. TÌM HIỂU CHUNG Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Là nhà văn quân đội. Sáng tác: + Trước 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (tp – sgk). + Sau 1975 chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh (tp – sgk). Là 1 trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. I. TÌM HIỂU CHUNG Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 2.1 Xuất xứ Sáng tác năm 1983, in trong tập “Chiếc thuyền ngoài xa” năm 1987. Là truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. 2.2 Tóm tắt Truyện kể về chuyến đi của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. I. TÌM HIỂU CHUNG 2.3 Đọc – xác định bố cục: Từ đầu đến “đã biến mất”: 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng. Tiếp đến “sóng gió giữa phá”: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện. Còn lại: Hình ảnh tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” Tác phẩm là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. 1.1 Phát hiện thứ nhất Đó là một bức tranh tuyệt đẹp – “bức hoạ” diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. Đó là một “sản phẩm” nghệ thuật quí hiếm với người nghệ sĩ. Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: + Rung động thật sự, một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong lòng. + Khám phá ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”- chân lí của sự toàn thiện. Vẻ đẹp lãng mạn trong cuộc sống. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.2 Phát hiện thứ hai Cảnh tượng sau bức tranh: + Một gã đàn ông to lớn, dữ dằn, thô bạo. + Một người đàn bà xấu xí, lam lũ, bị bạo hành vẫn cam chịu. + Đứa con thương mẹ, đánh lại bố để nhận 2 cái tát ngã dúi. Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: + Kinh ngạc, chết lặng, không dám tin vào mắt mình. + Không ngờ sau cái đẹp lại là cái xấu, cái ác. Hiện thực trần trụi, tàn nhẫn - một nỗi đời khủng khiếp. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Tóm lại: Tình huống có ý nghĩa khám phá, phát hiện. Cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều mà chứa nhiều nghịch lý - đẹp/xấu, thiện/ác. Không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đọc văn: Tiết 70 Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu Tiết 1 I- Tìm hiểu chung II- Đọc - hiểu văn bản Hai phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh. Tóm lại: Tình huống có ý nghĩa khám phá, phát hiện. Cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều mà chứa nhiều nghịch lý - đẹp/xấu, thiện/ác. Không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện 2.1. Lí do xuất hiện Bị chồng bạo hành. Người đàn bà được mời đến toà án để giải quyết chuyện gia đình. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2.2 Thái độ, tình cảm Ban đầu: Sợ sệt, lúng túng -> người lao động nghèo, ít giao tiếp với bên ngoài. Van xin, đừng bắt chị bỏ chồng -> cam chịu nhẫn nhục. Câu chuyện nhiều ẩn khuất, éo le. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Sau đó: Bất ngờ nhìn thẳng, thay đổi cách xưng hô, nói năng rành mạch, chặt chẽ -> chủ động, tự tin, sắc sảo. Giãi bày hoàn cảnh riêng và cuộc sống gia đình vợ chồng -> lí do không bỏ chồng. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN + Gã đàn ông là chỗ dựa không thể thiếu đối với gia đình chị -> thấu hiểu, cảm thông. + Chị đâu phải sống cho riêng mình, mà phải sống cho con -> tất cả vì con. + Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận, vui vẻ -> biết nâng niu niềm vui bé nhỏ. Đó là một câu chuyện cảm động, gợi nghĩ suy. Nhà văn đã sáng tạo được một tính thế, một khoảnh khắc thật độc đáo. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2.3 Sự thức nhận của nghệ sĩ Phùng Về người đàn bà: Chị ta không cam chịu một cách vô lí, nông nổi một cách ngờ nghệch. Chị rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chịu nhiều đắng cay, cơ cực, ngoại hình xấu xí nhưng tâm hồn lấp lánh tình thương, lòng vị tha, đức hi sinh của người vợ, người mẹ. Về chánh án Đẩu: Có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí. Xa rời thực tế cuộc đời, thiếu kinh nghiệm. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Về chính mình: Sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng (nhân chứng) Đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ.  Thông điệp nghệ thuật của nhà văn: Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều. Cần phải nhìn mọi sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Tấm ảnh nghệ thuật Người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh Hiện thân cho những lam lũ khốn khó Là sự thật cuộc đời Màu hồng hồng của ánh sương mai Vẻ đẹp lãng mạn, chất thơ của cuộc đời Biểu tượng của nghệ thuật Mối quan hệ giữa nghệ thuật chân chính với cuộc đời: Nghệ thuật không rời xa cuộc đời, phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, quan tâm đến số phận mỗi con người. Tấm ảnh được chọn cho “bộ lịch năm ấy” III. TỔNG KẾT Nội dung Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: + Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. + Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. III. TỔNG KẾT Nghệ thuật Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống. Lựa chọn ngôi kể thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp. Lời văn giản dị, sâu sắc, đa nghĩa. Bài tập củng cố Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”? Là hình ảnh trung tâm của tác phẩm. Là hình ảnh thực + hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng: + Hình ảnh thực: là hình ảnh hiện ra trong ống kính của nhiếp ảnh Phùng. + Hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng: chiếc thuyền ngoài xa (nghệ thuật), cuộc sống của gia đình hàng chài và cảnh bạo hành sau chiếc thuyền ngoài xa (cuộc đời). Là hình ảnh có ý nghĩa như một sự khám phá về hiện thực cuộc sống và nghệ thuật. Bài tập về nhà * Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. * Chuẩn bị bài đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn. CẢM ƠN QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!

File đính kèm:

  • pptchiec thuyen ngoai xa-1.ppt