1. Kiến thức.
- Kiểm tra các chủ đề: Nhóm halogen, Oxi-lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng.
- Củng cố kiến thức cơ bản đã học về: nhóm halogen,o xi lưu huỳnh,tốc độ phản úng và cân bằng hoá học.
2. Kĩ năng.
- Kiểm tra kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng các kiến thức về Nhóm halogen, Oxi-lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng.
Nhận biết, tính toán, vận dụng lý thuyết vào giải bài tập.
3. Thái độ.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 70: thi học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 70: THI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI
1. Kiến thức.
- Kiểm tra các chủ đề: Nhóm halogen, Oxi-lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng.
- Củng cố kiến thức cơ bản đã học về: nhóm halogen,o xi lưu huỳnh,tốc độ phản úng và cân bằng hoá học.
2. Kĩ năng.
- Kiểm tra kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng các kiến thức về Nhóm halogen, Oxi-lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng.
Nhận biết, tính toán, vận dụng lý thuyết vào giải bài tập.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, tự giác, sáng tạo.
II. Ma trận đề kiểm tra học kì II
Tên Chủ đề
(nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
Cộng
Chủ đề 1: Nhóm halogen
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của ngtử các ngtố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các ngtố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
- Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl.
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
2
1
2
1
1
1,5
2
0,5
1
1
8
5
= 50%
Chủ đề 2: Oxi - Lưu huỳnh
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
- Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
2
0.5
3
1,5
2
1
1
1
8
4
= 40%
Chủ đề 3: Tốc độ phản ứng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.
- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,25
1
0,25
1
0,25
1
0,25
4
1
= 10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
1,75
17,5%
6
4,25
42,5%
8
4
40%
10
Tỉ lệ 100%
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (7 đ)
Hãy khoanh tròn dưới đáp án đúng trong các câu sau:
Câu1. (0,25 đ) Lá đồng khi đốt cháy có thể cháy trong khí A, A là khí nào trong các khí sau?
A. Cl2
B. CO
C. H2
D. N2
Câu2 (0, 5 đ) Để chuyển hoá hoàn toàn 4,8 g lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit (SO2) thì thể tích không khí (ĐKTC) cần dùng là:
A. 16,8 lít
B. 15,8 lít
C. 17,8 lít
D. 18,8 lít
Câu 3 (0,25 đ) chất chỉ có tính ôxi hoá là.
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Câu 4(0,25 đ) Chất nào sau đây vừa có tính ôxi hoá vừa có tính khử?
A. SO2
B. H2S
C. H2SO4
D. CaCO3
Câu5 (0,5 đ) Cần bao nhiêu gam Cu tham gia phản ứng để thu được 27 g CuCl2 tạo thành sau phản ứng?
A. 12,8 g
B. 13,8 g
C. 14.8 g
D. 11,8 g
Câu6(0,25 đ) Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở nhiệt độ thường?
A. SO2 và O2
B. Cl2 và H2S
C. SO2 và O3
D. Na2CO3 và H2SO3
Câu7 (0,5 đ) Chất nào sau đây dùng để làm khô khí hiđroclorua?
A. P2O5
B. KI
C. MgO
D. NaOH (Rắn)
Câu8 (0,5 đ) Trộn 11,7 g ka li với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có ôxi, thu được 16,5 g muối .Tên của kim loại đó là:
A. Lưu huỳnh
B. Ôxi
C. Selen
D. Telu
Câu9(0,25 đ) Ôxi không tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường?
A. Au
B. Al
C. Fe
D. Zn
Câu10 (0,5 đ) Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M, thì thể tích dung dịch HCl 0,5 M cần dùng là
A. 0,6 lít
B. 0,3 lít
C. 0,4 lít
D. 0,5 lít
Câu11 (0,25 đ) Cho dung dịch AgNO3 từ từ đến dư vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. KF
B. KCl
C. KBr
D. KI
Câu12 (0,25 đ) Hãy cho biết công thức phân tử sản phẩm thu được của phản ứng sau
Fe + Cl2
A. FeCl3
B. FeCl2
C. Fe2Cl3
D. FeCl4
Câu13 (0,5 đ) Ở dạng đơn chất và hợp chất lưu huỳnh có các số ôxi hoá nào?
A. 0; - 2; +4; +6
B. + 1; 0; + 4; +6
C. . 0; + 2; +4; +6
D. - 2; + 4; + 5; +6
Câu14 (0,25 đ) Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Có bọt khí bay lên
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen
Câu15 (0,5 đ) Đốt cháy hoàn toàn 16,25 g Zn trong bình chứa khí Clo dư khối lượng ZnCl2 thu được là.
A. 34 gam
B. 33 gam
C. 31 gam
D. 30 gam
Câu16(0,25 đ) Tính khử của các chất giảm dần theo thứ tự sau:
A. H2S > S > SO2
B. SO2> H2S > S
C. H2S > SO2 > S
D. SO2> S > H2S
Câu17(0,25 đ) Có thể dùng chất nào trong các chất sau để làm thuốc thử nhận biết ra hợp chất Halogen nua trong dung dich?
A. AgNO3
B. Ba(OH)2
C. Ba(NO3)2
D. Cu(NO3)2
Câu18 (0, 5 đ) Khi bắt đầu phản ứng nồng độ của 1 chất là 0,4 mol/ lít ,sau 10 giây xẩy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,2 mol / lít tốc độ của phản ứng xảy ra trong thời gian đó là.
A. 0,02 mol 1 lit
B.0,03 mol 1 lit
C.0,04 mol 1 lit
D.0,05 mol 1 lit
Câu 19(0,25 đ) Dãy kim loại nào sau đây phản ứng thu được với dung dịch H2SO4 loãng.
A. K, Mg, Al, Fe, Zn
B. Ag, Ba, Fe, Sn
C. Cu, Zn, Na
D. Au, Pt, Al
Câu20 (0,25 đ) Cần phải dùng 150 ml dung dịch để kết tủa hoàn toàn 200 gam dung dịch AgNO3 8,5% . Nồng độ dung dịch a xit là
A. 0,67 mol /lit
B. 0,69 mol/l
C. 0,70mol/l
0,79mol/l
Phần B: Tự luận (3 đ)
Câu 1( 1 đ): Có 4 lọ không dán nhãn đựng các dung dịch: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một hóa chất nào để phân biệt các chất trên. Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2 (2 đ): Cho 45,5 gam hỗn hợp gồm: Zn, Cu, Au vào dung dịch axit HCl dư thì còn lại 32,5 gam chất không tan. Mặt khác cũng lấy 45,5 gam hỗn hợp kim loại trên đem đốt thì khối lượng tăng lên thành 51,9 gam. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Phần A: Trắc nghiệm (7đ)
1 - B
6 - A
11 - B
16 - A
2 - A
7 - C
12 - B
17 - B
3 - C
8 - B
13 - D
18 - B
4 - B
9 - D
14 - C
19 - A
5 - D
10 - D
15 - C
20 - C
Phần B: Tự luận (3 đ)
Câu 1 (1 đ)
- Dùng quì tím.
- Quì chuyển đỏ là HCl, chuyển xanh là Ba(OH)2
- Dùng mẫu thử làm quì chuyển xanh cho vào 2 dung dịch còn lại là NaCl, Na2SO4, mẫu nào có kết tủa trắng là Na2SO4, mẫu không hiện tượng là NaCl.
Ba(OH)2 + 2NaCl -> BaCl2 + 2NaOH
Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaOH
Câu 2 ( 2 đ)
- Khi cho hỗn hợp vào dd HCl chỉ có Zn phanr ứng.
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
mZn = 45,5 - 32,5 = 13 g
nZn = 0,2 mol
- Khi cho hỗn hợp tác dụng với O2 thì Au không phản ứng
2Zn + O2 -> 2ZnO
0,2mol 0,1mol
2Cu + O2 -> 2CuO
amol a/2mol
mO2 tham gia phản ứng = 51,9 - 45,5 = 6,4g
nO2 = 0,2mol
a/2 mol = 0,2 - 0,1 = 0,1mol -> a = 0,2 mol
13
%m Zn = x 100% = 28,6%
45,5
64. 0,2
%m Cu = x 100% = 28,13%
45,5
45,5 - 13 - 12,8
%m Au = = 43,3%
45,5
3.Củng cố:Thu bài ,nhận xét giờ thi.
4. Dặn dò:Ôn bài, xem lại bài thi.
File đính kèm:
- de thi ki 2.doc