Bài giảng Tiết 8 : bài về đơn chất và hợp chất – phân tử

1.Kiến thức:

* Học sinh biết:

- Khái niệm đơn chất, hợp chất.

-Phân biệt được kim loại và phi kim.

-Biết được trong 1 mẫu chất nguyên tử không tách rời nhau mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8 : bài về đơn chất và hợp chất – phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ A. Mục tiêu : 1.Kiến thức: * Học sinh biết: - Khái niệm đơn chất, hợp chất. -Phân biệt được kim loại và phi kim. -Biết được trong 1 mẫu chất nguyên tử không tách rời nhau mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau. 2.Kĩ năng: * Rèn cho học sinh: -Biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề. -Khả năng phân biệt được các loại chất, viết kí hiệu các nguyên tố hóa học. 3.Thái độ: - Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh. B.Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 1.10 đến 1.13 SGK 2. Học sinh: - Ôn lại các khái niệm về chất, hỗn hợp, nguyên tử , nguyên tố hóa học. - Đọc bài 6 SGK / 22,23. C.Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập - Nguyên tử khối là gì ? - Dựa vào bảng 1 SGK/ 42, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A, biết nguyên tử A nặng gấp 4 nguyên tử Nitơ. -Yêu cầu 2 HS sửa bài tập 5,8 SGK/ 20 -Nhận xét và chấm điểm. -HS 1: NTK của Nitơ: 14 đ.v.C NTK của A là: 14.4 = 56 đ.v.C gA là sắt ( Fe) -HS 2: giải bài tập 5 SGK/ 20 : Nguyên tử Mg nặng gấp 2 lần nguyên tử C, nhẹ hơn S 0,75 lần và nhẹ hơn Al 8/9 lần. -HS 3: giải bài tập 8 SGK/ 20 Câu d đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn chất và hợp chất . -Hướng dẫn học sinh kẻ đôi vở để tiện so sánh 2 khái niệm. -Treo tranh vẽ g Giới thiệu: Đó là mô hình tượng trưng của 1 số đơn chất và hợp chất. gYêu cầu HS quan sát tranh : Mô hình tượng trưng mẫu các đơn chất và hợp chất rút ra đặc điểm khác nhau về thành phần giữa 2 mẫu đơn chất và hợp chất. -Vậy đơn chất là gì ? Hợp chất là gì ? -Giới thiệu: +Đơn chất được chia làm 2 loại: kim loại và phi kim. g Giới thiệu trên bảng 1 SGK/ 42 1 số kim loại và phi kim thường gặp và yêu cầu HS về nhà học thuộc. +Hợp chất được chia làm 2 loại: vô cơ và hữu cơ. -Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/ 26 -Yêu cầu HS trình bày đáp án của nhóm gNhân xét. -Thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất. -Chia đôi vở theo chiều dọc -Đơn chất : chỉ gồm 1 loại nguyên tử ( 1 nguyên tố ) -Hợp chất : gồm 2 loại nguyên tử trở lên ( 2 nguyên tố ) * Rút ra Kết luận: điền vào bảng : -Thảo luận theo nhóm + Các đơn chất: b,f. Vì mỗi chất trên được tạo bởi 1 loại nguyên tử ( do 1 nguyên tố hóa học tạo nên ) + Các hợp chất: a,c,d,e. Vì mỗi chất trên đều do 2 hay nhiều nguyên tố hóa học tạo nên. I. ĐƠN CHẤT. HỢP CHẤT : Đơn chất Hợp chất 1.Định nghĩa: -Là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. - Là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. 2.Phân loại: + Đơn chất kim loại Ví dụ: Cu, Na, Fe + Đơn chất phi kim Ví dụ: S, C, Cl2 +Hợp chất vô cơ Ví dụ: CaCO3. HCl +Hợp chất hữu cơ Ví dụ: CH4, C2H5OH 3. Đặc điểm cấu tạo: -Đơn chất kim loại:các nguyên tử sắp xếp khít nhau. -Đơn chất phi kim:các nguyên tử liên kết với nhau. -Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và thứ tự nhất định. Hoạt động 3 : Củng cố – luyện tập *Bài tập 1:Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: -Khí hiđro, oxi, clo là những … … … … đều tạo nên từ 1 … … … … -Nước, muối ăn, axít Clohiđric là những … … … … đều tạo nên từ 2 … … … … trong thành phần hóa học của nước và axit đều có chung … … … … còn muối ăn và axit lại có chung … … … … -HS thảo luận theo nhóm để giải bài tập trên. Đáp án: -Đơn chất ; nguyên tố hóa học. -Hợp chất ; nguyên tố hóa học; nguyên tố Hiđro; nguyên tố Clo. D.Hướng dẫn hs học tập ở nhà : -Học bài. -Làm bài tập 1,2 SGK/ 25 E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 T8.doc