Là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện. Trong mỗi sự việc có nhiều chi tiết.
Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
- Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 98- Ôn tập phần làm văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Em hãy nhắc lại các đơn vị kiến thức Làm văn đã học ở chương trình Ngữ Văn 10? Các đơn vị kiến thức Làm văn đã học ở chương trình Ngữ Văn 10: Văn tự sự, thuyết minh, nghị luận. Cách tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh. Lập kế hoạch cá nhân và viết quảng cáo. Cách thức trình bày một vấn đề. I. Lí thuyết Em hãy cho biết đặc điểm, mục đích, mối quan hệ của các kiểu VB tự sự, thuyết minh, nghị luận? Câu 1 - Đặc điểm của các kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, nghị luận. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Khái niệm Mục đích Mối quan hệ Tự sự Thuyết minh Nghị luận Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm. Có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Kiểu VB nhằm GT, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng. Có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu Có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên ? Tác dụng: Sự kết hợp các kiểu văn bản-> đa dạng, sinh động tạo sự cuốn hút, linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 2 a. Sự việc Thế nào là sự việc? Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng phân biệt với những cái xảy ra khác Thế nào là sự việc tiêu biểu? - Là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện. Trong mỗi sự việc có nhiều chi tiết. Sự việc tiêu biểu ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. - Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. - Các bước: + Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện. + Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu). + Triển khai sự việc bằng các chi tiết. Nêu các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 3, 6 - Cách lập dàn ý: + Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì? + Xác định nhân vật. + Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,... Hãy nêu cách lập dàn ý bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Dàn ý bài văn thuyết minh Dàn ý bài văn tự sự MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...) TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng. TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với đời sống. KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN * Cách viết đoạn văn thuyết minh: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh. - Đảm bảo tính liên kết về hình thức và ND. - Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng PCNN. Nêu cách viết một đoạn văn thuyết minh ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 4 Các phương pháp thuyết minh thông dụng: Định nghĩa; Phân tích, phân loại; Liệt kê, nêu ví dụ; Giảng giải nguyên nhân- kết quả; So sánh; Dùng số liệu. Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Tiết - 99 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 5 a)Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác - Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị. - Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin. b) Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn - Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng. - Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt. - Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức (để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt) Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 7: Văn nghị luận a) Cấu tạo của một lập luận - Luận điểm. - Các luận cứ. - Các phương pháp lập luận. b) Các thao tác nghị luận: Diễn dịch Quy nạp Phân tích Tổng hợp So sánh. c) Cách lập dàn ý: - Nắm chắc các yêu cầu của đề bài. - Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ. - Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí. Trình bày cấu tạo của một lập luận? Các thao tác nghị luận ? Và nêu cách lập dàn ý bài văn nghị luận? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 8. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự và văn bản thuyết minh. Thảo luận Yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự ? Yêu cầu khi tóm tắt văn bản thuyết minh ? Cách thức tóm tắt văn bản tự sự ? Cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN + Xác định mục đích tóm tắt. + Đọc kĩ VB, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện. + Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình (có thể trích dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong tp) + Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm. + Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của một VB. + Đáp ứng được mục đích tóm tắt. (Mục đích: Giúp ta nắm vững tính cách, số phận nhân vật chính và góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm) VB tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung văn bản gốc. + Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt. + Đọc kĩ VB gốc để nắm được đối tượng thuyết minh. + Tìm bố cục văn bản. + Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Cách thức tóm tắt Yêu cầu Tự sự Thuyết minh Câu 9: Đặc điểm cách viết bản kế hoạch cá nhân + Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành và kết quả đạt được. + Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng. Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân ? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Câu 10: Trình bày một vấn đề: - Cách thức trình bày một vấn đề: + Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày. + Chuẩn bị đề tài, đề cương. + Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc. - Yêu cầu: đảm bảo các yêu cầu về nội dung, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, cảm xúc,...để lôi cuốn người nghe. Nêu cách thức yêu cầu khi trình bày một vấn đề? ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN II. Luyện tập Bài 1 Lập đề cương tóm tắt bài Văn bản văn học - 3 nội dung chính: 1. Tiêu chí chủ yếu của VBVH 2. Cấu trúc của VBVH 3. Từ VB đến tác phẩm VH - Luận điểm của ND thứ nhất + LĐ1: Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. + LĐ2: Ngôn từ có nhiều sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú. + LĐ3: Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng. ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN “ Quy trình đào một địa đạo được bắt đầu bằng một bản vẽ hình hài trên giấy và sự đo đạc ước lượng trên mặt đất. Sau đó người ta chia ra khoảng 50m đào một giếng. Một tổ từ bốn đến năm người bắt đầu khai phá vào lòng đất bằng cách đào giếng xuống độ sâu được ấn định. Rồi từ đó ho ïkiên nhẫn đào thành tường hầm tiến về phía nhau. Lí thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế đâu có dễ dàng? Những người hàng xóm suốt đời chống cửa thấy nhau đó, khi xuống lòng đất tìm được nhau chẳng khác gì những con người ở nhiều hành tinh khác nhau đang bồn chồn phát tín hiệu liên lạc với nhau. Đôi khi đã đào quá độ dài cần thiết mà vẫn chưa gặp được mặt nhau. Họ bèn dùng cuốc, xẻng đập thình thịch bờ đất và dỏng tai lắng nghe những âm thanh mơ hồ văng vẳng. Đâu đó có thể là bên trái, bên phải, dưới đất hoặc trên đầu… Trong bóng đêm thâm trầm của lòng đất mẹ, có những con người đang khao khát tìm gặp nhau. Cuộc tìm kiếm đồng bào, đồng loại thấm đẫm màu sắc hoang sơ của những cuộc tìm kiếm thời tiền sử; nhưng lại chan chứa niềm tin của thời đại Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự bất tử của non sông đất nước.” Đoạn văn 1 Bài 2 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN “Đêm ấy một bà, một cháu, một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đêm mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh tiễn Nga ra đến cổng đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát. Không lưỡng lự Thanh cầm lấy bàn tay Nga, để yên trong tay tay mình. Nga cũng đứng yên lặng. Lần đầu, Nga rút tay ra sẽ nói: - Thôi, em về Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phaỉ.” Đoạn văn 2 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN Dặn dò - Học bài nắm kiến thức ôn tập - Thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận (ở nhà). Soạn tiếp: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
File đính kèm:
- on tap phan lam văn.ppt