Bài giảng Tiết: bài 41: oxi

 1. Học sinh biết

§ Cấu tạo phân tử oxi

§ Tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng của oxi

 2. Học sinh hiểu

§ Tính chất hoá học cơ bản của oxi là tính oxi hoá mạnh

§ Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân huỷ hợp chất có oxi kém bền

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: bài 41: oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: BÀI 41: OXI I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Học sinh biết Cấu tạo phân tử oxi Tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng của oxi 2. Học sinh hiểu Tính chất hoá học cơ bản của oxi là tính oxi hoá mạnh Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân huỷ hợp chất có oxi kém bền 3. Vận dụng Quan sát và giải thích hiện tượng Viết các PTHH minh hoạ tính chất oxi hoá mạnh của oxi Giảiđược moat số bài toán tổng hợp có liên quan II.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình+ Đàm thoại + Trực quan III.CHUẨN BỊ: Khí oxi, bột lưu huỳnh, bột sắt, que diêm, quỳ tím, nước cất. Ống nghiệm, gía ống nghiệm, muỗng sắt, đèn cồn, kẹp ống nghiệm. IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: a)Cho biết Nhóm VIA bao gồm những nguyên tố nào?Tính chất hoá học đặc trưng? Giải thích b)Viết cấu hình electron của O( Z= 8), S( Z=16), giải thích tại sao oxi thường có số oxi hoá là -2, còn lưu huỳnh ngoài số oxi hoá -2 còn có số oxi hoá +4 hoặc +6? 3.Giảng bài mới Hoạtđộng của Giáo viên Hoạt động của trò Nội dung Chính Hoạt động 1: Đặt vấn đề GV: Em hãy cho biết nguyên tố nào phổ biến nhất trên Trái Đất? Nêu những hiểu biết của em về nguyên tố đó. GV: vậy oxi có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Để giải thích được điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài Oxi Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử – Tính chất vật lý GV: Cho HS viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử oxi. GV: từ cấu tạo lớp electron ngoài cùng giải thích liên kết hoá học trong phân tử oxi GV: Các em đã biết oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí, chúng ta thường xuyên hít thở không khí, vậy em đã biết gì về tính chất vật lý của oxi? GV: yêu cầu HS liên hệ thực tế, cho biết trạng thái tự nhiên của Oxi HS: lên bảng viết cấu hình e và sự phân bố e theo obitan HS: Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng và số electron độc thân HS rút ra được liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hoá trị không cực HS: Bằng kiến thức đã học đa số HS sẽ nêu được trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính ít tan trong nước HS: rút ra quá trình oxi sinh ra trong tự nhiên nhờ cây xanh quang hợp I.CẤU TẠO PHÂN TỬ O( Z=8): 1s22s22p4 CTPT: O2 CTCT: O = O Bản chất liên kết: liên kết cộng hóa trị không cực II.TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN 1.Tính chất vật lí ( SGK) Tan ít trong nước. S=0.0043g/100g H2O 2.Trạng thái tự nhiên Cây xanh quang hợp thải ra oxi 6CO2 +6H2O ® C6H12O6 + 6O2 Hoạt động 4: Tính chất hóa học GV: Dựa vào cấu hình electron hãy xác định tính chất hoá học đặc trưng của Oxi. Oxi có các trạng thái oxi hoá nào? GV: nêu những phản ứng hoá học để chứng minh tính oxi hoá của oxi? GV: làm thí nghiệm (O2+bột sắt ) GV: Làm thí nghiệm que đóm cháy trong oxi GV: làm thí nghiệm ( O2+ C2H5) GV: tổng kết oxi tạo ra oxit với hầu hết các nguyên tố, phản ứng trực tiếp với các kim loại( trừ Au, Ag, Pt) và với các phi kim ( trừ Halogen vì có tính oxi hoá mạnh hơn) HS: Nguyên tố oxi có độ âm điện lớn, sau flo. Nó có 6e ơ lớp ngoài cùng, nên dễ nhận 2e. Do vậy oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh. HS: tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất HS:quan sát và giải thích hiện tượng,viết PTPƯ của oxi với kim loại Xác định chất oxi hoá, khử. Đọc tên sản phẩm phản ứng HS: Quan sát thí nghịệm.Viết PTPƯ của oxi với các phi kim HS:Quan sát thí nghịệm.Viết PTPƯ III.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC O + 2e → O-2 =>Thể hiện tính oxi hóa mạnh ( kém Flo) 1.Tác dụng với kim loại:Oxi + kim loại → oxit kim loại Tác dụng với hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt ). Vd: 4Na + O2 2Na2O [k] [O] Natri oxit Fe + O2 Fe3O4 Oxit sắt từ 2Mg + O2 2MgO Magiê oxit 2.Tác dụng với phi kim: Oxi phản ứng trực tiếp với phi kim (trừ halogen) 2H2 + O2 2H2O + Q [K] [O] S + O2 SO2 Lưu huỳnh đioxit C +O2 CO2 Cacbon đioxit 4P + O2 ® 2P2O5 Diphotpho pentoxit 3. Tác dụng với hợp chất C2H5OH +3O2 ® 2CO2 +3H2O 2H2S+3O2® 2SO2 + 2H2O Nhận xét: - Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá khử trong đó oxi là chất oxi hoá O2 + 4e = 2O-2 - Các phản ứng của oxi đều là phản ứng toả nhiệt Hoạt động 5:Điều chế – Ứng dụng 1.Điều chế GV: Viết các PTHH có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? GV: nhận xét các PTHH do HS đưa ra, dẫn dắt HS rút ra được phương pháp điều chế trong PTN GV: làm thí nghiệm phân huỷ KClO3. Yêu cầu HS giải thích cách thu khí GV: giới thiệu Pư phân huỷ H2O2 GV: nhấn mạnh nguyên tắc điều chế trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân hợp chất giàu oxi, kém bền HS: Cần cho sự hô hấp của người và động vật Dùng trong hàn cắt kim loại, y khoa, công nghiệp hoá chất, luyện thép, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa HS: có thể đưa ra nhiều PƯHH để ra oxi HS: thu oxi bằng phương pháp dời chỗ nước vì oxi ít tan trong nước. IV.ĐIỀU CHẾ 1.Trong phòng thí nghiệm vNguyên tắc: Nhiệt phân hợp chất giàu oxi, kém bền. (KClO3, KMnO4, H2O2 …) KClO3 KCl + 3/2O2 2KMnO4 ® K2MnO4+MnO2 + O2 2H2O2 2H2O + O2 2.Trong công nghiệp a.Từ không khí Chưng cất phân đoạn không khí lỏng b.Từ nước V. ỨNG DỤNG (SGK) 3. Củng cố Tính chất hoá học đặc trưng của oxi Nêu các phương pháp điều chế oxi Dặn dò: về làm bài tập 2,3,4,5 trang 162 ( SGK

File đính kèm:

  • docGA-OXI - Sua.doc
Giáo án liên quan