. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nắm được khái niệm số trung bình cộng, số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng.
Kĩ năng:
- Tính thành thạo số trung bình cộng, số trung vị, mốt.
Thái độ:
- Liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án. Các bảng số liệu.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập cách tính số trung bình cộng.
3 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết dạy: 49 - Bài 3: Số trung bình. Số trung vị. Mốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2008 Chương V: THỐNG KÊ
Tiết dạy: 49 Bàøi 3: SỐ TRUNG BÌNH. SỐ TRUNG VỊ. MỐT (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm được khái niệm số trung bình cộng, số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng.
Kĩ năng:
Tính thành thạo số trung bình cộng, số trung vị, mốt.
Thái độ:
Liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án. Các bảng số liệu.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập cách tính số trung bình cộng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
H. Tính số trung bình cộng của các dãy số sau:
a) 1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10 b) 1; 2,5; 8; 9,5
Đ. a) » 5,9 b) = 7
3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số trung vị
15'
· GV dẫn dắt từ KTBC, trong trường hợp các số liệu thống kê có sự chênh lệch lớn thì số TBC không đại diện được cho các số liệu đó.
H1. Có thể lấy số TBC làm đại diện làm số đại diện được không ?
H2. Tìm số trung vị ?
Đ1. không.
Đ2.
a) Me = 7
b) Me = = 5,25
II. Số trung vị
· Sắp thứ tự các số liệu thống kê thành dãy không giảm (hoặc không tăng). Số trung vị (của các số liệu thống kê đã cho) kí hiệu Me là số đứng giữa dãy nếu số phần tử là lẻ và là TBC của hai số đứng giữa nếu số phần tử là chẵn.
VD1: Xác định số trung vị:
a) Điểm thi môn Toán của một nhóm 9 HS lớp 6 là:
1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10
b) Điểm thi môn Toán của 4 HS lớp 6 là:
1; 2,5; 8; 9,5
Cỡ áo
36
37
38
39
40
41
42
Cộng
Tần số
13
45
126
110
126
40
5
465
VD2: Tìm số trung vị của các số liệu thống kê cho ở bảng:
H3. Trong dãy số trên, số trung vị là giá trị của số hạng thứ bao nhiêu ?
Đ3. Số hạng hứ = 233
Þ Me = 39
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Mốt
10'
H1. Nhắc lại khái niệm Mốt đã học ở lớp 7 ?
Đ1. Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng "tần số".
III. Mốt
· Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất và được kí hiệu là MO.
Cỡ dép
36
37
38
39
40
41
42
Cộng
Tần số
13
45
110
184
126
40
5
523
VD1: Tìm mốt của bảng số liệu sau:
H2. Hãy chỉ ra mốt ?
H3. Có bao nhiêu cỡ áo bán ra với số lượng lớn nhất ?
· GV cho HS nhận xét, trong một bảng số liệu có bao nhiêu mốt ?
Đ2. MO = 39
Đ3. 2 Þ có 2 mốt
= 38; = 40
· Có thể có nhiều mốt.
VD2: Tìm mốt của bảng số liệu "Số áo bán được " ở trên.
Hoạt động 3: Luyện tập tính số trung vị và tìm mốt
10'
Tiền lương
(1000 đồng)
300
500
700
800
900
1000
Cộng
Tần số
3
5
6
5
6
5
30
VD1: Tiền lương hàng tháng của 30 công nhân của một xưởng may cho bởi bảng phân
H1. Xác định các số hạng đứng giữa của dãy số ?
H2. Xác định các mức lương có tần số cao nhất ?
Đ1. Số thứ 15 và 16.
Þ Me = = 800
Đ2. Có 2 mức: 700 và 900
Þ = 700; = 900
bố tần số .
a) Tìm số trung vị ?
b) Tìm mốt của bảng phân bố? Nêu ý nghĩa ?
H3. Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự tăng dần ?
Đ3. 650; 670; 690; 720; 840; 2500; 3000.
Þ Số trung vị là Me = 720
VD2: Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên là: 650; 840; 690; 720; 2500; 670; 3000 (1000 đ). Tìm số trung vị của các số liệu thống kê đã cho ?
Hoạt động 4: Củng cố
5'
· Nhấn mạnh:
+ Cách tính số trung vị.
+ Cách tìm mốt.
+ Biết nhận xét ý nghĩa thực tế dựa vào số trung vị hoặc mốt.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
Đọc trước bài "Phương sai và độ lệch chuẩn"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- dai10cb49.doc