Bài giảng Tiết dạy:63 axit cacboxylic

1. Kiến thức:

HS biết:

 Định nghĩa cách phân loại đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

 Tính chất vật lí: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước.

 Tính chất hóa học: tính axit yếu, phản ứng este hóa.

 Phản ứng điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết dạy:63 axit cacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết dạy:63 AXIT CACBOXYLIC I.Mục tiêu: Kiến thức: HS biết: Định nghĩa cách phân loại đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. Tính chất vật lí: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước. Tính chất hóa học: tính axit yếu, phản ứng este hóa. Phản ứng điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic. Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. Dự đoán được tính chất hóa học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Viết các phương trình hóa học minh học tính chất hóa học. Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phản ứng hóa học. Tính khối lượng hoặc nồng độ axit trong phẩn ứng. Thái độ: học sinh học tập nghiêm túc, tích cực. II.Chuẩn bị: Giáo viên: mô hình, bảng phụ. Học sinh: ôn lại về tính chất axit axetic trước ở lớp 9. Phương pháp: nghiên cứu sách giáo khoa, đàm thoại. III.Phương pháp :đàm thoại gợi mở,diễn giảng,nêu vấn đề IV.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ. -Viết công thức cấu tạo của các andehit có CTPT C4H8O và gọi tên chúng. -Hoàn thành dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học: Etylenancol etylic etanal axit axetic anomi axetat Đáp án: 3.Giảng bài mới: Hđ1: Tìm hiểu về định nghĩa, danh pháp. HS dựa vào định nghĩa andehit định nghĩa tương tự về axit trên cơ sở cấu tạo có nhóm chức –COOH Hđ2: Phân loại axit: Andehit được phân loại như thế nào? Dựa vào cách phân của andehit tương tự hãy phân loại axit cacboxylic? Viết công thức tổng quát? GV: yêu cầu học sinh phân loại các axit sau: C4H9COOH CH2=CH-CH2-COOH,C3H5COOH. C7H7COOH. HOOC-COOH. HOOC-CH=CH-COOH. Hđ3: Tìm hiểu về danh pháp axit cacboxylic. Cho học sinh nghiên cứu bảng 9.2 và so sánh tên thay thế của axit với tên của các ankan có cùng số nguyên tử C để suy ra nguyên tắc gọi tên danh pháp thay thế. Giáo viên: cho thêm vài ví dụ khác để học sinh gọi tên. Vd: CH3-CH-CH-CH2-COOH I.Định nghĩa, phân loại, danh pháp 1.Định nghĩa. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl(-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro. 2.Phân loại: Dựa vào gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, axit được chia thành. -Axit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n³0) hoặc CnH2nO2(n³1). -Axit không no, đơn chức, mạch hở: R-COOH (R:gốc hidrocacbon không no) -Axit thơm đơn chức: R-COOH (R: gốc hidrocacbon thơm) -Axit đa chức: R-(COOH)x (R:gốc hidrocacbon; x³2) 3.Danh pháp. Ta chỉ xét axit no, đơn chức, mạch hở. -Tên thay thế = Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic -Mạch chính: mạch cacbon dài nhất có nhóm -COOH và đánh số từ nguyên tử cacbon của nhóm -COOH. -Tên thông thường: liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. -Vd: CH3COOH: axit axetic hoặc axit etanoic. axit 3-metylbutanoic CH3 CH3 axit 3,4-dimetylpentanoic. CH3-CH-CH-CH2-CH2-CH2-COOH CH3 CH3 axit 5-etyl-6-metyl heptanoic. Hđ4: Nghiên cứu cấu tạo nguyên tử axit. Học sinh nghiên cứu cấu tạo nhóm -COOH trong SGK từ đó đưa ra dự đoán về tính chất của axit cacboxylic. Hđ5: Nghiên cứu tính chất vật lí. Học sinh nghiên cứu SGK xác định trạng thái của axit cacboxylic qua việc xét nhiệt độ sôi của các axit trong bảng 9.2 và so sánh với trạng thái của các ancol tương ứng có phân tử khối tương đương (bảng 8.2/181)=> khả năng tạo liên kết hidro của axit tốt hơn ancol Hđ6: Nghiên cứu tính chất phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic. Qua hình vẽ 9.3 trong SGK, giáo viên dẫn dắt học sinh so sánh [H+] trong 2 dung dịch (HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M) =>khả năng phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic II.Đặc điểm cấu tạo: -Liên kết O-H: phân cực mạnh nên nguyên tử H linh động=> có tính axit và tạo được liên kết hidro. -Liên kết C-OH: phân cực manh nên có thể bị thay thế. III.Tính chất vật lí: -Ở điều kiện thường các axit đều là chất lỏng hoặc rắn. -Nhiệt độ các axit tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các ancol có cùng phân tử khối do liên kết H giữa các phân tử axit bền hơn giữa các phân tử ancol -Độ tan của các axit giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối . IV.Tính chất hóa học: 1.Tính axit: a.Trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch. Vd: CH3COOH D H+ + CH3COO-. Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. b.Tác dụng với bazơ, oxit bazơ: CH3COOH + KOH à CH3COOK + H2O. 2CH3COOH + MgO à (CH3COO)2Mg + H2O. c.Tác dụng với muối: CH3COOH + CaCO3 à (CH3COO)2Ca + H2O. d.Tác dụng với kim loại trước hidro. 2CH3COOH + Zn à (CH3COO)2Zn + H2 4. Củng cố: Câu 1: Axit có CTPT C5H10O2 có bao nhiêu CTCT ? a. 2 b.4 c.3 d.5 Câu 2: Axit 3-metylbutanoic có CTCT là: Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Có tên là: . a.axit 2 – metyl – 3 – etylhexanoic b. axit 4 – etyl – 5 – metylhexanoic c. axit 4 – isopropyl hexanoic d. axit 3 – etyl – 2 – metylhexanoic Câu 4: cho các chất: axit metanoic (X), axit etanoic(Y), metanol(Z), etanol(T) Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là: a. X,Y,Z,T b.X,Z,Y,T c.Y,T,X,Z d.Y,X,T,Z Câu 5: chất Y có CTPT C4H8O2 tác dụng với NaOH hoặc Na tạo thành chất Z(C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây: a.andehit b.axit c.ancol d.xeton 5. Dặn dò: -Xem lại: danh pháp, tính chất hóa học, cách điều chế axit cacboxylic -Làm bài tập SGK. -Ôn lại tính chất và cách điều chế andehit, xeton. 6.RUÙT KINH NGHIEÄM:

File đính kèm:

  • docchuong VI(1).doc
Giáo án liên quan