I: MỤC TIÊU.
Học sinh hiểu được:
ã Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
ã Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống.
II: CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
+ Máy chiếu, giấy trong bút dạ
Các thí nghiệm gồm có:
- Một đoạn dây thép dài 20cm
- Đèn cồn, bao diêm
30 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết số : 21 chương II: kim loại tính chất vật lý của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 21
Chương II : Kim loại
Tính chất vật lý của kim loại
I: Mục tiêu.
Học sinh hiểu được:
Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu, giấy trong bút dạ
Các thí nghiệm gồm có:
- Một đoạn dây thép dài 20cm
- Đèn cồn, bao diêm
- Một số vật dụng khác như : Ca kim loại, ca nhôm, giấy gói báng kẹo.
- Một đèn điện để bàn
- Một đoạn dây nhôm
- Một mẩu than gỗ
- Một chiếu búa đinh
Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài tính chất vật lý như thế nào ở lớp 8 .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới: ( 35p)
I: Tính dẻo (10p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh làm thí nghiệm
Dùng búa đạp vào đoạn dây nhôm
Lấy búa đập vào một mẩu than
ố Quan sát hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
Gv: gọi đại diện nhóm học sinh nêu hiện tượng, giải thích và kết luận.
Giáo viên: Cho học sinh quan sát các mẫu giấy gói bánh khẹo làm bằng nhôm
- vỏ của các đồ hộp
à Kim loại có tính dẻo.
HS: Làm việc theo nhóm.
Hiện tượng:
Than chì bị vỡ vụn
Dây nhôm bị dát mỏng.
Giải thích:
Dây nhôm chỉ bị dátmỏng là do kim loại có tính dẻo.
Còn than chì bị vỡ vụn là do than không có tính dẻo.
Kết luận: Kim loại có tính dẻo.
II: Tính dẫn điện ( 10p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Đốt nóng một đoạ dây thép trên ngọn lửa đèn cồn .
à nhận xét hiện tượng và giải thích.
H: Trong thực tế dây dẫn thường được làm bằmg các kim loại nào?
H: Các kim loại khác có dẫn điện không?
Giáo viên gọi 1 học sinh nêu kết luận.
Giáo viên bổ xung ý kiến.
- Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là : AgàCuà Al, Fe……
- Kim loại thường đẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.
- Do có tính dẫn nhiệt một số kim loại được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn
Ví dụ: Al hoặc thép không gỉ………..
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Hiện tượn: Phần dấy thép không tiếp xúc với ngọn lửa bị nóng lên
Giải thích. Đó là do thép có tính dẫn nhiệt
Nhận xét.
Kim loại có tính dẫn nhiệt
III: Tính ánh kim (3p)
Giáo viên: thuyết trình:
Quan sát đồ vật bằng kim loại trang sức bằng : bạc , vàng……ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp …..các kim loại khác nhau cũng có vẻ sáng tương tự .
H: học sinh tự nêu nhận xét
Giáo viên bổ xung:
Nhờ tính chất này, kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác.
H: Đọc phần em có biết
Học sinh: Nghe và ghi
4. Luyện tập- củng cố (5p)
Giáo viên gọi học sinh nêu lại nội dung chính của bài.
Học sinh: Nêu lại nội dung chính của bài
5. Hướng dấn (1p)
Bài tập về nhà : 1.2.3.4.5 SGK/48
Rút kinh nghiệm
Tuần 11 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 22
Tính chất hoá học của kim loại
I: Mục tiêu.
Học sinh hiểu được:
Học sinh biết được tính chất của kim lạo nói chung: tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối.
Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học cảu kim loại.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu, giấy trong bút dạ
Các thí nghiệm gồm có:
* Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh miệng rộng
Giá ống nghiệm
ống nghiệm
Đèn cồn
Muôi sắt
* Hoá chất.
Một lọ oxi
Một lọ clo
Na
Dây thép
Dung dịch H2SO4 loãng
Dung dịch AgNO3
Fe
Zn
Cu
Dung dịch AlCl3
Học sinh: Ôn lại các kiến thức
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
H: Nêu tính chất vật lý của kim loại? Mỗi tính chất lấy một ví dụ minh hoạ?
Đáp án: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, khối lượng riêng…..
Giáo viên nhận xét cho điểm
Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: …….
3. Bài mới: (33p)
I: Phản ứng của kim loại với phi kim (10p)
Giáo viên làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát ?
Thí nghiệm 1: Đốt sắt trong oxi
Thí nghiệm 2: : Đưa một muôi sắt đựng Na nóng chảy vào bình đựng khí clo.
H: Học sinh quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng?
H: học sinh viết các phương trình phản ứng trên ?
H: Nêu kết luận về tính chất hoá học trên?
1. Tác dụng với oxi .
Học sinh quan sát thí nghiệm.
Hiện tượng:
Thí nghiệm 1: Sắt cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen (Fe3O4).
Phương trình phản ứng:
Fe + O2 Fe3O4
Thí nghiệm 2: Na nóng chảy trong khí clo tạo thành khói trắng.
Phương trình phản ứng:
2Na + Cl2 2NaCl.
2. Tác dụng với phi kim khác.
2K + Cl2 2KCl
Kết luận:
- Hầu hết kim loại ( trừ Ag, Au, Phương trình) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao.
- ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối
II: Phản ứng của kim loại với dung dịch axit (1op)
H: Nhác lại tính chất hoá học của muối?
Giáo viên chú ý tính chất hoá học của muối + kim loại
H: Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau?
Zn + S
? + Cl2 AlCl3
? + ? MgO
? + ? CuCl2
? + HCl FeCl2 + H2#
* Kim loại + Muối à Muối mới + kim loại mới
Phương trình phản ứng:
Mg + H2SO4 loãng MgSO4 + H2#
Al + HCl AlCl3 + H2#
Học sinh làm bài tập trên vào vở.
III: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối (12p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: cho một dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3
Thí nghiệm 2: cho một dây Zn vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
thí nghiệm 3: Cho một dây Cu vào dung dịch AlCl3?
Học sinh qaun sát thí nghiệm. Nhận xét và ghi kết luận .
Học sinh viết phương trình phản ứng?
H: Nêu nhận xét hiện tượng hoá học trên?
H: Nêu hiện tượng thí nghiệm trên?
H: Nhận xét ghì về tính chất hoá học này?
H: Đọc kết luận trong SGK /50.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm đã được quy định.
Hiện tượng:
ở thí nghiệm 1:
Có kim loại màu trắng xám bám vào dây đồng. Đồng tan dần.
Dung dịch khong màu chuyển dần sang màu xanh lam.
Phương trình phản ứng:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 +2Ag
Nhận xét:
Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
* ở thí nghiệm 2:
- Có chất rắn màu đỏ sinh ra bám ngoài dây kẽm.
- Màu xanh cuả CuSO4 nhạt dần.
- Kẽm tan dần
- Phương trình hoá học.
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
Nhận xét: Kẽm đẩy đồng ả khỏ hợp chất ta nới Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
* Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng hoá học sinh ra
- Nhận xét:
Đồng không dẩy được nhôm ra khỏi hợp chất. Ta nói đồng yếu hơn nhôm.
Kết luận:
Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, Ba, Ca, K) có thể đẩy được kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng để tạo ra muối mới và kim loại mới.
4. Củng cố – luyện tập ( 5p)
H: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài
Giáo viên : Chiếu lại nội dung chính của bài ( tính chất hoá học cuả kim loại) lên màn hình.
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập :
Ngâm một chiếc đinh sắt nặng 20 gam vào 50 ml dung dịch AgNO3 0,5M cho đến khi phản ứng kết thúc.Tính khối lượng chiếc đinh sắt sau khi thí nghiệm. ( giả sử toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám vào đinh sắt) .
H:Em hãy nêu hiện tượng của thí nghiệm trên?
H: Vậy khối lượng đinh sắt thay đổi như thế nào?
GV: tổng hợp các kết quả rồi cho học sinh ghi các bước làm bài tập trên.
Bước 1: Viết đúng phương trình phản ứng.
Bước2: Tính số mol AgNO3
Bước 3: Từ số mol AgNO3 tính được số mol Fe phản ứng.
Bước 4: Tính khối lượng sắt đã phản ứngà Khối lượng bạc tạo thành.
Bước5: Tính khối lượng chiếc đinh sắt sau phản ứng.
Học sinh làm bài tập trên vào vở.
5. Hướng dẫn ( 1p)
bài tập về nhà: 2.3.4.5.6.7.8 SGK/51.
Rút kinh nghiệ
Tiết số : 23
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
I: Mục tiêu.
Học sinh biết được dãy hoạt động hoá học của kim loại .
Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Biết làm một số thí nghiệm để rút ra kim lạo hoạt động hoá học
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu, giấy trong bút dạ
Các thí nghiệm gồm có:
* Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh miệng rộng
Giá ống nghiệm
ống nghiệm
Đèn cồn
Muôi sắt
Kép gỗ (3cái)
* Hoá chất.
Na
Dây thép
Dung dịch H2SO4 loãng
Dung dịch AgNO3
Dung dịch CuSO4
Dung dịch FeSO4
Fe
Zn
Cu
Dung dịch AlCl3
Học sinh: Ôn lại các kiến thức tính chất hoá học của kim loại .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
H: Nêu tính chất hoá học cuả kim loại . Viết phương trình phản ứng?
H: Học sinh làm bài tập sau:
Ngâm một chiếc đinh sắt nạng 20 gam vào 50 ml dung dịch AgNO3 0,5M cho đến khi phản ứng kết thúc.Tính khối lượng chiếc đinh sắt sau khi thí nghiệm. (giả sử toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám vào đinh sắt) .
H:Em hãy nêu hiện tượng của thí nghiệm trên?
Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Bài mới: (33p)
I: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ?
Giáo viên hướnh dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 rồi chiếu các bước lên màn hình .
*Thí nghiệm 1:
Cho một mẩu Na vào cốc 1 đựng nước cất có cho thêm một số giọt dung dịch phenolphtalein
Cho 1 chiếc đinh sắt vào ống nghiệm có chứa nước cất cho thêm một số giọt dung dịch phenolphtalein
* Thí nghiệm 2:
Cho một đinh sắt vào ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4
Cho một mẩu dây Cu vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeSO4
H: Gọi đại diện các nhóm học sinh làm thí nghiệm lên nêu hiện tượng thí nghiệm 1:
Viết phương trình phản ứng?
Nhận xét
Giáo viên chiếu các nội dung mà học sinh phát biểu lên màn hình.
H: Gọi đại diện học sinh nêu :
Hiện tượng thí nghiệm 2.
Viết phương trình phản ứng
Nhận xét
Kết luận
( giáo viên chiếu các ý kiến đó lên mà hình)
Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng rồi chiếu lên màn hình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
H: Gọi đại diện học sinh nêu :
Hiện tượng thí nghiệm 3.
Viết phương trình phản ứng
Nhận xét
Kết luận
(giáo viên chiếu các ý kiến đó lên mà hình)
Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng rồi chiếu lên màn hình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
H: Gọi đại diện học sinh nêu :
Hiện tượng thí nghiệm 3.
Viết phương trình phản ứng
Nhận xét
Kết luận
(giáo viên chiếu các ý kiến đó lên mà hình)
Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng rồi chiếu lên màn hình.
Học sinh nghe và ghi dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
1. Thí nghiệm 1.
Học sinh: Nêu hiện tượng ở thí nghiệm 1.
* ở cốc 1:
Na chạy nhanh trên mặt nước, có khí thoát ra.
Dung dịch có màu đỏ
* ở cốc 2:
- Không có hiện tượng gì.
Nhận xét:
Na phản ứng với nước sinh ra khí và dung dịch bazơ nên làm cho quỳ tím chuyển đỏi thành đỏ.
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O NaOH + H2#
Kết luận: Na hoạt động hoá học mạnh hơn sắt. Ta xếp Na đứng trước Fe.
2. Thí nghiệm 2.
Hiện tượng.
- ở ống nghiệm 1: có chất rắn màu đỏ sinh ra bám vào thanh sắt, màu xanh cuả dung dịch CuSO4 bị nhạt dần.
- ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
Nhận xét:
- ở ống nghiệm 1: Sắt đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối đồng
* phương trình phản ứng:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
- ở ống nghiệm 2: Đồng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt
Kết luận:
Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn Đồng
Ta xếp sắt đứng trước đồng.
Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Thí nghiệm 3.
Hiện tượng:
- ở ống nghiệm 1: có chất rắn màu xám bám vào đồng, dung dịch chuyển dần sang màu xanh.
- ở ốngnghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
Nhận xét:
Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch.
Phương trình phản ứng:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch .
Kết luận:
Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc nên ta xếp đồng đứng trước bạc .
4. Thí nghiệm 4.
Hiện tượng.
-ở ống nghiệm 1: Có nhiều bọt khí thoát ra.
- ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng phản ứng.
Nhận xét;
Sắt đẩy H2 ra khỏi dung dịch axit.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2#
Đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
Kết luận: Ta xếp Fe đứng trước H và Cu đứng sau H
Thứ tự: Fe, H, Cu…
Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb,H, Cu, Ag,Au
II: Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ( 10p) .
Giáo viên chiếu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học và giảithích.
Học sinh nghe và nghi
Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết.
1) Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
2) Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở đk thườngtạo thành kiềm và giải phóng H2
3) Kim loại đứng trước H đẩy được H ra khỏi dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)
4) Kim loại đứng trước (Trừ Na, K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
4. Củng cố – Luyện tập ( 6p)
H:Nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1: Cho các kim loại sau: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào tác dụng với:
Dung dịch H2SO4 loãng
Dung dịch FeCl2
Dung dịch AgNO3
Viết các phương trình phản ứng xảy ra..
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5 SGK/54
Rút kinh nghiệm .
Tuần 12 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 24
Nhôm (Al=27)
I: Mục tiêu.
- Học sinh biết được tính chất vật lý của nhôm
- Tính chất hoá học của nhôm:
+ Mang tính chất hoá học chung của kim loại
+ Tính chất hoá học riêng là phản ứng được với dung dịch Kiềm
- Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu, giấy trong bút dạ
Tranh vẽ: Hình 2.14 SGK
Dụng cụ thí nghiệm của học sinh (4bộ) + Dụng cụ của học sinh
Hộp hoá chất .
Học sinh: Ôn lại các kiến thức tính chất hoá học của kim loại .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (6p)
H: Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động .
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1: Cho các kim loại sau: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào tác dụng với:
+ Dung dịch H2SO4 loãng
+ Dung dịch FeCl2
+ Dung dịch AgNO3
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài tập 2: Cho 6 gam hồn hợp gồm Cu và Fe vào 100ml dung dịch HCl 1,5M phản ứng kết thúc thu được 1,12lít khí (đktc)
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra?
+ Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
+ Tính nồng độ của dung dịch thu được sau phản ứng ( Coi thể tích dung dịch không thay đổi) .
Giáo viên nhận xét cho điểm
Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: …….
3. Bài mới: (33p)
I: Tính chất vật lý (4p)
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
G: Các em hãy quan sát lọ đựng bột nhôm, dây nhôm đồng thời liên hệ thực tế đời sống hàng ngày và nêu tính chất vật lý của nhôm .
H: Nêu tính chất vật lý của nhôm?
Giáo viên: Bổ xung các ý mà học sinh phát biểu thiếu .
H: Vì sao nhôm có thể khéo dài thành sợi và dát mỏng thành từng lá hoặc làm gói giấy bánh kẹo.
Học sinh quan sát mẫu vật thực tế .
Tính chất vật lý của nhôm.
Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim
Nhẹ
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Có tính dẻo
II. Tính chất hoá học (17p)
H: Hãy dự đoán tính chất hoá học của nhôm ? hãy giải thích lời dự đoán của bạn?
G: Bây giờ chúng ta làm thí nghiệm để kiểm tra xem nhôm có tính chất hoá học của kim loại không?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của nhôm
H: Thư ký của các nhóm ghi hiện tượng thí nghiệm và phương trình phản ứng?
H: gọi đại diện các nhóm nêu các hiện tượng thí nghiệm đã làm.
G: Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ phương trình phản ứng minh hoạ
G: ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi (trong không khí ) tạo thành lớp màng mỏng là nhôm oxit bền vững không cho nước và không khí thấm qua.
Chú ý: Khi làm thí nghiệm với nhôm nhất thiết để phản ứng xảy ra như mong muốn chúng ta phải cạo sạch lớp màng nhôm oxit .
H:Vậy thông qua các thí nghiệm hãy nêu kết luận về tính chất hoá học của nhôm.
G: Nhôm còn có tính chất hoá học khác đó là phản ứng với dung dịch kiềm
Giáo viên liên hệ thực tế:
Ta không nên dùng chậu nhôm để dựng vôi hoặc dung dịch kiềm.
Chú ý: Nếu là lớp có học sinh giỏi thì nên viết phương trình phản ứng của nhôm với dung dịch kiềm (NaOH, Ca(OH)2)
1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?
a) Phản ứng của nhôm với phi kim.
Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.
Phương trình hoá học:
4Al + 3O2 2Al2O3
2Al + 3Cl2 2AlCl3
b) phản ứng của nhôm với dung dịch axit.
Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.
*phương trình phản ứng:
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối
Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng
Phương trình phản ứng
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu.
Kết luận: Nhôm là kim loại điển hình và mang đầy đủ tính chất hoá học của kim loại.
2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác.
Nhôm còn có tính chất hoá học riêng đó là phản ứng với dung dịch kiềm
III: ứng dụng (2p)
H: Dựa vào tính chất hoá học, tính chất vạt lý và các kiến thức thực tế hãy nêu úng dụng của nhôm?
à Giáo viên chiếu các ứng dụng của nhôm lên màn hình.
Học sinh kể các ứng dụng của nhôm
SGK
IV. Sản xuất nhôm (4p)
Giáo viên sử dụng tranh vẽ H2.14 để thuyết trình về cách sản xuất nhôm
Nguyên liệu:
Quặng bôxit thành phần chủ yếu là Al2O3
Phương pháp:
Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.
Phương trình:
2Al2O3 4Al + 3O2
4. Củng cố ( 6p)
H: Nhôm có những tính chất hoá học như thế nào? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1. Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các kim loại sau: Al, Ag, Fe.
Em hãy trình bày phương pháp hoá học đề nhận biết các kim loại trên.
Bài tập 2. Cho 5.4gam bột nhôm vào 60ml dung dịch AgNO3 1M khuấy kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn . Sau phản ứng thu được m gam chất rắn.
Tính m?
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5.6 SGK/58
Rút kinh nghiệm.
Tuần 13 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 25
Sắt (fe = 56)
I: Mục tiêu.
- Học sinh dự đoán tính chất vật lý và tính chất hoá học của sắt. Biết liên hệ thực tế tính chất của sắt trong dãy hoạt động hoá học dựa vào vị trí của nó.
Biết dùng thí nghiệm và sử dụng những kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học cua sắt
- Viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của sắt. Tuỳ từng chất mà tạo ra sắt có hoá trị khác nhau.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm của học sinh (4bộ) + Dụng cụ của học sinh
Đèn cồn (4chiếc)
Dây sắt lò so
Bình khí clo thu sẵn.
Hộp hoá chất .
Học sinh: Ôn lại các kiến thức tính chất hoá học của kim loại và nhôm.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (6p)
H: Nhôm có những tính chất hoá học như thế nào? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1. Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các kim loại sau: Al, Ag, Fe.
Em hãy trình bày phương pháp hoá học đề nhận biết các kim loại trên.
Bài tập 2. Cho 5.4gam bột nhôm vào 60ml dung dịch AgNO3 1M khuấy kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn . Sau phản ứng thu được m gam chất rắn.
Tính m?
Giáo viên nhận xét cho điểm
Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: …….
3. Bài mới: (33p)
I: Tính chất vật lý (4p)
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
G: Các em hãy quan sát lọ đựng bột Sắt, dây sắt đồng thời liên hệ thực tế đời sống hàng ngày và nêu tính chất vật lý của sắt.
H: Nêu tính chất vật lý của sắt?
Giáo viên: Bổ xung các ý mà học sinh phát biểu thiếu .
Học sinh quan sát mẫu vật thực tế .
Tính chất vật lý của sắt.
Sắt là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Có tính dẻo
Có từ tính.
II: tính chất hoá học (12p)
Giáo viên gới thiệu:
Sắt có tính chất hoá học của kim loại à Em hãy nêu các tính chất hoá học của sắt? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
G: giáo viên gọi học sinh nêu một tính chất và viết 1 phương trình phản ứng cho tính chất đó ( ghi kèm cả trạng thái các chất)
Học sinh làm thí nghiệm
thí nghiệm: Fe + O2
Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm
thí nghiệm: Fe + Cl2
G: ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nhiều phi kim để tạo thành muối .
Học sinh làm thí nghiệm
Chú ý : Khi làm thí nghiệm với axit phải hết sức cẩn thận.
Lưu ý:
Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 dặc nguội
H: Gọi học sinh nêu lại tính chất hoá học 3 và viết phương trình phản ứng.
H: vậy thông qua 3 tính chất trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của kim loại.
H: Vậy khí sắt tác dụng với với chất nào cho hoá trị II và hoá trị III.
Chú ý: Hai hoá trị của sắt.
1. Tác dụng với phi kim
* Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 Fe3O4
* Tác dụng với clo.
Thí nghiệm:
Học sinh quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng thí nghiệm
Hiện tượng:
Sắt cháy sáng chói trong clo tạo thành khói màu nâu đỏ.
Phương trình:
3Fe + 3Cl2 2FeCl3
Học sinh nghe và nghi.
2. Tác dụng với với dung dịch axit
Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
3. Tác dụng với dung dịch muối .
Fe + CuSO4 Cu + FeSO4
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag.
Kết luận: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại.
4. Củng cố ( 6p)
H: Nêu tính chất hoá học của sắt? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn cho chuỗi biếm hóa hoá học sau.
FeCl2 à Fe(NO3)2 à Fe
Fe FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3à Fe
Bài tập 2: Cho m gam bột sắt dư vào 20 ml ldu CuSO4 1M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 4, 08 gam chất rắn B.
Tính m
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. ( Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
5. Bài tập về nhà.
Bài tập : 1.2.3.4.5.6 SGK /61.
Rút kinh nghiệm
Tuần 13 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 26
Hợp kim sắt : Gang và thép
I: Mục tiêu.
Học sinh biết được:
Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép ,
Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao.
Nguyên tắc,nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Máy chiếu, giấy trong, bút dạ
Một số mẫu vật gang thép
Tranh vẽ sơ đồ lò cao
Tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép .
Học sinh: Ôn lại các kiến thức tính chất hoá học của sắt.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (6p)
H: Nêu tính chất hoá học của sắt? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn cho chuỗi biếm hóa hoá học sau.
FeCl2 à Fe(NO3)2 à Fe
Fe FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3à Fe
Bài tập 2: Cho m gam bột sắt dư vào 20 ml ldu CuSO4 1M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 4, 08 gam chất rắn B.
Tính m
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. ( Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Giáo viên nhận xét cho điểm
Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: …….
3. Bài mới: (33p)
I. Hợp kim của sắt (10p)
Giáo viên bổ xung:
Giáo viên giới thiệu lên màn hình phần hợp kim là gì? Và giới thiệu : hợp kim cảu sắt cso nhiều ứng dụng là gang và thép .
H: Cho học sinh quan sát mẫu vật ( một số đồ vật bằng gang thép) đồng thời yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để tả lời câu hỏi sau:
H: Cho biết gang thép có một số đặc điểm gì?
H: kể một số ứng dụng của gang và thép?
H: Cho biết dặc điểm giống và khác nhau của gang và thép ?
Học sinh chú ý về thành phần cấu tạo và tính chất của gang và thép ?
Gang là gì?
Thép là gì?
Học sinh qaun sát mẫu vật
* Một số đặc diểm khác nhau cảu gang và thép là:
gang thường cứng và giòn hơn sắt
Thép thường cứng đàn hồi, ít bị ăn mòn.
+ Gang trắng dùng để luyện thép, gang xám dùng để chế tạo máy móc và thiết bị.
+ Thép dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng công cụ lao động. Dặc biêt làm vật liẹu xây dựng, chế tạo phương tiện giao thông vận tải .
* Gang là hợp kim của sắt và một số nguyên tố khác trong đó các bon chiếm từ 2à 5%.
* Thép à hợp kim của sắt và một số nguyên tố hoá học khác trong đó cácbon chiếm 2% .
II: sản xuất gang thép
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
Nguyên liệu để sản xuất gang ?
Nguyên tắc để sản xuất gang ?
Quá trình sản xuất gang trong lò cao ?
Chú ý: Viết phương trình phản ứng để minh hoạ?
H: Việt Nam quặng thường có ở đâu?
H: Than cốc là gì?
Giá
File đính kèm:
- Tiet 21-30.doc