Bài giảng Tiết25. tinh thể nguyên tử – tinh thể phân tử

I. Mục tiêu: SGV

II. Chuẩn bị: Mô hình tinh thể nguyên tử, phân tử, tinh thể Iôt.

III. Phương pháp: đàm thoại nêu vấn đề kết hợp đồ dùng trực quan.

IV. Tổ chức hoạt động dạy học.

 1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với việc học bài mới.

 2. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết25. tinh thể nguyên tử – tinh thể phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT25. TINH THỂ NGUYÊN TỬ – TINH THỂ PHÂN TỬ I. Mục tiêu: SGV II. Chuẩn bị: Mô hình tinh thể nguyên tử, phân tử, tinh thể Iôt. III. Phương pháp: đàm thoại nêu vấn đề kết hợp đồ dùng trực quan. IV. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với việc học bài mới. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: chúng ta đã tìm hiểu về tinh thể ion. Để thấy được giữa tinh thể ngtử, tinh thể phân tử có gì khác so với tinh thể ion. Vậy thì chúng ta đi vào bài học hôm nay. Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 2: + Học sinh viết cấu hình e của C, nhận xét C có mấy e lớp ngcùng. + GV kim cương là 1 dạng thù hình của C, thuộc loại tinh thể ngtử. Ngtử C có 4 e lớp ngoài cùng. Trong tinh thể kim cương, mỗi ngtử C liên kết với 4 ngtử C lân cận gần nhất = 4 cặp e chung, đó là 4 liên kết cộng hoá trị. Các ngtử C này name trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi ngtử C lại liên kết với 4 ngtử C khác. + HS quan sát mô hình tinh thể kim cương sgk/69 ® thế nào là tinh thể ngtử. * Hoạt động 3: + HS cho biết một số ứng dụng thường gặp của kim cương? Điều đó nói lên tính chất gì của kim cương? Tại sao kim cương lại cứng như vậy? + GV kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể đã biết nên quy ước có độ cứng là 10 đvị. Đó là đvị để so sánh độ cứng của các chất. * Hoạt động 4. + HS quan sát mô hình tinh thể iôt sgk/70 cho biết thế nào là tinh thể phân tử. * Hoạt động 5. + HS cho biết một số tính chất của nước đá, viên long não trong tủ quần áo? + GV đun một ít tinh thể iôt để hs thấy được iôt rắn bị đun nhẹ dễ dàng chuyển thành hơi iôt màu tím. + HS cho biết tại sao tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi như vậy? + GV ngay ở nhiệt độ thường một phần tinh thể naptalen và iôt đã bị phá huỷ, các phân tử tách rời khỏi mạng tinh thể và khuyếch tán vào không khí làm cho ta dễ nhận mùi của chúng. I. Tinh thể nguyên tử 1. Tinh thể nguyên tử Tinh thể ngtử cấu tạo từ những ngtử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể là những ngtử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hoá trị. 2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử - Kim cương dùng làm dao cắt kính, làm mũi khoan. - Kim cương rất cứng. - Lực liên kết cộng hoá trị trong tinh thể nguyên tử là rất lớn. Vì vậy, tinh thể ngtử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao. II. Tinh thể phân tử 1. Tinh thể phân tử Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể, ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. 2. Tính chất chung của tinh thể phân tử Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử ® tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. V. Củng cố – Rút kinh nghiệm 1. Củng cố: Hãy nêu rõ sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể phân tử. Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk/71. 2. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • doctiet 25 hoa 10 Ban co ban Bai tinh the nguyen tu tinh the phan tu.doc
Giáo án liên quan