Bài giảng Tiết33: tính theo phương trình hoá học (tiếp theo)

- Học sinh biết cách tính (ở đktc) hoặc khối lượng, lượng chất của các chất trong phương trình phản ứng.

- Học sinh tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

II - CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III – TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1/ Tổ chức lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết33: tính theo phương trình hoá học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ………….......... Ngày giảng: ……………....... Tiết33: tính theo phương trình hoá học (tiếp theo) I - Mục tiêu: Học sinh biết cách tính (ở đktc) hoặc khối lượng, lượng chất của các chất trong phương trình phản ứng. Học sinh tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. II - Chuẩn bị: Bảng phụ. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu các bước tính toán theo phương trình hoá học. HS2: Làm bài tập 1b (SGK T75). 3/ Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: đặt vấn đề Hoạt động 2: -GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức chuyển đổi giữa n, Vkhí (ở đktc và ở điều kiện thường). - HS: nhắc lại công thức: +Vkhí đktc = n.22,4. +Vkhí đk thường= n.24. - HS: Nghiên cứu VD1 (SGK T73) - GV: Hướng dẫn HS rút ra các bước giải bài tập. Treo bảng phụ các bước tiến hành. +Tìm số mol khí oxi tham gia phản ứng. +Tìm số mol khí CO2 sinh ra sau phản ứng. - GV: Có thể kết hợp giới thiệu cho học sinh cách điền số mol của các chất dưới phương trình phản ứng. +Tìm thể tích khí CO2 (Đktc) sinh ra sau phản ứng. - GV: yêu cầu HS làm bài 1a (SGK T75) - HS: 1 học sinh lên bảng làm, các em khác ở dưới làm vào vở, và nhận xét, bổ xung. - GV: Chốt lại. - GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập: Cho sơ đồ phản ứng: CH4 + O2 - → CO2 + H2O Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4. Tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (Thể tích các chất khí đó ở đktc). - HS: làm bài - GV: Các em còn cách nào khác. (Cách 2: ). 2- bằng cách nào có thể tính được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? VD1: Số mol khí oxi tham gia phản ứng: Theo phương trình phản ứng: C + O2 CO2 1mol 1mol 1mol 0,125mol x mol ị x = 0,125 (mol) CO2. Thể tích khí CO2 (Đktc) sinh ra sau PƯ: . Bài tập 1a:(SGK – trang 75). nFe = 0,5 (mol). Ptpư: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 1mol 1mol 0,5mol xmol ị x = = 0,5 (mol). Bài tập 2: Phương trình phản ứng: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 1mol 2mol 1mol 2mol Theo phương trình phản ứng: . Thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc): . Thể tích khí cacbonic tạo thành: . 4/ luyện tập, củng cố: GV: Chốt lại các kiến thức cơ bản. 5/ Hướng dẫn học tâp ở nhà: Học sinh về nhà làm các bài tập 2, 3 (c, d), 4, 5 (SGK – Trang 75, 76). Ôn lại các kiến thức đã học

File đính kèm:

  • doc33.H.doc
Giáo án liên quan