Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu hình e nguyên tử
2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện thêm kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố d
Học sinh xác định thành thạo loại nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử
II- Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại
III- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của bài, phiếu học tập
2. Học sinh: Đã soạn bài trước ở nhà
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết9C : Cấu hình electron nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày:22/09/2008
Tiết9C : Cấu hình electron nguyên tử
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu hình e nguyên tử
2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện thêm kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố d
Học sinh xác định thành thạo loại nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử
II- Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại
III- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của bài, phiếu học tập
2. Học sinh: Đã soạn bài trước ở nhà
III- Hệ thống các hoạt động:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy trình bày quy ước và các bước viết cấu hình electron nguyên tử
2.Hoạt động 2: Bài tập viết cấu hình electron
Giáo viên:
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z lần lượt bằng 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 29, 30 . Xác định xem chúng thuộc loại nguyên tố gì ?
Giáo viên đi kiểm tra kĩ từng học sinh để có thể điều chỉnh thêm cho những học sinh yếu và uốn nắn từng lỗi sai nhỏ của học sinh
Học sinh:
Z = 11: 1s22s22p63s1 (kim loại)
Z = 12 : 1s22s22p63s2 (kim loại)
Z = 13 : 1s22s22p63s23p1 (kim loại)
Z = 14 : 1s22s22p63s23p2
( có thể là kim loại hoặc phi kim)
Z = 15 : 1s22s22p63s23p3 (Phi kim)
Z = 16: 1s22s22p63s23p3 (Phi kim)
Z = 16: 1s22s22p63s23p3 (Phi kim)
Z = 16: 1s22s22p63s23p4 (Phi kim)
Z = 17 : 1s22s22p63s23p5 (Phi kim)
Z = 18 : 1s22s22p63s23p6 (Khí hiếm)
Z = 21: 1s22s22p63s23p6 3d14s2 (Kim loại)
Z = 23: 1s22s22p63s23p6 3d34s2 (Kim loại)
Z = 24: 1s22s22p63s23p6 3d54s1 (Kim loại)
Z = 29: 1s22s22p63s23p6 3d104s1 (Kim loại)
Z = 30: 1s22s22p63s23p6 3d104s2 (Kim loại)
3.Hoạt động 3: Một số bài tập khác
Giáo viên:
Bài tập: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a. Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p1
b. Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1
c.- Có tổng số electron trên các phân lớp p là 7
d. Có tổng số electron trên các phân lớp s là 3
Bài tập 2: Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tửcủa nó có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tốB có phân lớp ngoài cùng là 4s.
a. Trong hai nguyên tố A và B, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim ?
b. Xác định cấu hình electron của A và B biết rằng tổng số electron có trong phân lớp ngoài cùng của A và B là 7
Đây là một bài khó vì vậy giáo viên nên có sự gợi ý cho học sinh bằng cách hỏi lại về số electron tối đa trên các phân lớp, mối quan hệ giữa số electron lớp ngoài cùng với loại nguyên tố
Học sinh:
Học sinh thảo luận hai em một nhóm và đưa ra đáp án
a. 1s22s22p63s23p6 3d104s24p1
b. có 3 trường hợp
1s22s22p63s23p6 4s1
1s22s22p63s23p6 3d54s1
1s22s22p63s23p6 3d104s1
c. Do tổng số electron trên phân lớp p là 7e mà trên mỗi phân lớp p chỉ điền được tối đa 6 e chứng tỏ nguyên tử này có hai phân lớp p trong đó có một phân lớp p đã bão hoà, đó chính là phân lớp 2p còn phân lớp p còn lại là phân lớp 3p
Vì vậy ta có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p1
d.Giải thích tương tự như câu a nhưng với phân lớp s ta có cấu hình electron đầy đủ là: 1s22s22p63s1
Bài giải:
a.Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố A có dạng:
1s22s22p63s23pa
Nếu a = 1 thì A có 3 e lớp ngoài cùng nên là kim loại còn nếu a = 1 5 thì A là phi kim
A không phải là khí hiếm nên a ¹6
Cấu hình e của B có dạng:
1s22s22p63s23p6 3dx4sb
Do b chỉ có thể là 1 hoặc 2 nên B chỉ có thể là kim loại
b. Nếu b = 1 thì a = 6 lúc đó A là khí hiếm (trái giả thiết) (loại)
Vì vậy b chỉ có thể nhận giá trị là 2 a = 5
Vậy cấu hình electron của A là : 1s22s22p63s23p5
B có thể nhận cấu hình là:
1s22s22p63s23p6 4s2
1s22s22p63s23p6 3d14s2 (Kim loại)
1s22s22p63s23p6 3d34s2 (Kim loại)
1s22s22p63s23p6 3d44s1 (Kim loại)
1s22s22p63s23p6 3d54s2
1s22s22p63s23p6 3d64s2
1s22s22p63s23p6 3d74s2
1s22s22p63s23p6 3d84s2
1s22s22p63s23p6 3d94s2
1s22s22p63s23p6 3d104s2
4.Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên phát phiếu học tập
Câu 1: Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất của một nguyên tố có điện tích hạt nhân là 9+ là bao nhiêu ?
A. 2 B.5 C.9 D.11
Câu 2: Nguyên tố có Z = 11 là nguyên tố:
A. kim loại B. phi kim C. khí hiếm D. Có thể là kim loại hoặc phi kim
Câu 3: Cấu hình electron nguyên tử của clo ( Z = 17) là:
A. 1s22s22p63s23p6 4s2 B.1s22s22p63s23p6 4s1
C.1s22s22p63s23p5 D.1s22s22p63s23p4
Câu 4: Trong số các kí hiệu sau đây kí hiệu nào sai ?
A. 4f B.2d C.3d D.2p
5.Hoạt động : Dặn dò
- Hoàn thiện bài tập sách giáo khoa trang 27 – 28 và phần luyện tập trang 30
- Ôn tập lí thuyết trong chương
File đính kèm:
- Tu chon 10Tiet 9 Cau hinh electron .doc