Thi kiểm tra chất lượng học kỳ I môn: hoá học lớp: 12- Cơ bản

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nhằm củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản trong các chương của học kỳ I.

- HS nắm vững kiến thức về:

+ este- lipit, chất giặt rửa tổng hợp.

+ Cacbohidrat: glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

+ Amin, amino axit và protein

+ Polime và vật liệu Polime.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi kiểm tra chất lượng học kỳ I môn: hoá học lớp: 12- Cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn: Hoá Học Lớp: 12- Cơ bản. Đề 2 I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhằm củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản trong các chương của học kỳ I. - HS nắm vững kiến thức về: + este- lipit, chất giặt rửa tổng hợp. + Cacbohidrat: glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Amin, amino axit và protein + Polime và vật liệu Polime. + Đại cương về kim loại: Vị trí, cấu tạo của kim loại, tính chất của kim loại, dẫy điện của kim loại, điều chế kim loại. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập dưới dạng định tính và định lượng. - Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi dướng dạng TN, giải quyết các dạng bài tập nhanh gọn, chính xác. 3. Thái độ. - Giúp HS có ý thức nghiêm túc, thái độ tích cực trong học tập. Qua kiên thức đã học trong các chương, liên hệ kiến thức trong đời sống, giải thích, vận dụng giúp HS thấy hứng thú và yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị. 1.GV: Ma trận, đề thi, đáp an. 2.HS: làm bài kiểm tra dưới dạng 100% TN. III. Tiến trình. 1. Ma trận thiết kế đề kiểm tra học kỳ I. Mức độ Chủ đề Nhận biết TN TL Thông hiểu TN TL Vận dụng TN TL Tổng Este- Lipit 2 0,5 2 0,5 2 1,0 6 2,0 Cácbohidrat 4 1,0 2 0,5 1 0,5 7 2,0 Amin, amino axit, protein 2 0,5 3 1,0 2 1,0 7 2,5 Polime, vật liệu polime 2 0,5 2 0,5 1 0,5 5 1,5 Đại cương về kim loại 2 0,5 1 0,5 2 1,0 5 2,0 Tổng 12 3,0 10 3,0 8 4,0 30 10 2. Đề bài. [(br)] Câu1(0,25đ): Sản phẩm hidro hoá triglixerit của axit cacboxylic không no được gọi là: A. Mỡ hoá học B. Dầu thực vật C. Mâcgrin( dầu thực vật bị hidro hoá) D. Mỡ thực phẩm. [(br)] Câu2(0,25đ): Trong các hợp chất axit cacboxylic, ancol, este, amin. Chất nào không có liên kết hidro? A. Este B. Axit cacboxylic C. Ancol D. Amin. [(br)] Câu3(0,25đ): Trong phản ứng este hoá, biện pháp nào sau đây làm giảm hiệu suất của phản ứng? A. Đổ thêm nước vào B. Lấy dư chất đầu C. Lấy sản phẩm ra D. Dùng xúc tác H2SO4 đặc. [(br)] Câu4(0,25đ): Phân tử chất giặt rửa thường gồm: A. Đầu ưa nước, đuôi ưa dầu mỡ B. Đầu ưa nước, đuôi kị dầu mỡ C. Đầu kị nước, đuôi ưa dầu mỡ D. Đầu kị nước, đuôi kị dầu mỡ. [(br)] Câu5(0,5đ): Cho biết chất béo X có chỉ số axit là 7. Cần dùng bao nhiêu miligam NaOH trung hoà axit béo có trong 5 gam chất béo X? A. 25mg B. 40mg C. 42,2mg D. 45,8mg. [(br)] Câu6(0,5đ): Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là: A. 108,265gam B. 98,25gam C. 109,813gam D. 107,79gam. [(br)] Câu7(0,25đ): Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng thuốc thử: A. Dung dịch Br2 B. Dung dịch AgNO3/ NH3 C. Dung dịch I2 D. Cu(OH)2/ NaOH. [(br)] Câu8(0,25đ): Cacbohidrat thu được trong quá trình: A. quang hợp B. thuỷ phân saccarozơ C. tương tác của cacbon với nước D. hoạt động sống của men. [(br)] Câu9(0,25đ): Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về: A. cấu trúc mạch phân tử B. thành phẩn nguyên tố C. độ tan trong nước D. phản ứng đặc trưng là thuỷ phân. [(br)] Câu 10(0,25đ): Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: nước quả táo xanh, nước táo chín, dung dịch KI. Người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây? A. AgNO3/ NH3 B. hồ tinh bột C. vôi sữa D. Cu(OH)2. [(br)] Câu 11(0,25đ): Phản ứng nào không thể tạo ra glucozơ? A. Trùng hợp 3 phân tử CH3CHO. B. Trùng hợp 6 phân tử HCHO ( xúc tác Ca(OH)2) asmt, diệp lục C. CO2 + H2O D. Thuỷ phân mantozơ. [(br)] Câu 12(0,25đ): Khi cho xenlulozơ phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc thu được: A. Xenlulozơ trintrat B. Xenlulozơ nitrat C. Xenlulozơ đinitrat D. Không phản ứng. [(br)] Câu 13(0,5đ): Thể tích HNO3 ( D= 1,52g/ml) cần dùng để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat ( hiệu suất 90%) là: A. 27,72 lít B. 24,95 lít C. 41,86 lít D. 55,24lít. [(br)] Câu 14(0,25đ): Khi làm xong thí nghiệm với anilin, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch loãng nào sau đây? A. Dung dịch HCL B. Nước vôi trong C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch NaCL. [(br)] Câu 15(0,25đ): C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin bậc một? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2. [(br)] Câu 16(0,25đ): Để phân biệt các chất lỏng: benzen, phenol, anilin, stiren ta dùng: A. Na, dung dịch Br2 B. dung dịch NaCL, dung dịch Br2 C. dung dịch HCL, dung dịch NaOH D. thuốc thử khác. [(br)] Câu 17(0,5đ): Một amino axit chứa 46,6% C, 8,74% H, 13,59% N, còn lại là O2, công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT của amino axit là: A. C4H9O2N B. C3H7O2N C. C4H7O2N D. C5H9O2N. [(br)] Câu 18(0,5đ): Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng hết với 40ml dung dịch HCL 0,25M tạo thành 1,115 gam muối khan. CTCT của X là: A. NH2CH2COOH B. CH3COONH4 C. NH2(CH2)2COOH D. NH2(CH2)3COOH. [(br)] Câu19(0,5đ): Hợp chất X gồm cac nguyên tố: C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết phân tử X có 2 nguyên tử N. CTPT của X là: A. CH4ON2 B. C3H8ON2 C. C3H8O2N2 D. C2H6ON2. [(br)] Câu20(0,5đ): Có 4 chất cùng CTPT C3H7O2N. Chất nào là hợp chất lưỡng tính và tác dụng được với dung dịch kiềm giải phóng khí có thể làm xanh quì tím ẩm? A. CH2=CHCOONH4 B. NH2CH2CH2COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2NO2. [(br)] Câu21(0,25đ): Cao su Buna- S được điều chế nhờ loại phản ứng nào? A. Đồng trùng hợp B. Trùng hợp C. Trùng ngưng D. Cộng hợp. [(br)] Câu 22(0,25đ): Polime nào dưới đây được điều chế không phải nhờ phản ứng trùng hợp? A. Tơ nilon- 6,6 B. Tơ capron C. Poli (vinyl clorua) D. Poli acrylic. [(br)] Câu 23(0,25đ): Sợi tổng hợp là: A. loại sợi hoá học với nguyên liệu là polime tổng hợp B. loại sợi do con người tổng hợp nên C. loại sợi hoá học chế tạo từ nguyên liệu bất kì D. loại sợi điều chế từ các polime thiên nhiên như xenlulozơ. [(br)] Câu 24(0,25đ): Từ 2 loại amino axit là glyxin và alanin có thể điều chế được số tripeptit là: A. 6 B. 4 C. 8 D. 10. [(br)] Câu 25(0,5đ): Đốt 0,68 gam một chất thiên nhiên tạo ra 2,2 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Polime đó là: A. cao su thiên nhiên B. xenlulozơ C. tinh bột D. glucozơ. [(br)] Câu 26(0,25đ): Cho các kim loại: AL, Fe, Na, Pb, Au, Ag. Hỏi kim loại nào dẻo nhất( dễ dát mỏng, kéo dài nhất)? A. Au B. Al C. Pb D. Na. [(br)] Câu 27(0,25đ): Sản phẩm điện phân NaOH nóng chảy là: A. Na, O2 và H2O B. Na, H2 và H2O C. Na, O2 và H2 D. Na, H2, O2 và H2O. [(br)] Câu 28(0,5đ): Cho một luồng CO đi qua ống đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm khối lượng CuO bị khử là: A. 80% B. 50% C. 62,5% D. 81,5%. [(br)] Câu 29(0,5đ): Hoà tan 3,2 gam ôxit M2Ox bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối sunfat 12,9%. Công thức của ôxit M2Ox là: A. Fe2O3 B. AL2O3 C. Cr2O3 D. Mn2O3 [(br)] Câu 30(0,5đ): Hàm lượng ôxi trong một ôxit kim loại là 40%. Hàm lượng S trong hợp chất sunfua của nó là: A. 57,14% B. 88,64% C. 43,27% D. 60%. 3. Đáp án. Câu Đáp án Điểm 1 A 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 A 0,5 6 A 0,5 7 A 0,25 8 A 0,25 9 A 0,25 10 A 0,25 11 A 0,25 12 A 0,25 13 A 0,5 14 A 0,25 15 A 0,25 16 A 0,25 17 A 0,5 18 A 0,5 19 A 0,5 20 A 0,5 21 A 0,25 22 A 0,25 23 A 0,25 24 A 0,25 25 A 0,5 26 A 0,25 27 A 0,25 28 A 0,5 29 A 0,5 30 A 0,5

File đính kèm:

  • docde thi ki 1 lop 12.doc