A./ Mục tiêu
1. Kiến thức Biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Hỗn hợp oxi và hiđro là hỗn hợp nổ.
2. Kỹ năng
Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.
13 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5277 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất và các ứng dụng của hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V:
HIĐRO - NƯỚC
Tuần 25 tiết 47 TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
Ngày soạn:22/02/09
Ngày dạy:25,28/02/09
A./ Mục tiêu
1. Kiến thức Biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Hỗn hợp oxi và hiđro là hỗn hợp nổ.
2. Kỹ năng
Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.
Tính toán hóa học.
3. Thái độ
Yêu thích môn học và tự giác học tập.
B./ Chuẩn bị
GV thu sẵn 2 ống nghiệm khí hiđro. Ống vuốt nhọn để đốt hiđro. 1 ống oxi, 1 bóng bay…
C./ Hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ1: Tính chất vật lí(15 p)
GV yêu cầu HS quan sát ống nghiệm chứa hiđro được đậy kín
+ Nêu trạng thái, màu sắc, mùi của khí hiđro?
+ So sánh tỉ khối của hiđro với không khí?
* Nhận xét chung về tính chất vật lí của hiđro
HĐ2:Tính chất hóa học của hiđro
1./ Tác dụng với oxi(8p)
GV làm thí nghiệm biểu diễn sự cháy của hiđro trong không khí và trong khí oxi yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng
GV yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ
GV giải thích: Hỗn hợp 2 thể tích H2 và 1 thể
tích khí oxi như tỉ lệ PTPƯ là hỗn hợp nổ mạnh.
HĐ của HS
HS quan sát và nhận xét.
Hiđro là chất khí, không màu, không mùi
HS:
Hiđro nhẹ hơn không khí
- Hiđro ít tan trong nước
HS:
Tính chất vật lí: Hiđro là chất khí, không màu, không mùi nhẹ nhất, ít tan trong nước
HS quan sát thí nghiệm và nhận xét.
Hiđro cháy trong oxi mãnh liệt hơn tạo ra các giọt nước bám vào thánh bình.
PTHH:
2H2 + O2 2H2O
Tại sao khi có sự trộn lẫn hiđro và oxi hỗn hợp lại gây nổ?
Làm thế nào để tránh sự nổ khí đốt hiđro?
HĐ3: Luyện tập cũng cố(10p)
- GV y/cầu HS nhắc lại n/dung chính của bài
- GV yêu cầu HS làm bài tập
HĐ4: Bài tập về nhà(2p)
Hướng dẫn bài 6 sgk
HS: Hỗn hợp trộn sẵn hiđro và oxi gây nổ là do sự cháy diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ sinh ra làm cho VH2O tăng lên đột ngột chấn động vào không khí gây nổ
HS: Để tránh gấy nổ trước khi đốt hiđro ta phải thử xem hiđro có tinh khiết hay không bằng cách đốt 1 lượng nhỏ hiđro
- Khi điều chế để khi hiđro thoát ra ngoài 1 lúc rồ mới đốt và đốt ngay đầu ống dẫn khí
- HS nêu nội dung đã học
- HS thực hiện
PTPƯ: 2H2 + O2 2H2O
2 mol : 1 : 2 mol
3 mol : 1,5 : 3 mol
= 1,5 * 22,4 = 33,6 (l)
= 3*18 = 54 (g)
D./ Phụ lục
Bài tập đánh giá
- Đốt cháy hoàn toàn 67,2 lít khí hiđro(đktc) Cần dùng bao nhiêu lít khí oxi và tạo ra bao nhiêu gam hơi nước
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 25 tiết 48 TÍNH CHẤT & ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO(TT)
Ngày soạn:01/03/09
Ngày dạy: 02-06/03/09
A./ Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS hiểu được hiđro tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất có nhiều ứng dụng chủ yếu là do tính chất nhẹ, do tính khử và do tỏa nhiều nhiệt khi cháy
2. Kỹ năng
- Thao tác kỹ năng làm thí nghiệm
B./ Chuẩn bị
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, nút có ống dẫn khí, đền cồn
- Hóa chất: Zn, dd HCl, bột CuO
C./ Hoạt động Dạy học
HĐ của GV
HĐ1: Kiểm tra bài cũ(15p)
- GV nêu câu hỏi
+ Nêu tính chất vật lí của hiđro và viết PTHH biểu diễn sự cháy của hiđro trong oxi
+ GV nhận xét, ghi điểm và giới thiệu bài mới.
HĐ2: Tính chất hóa học của hiđro
Tác dụng với đồng II oxit.(20p)
GV làm thí nghiệm biểu diễn, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Ở nhiệt độ thường có phản ứng xảy ra không?
+ Khi đốt nóng màu sắc thay đổi như thế nào? Sự đổi màu đó chứng tỏ điều gì?
Hiđro đã lấy thành phần nào của CuO?
- GV gọi 1 HS lên viết PTPƯ
-GV: Ngoài ra ở nhiệt độ cao hiđro còn phản ứng được với nhiều oxit kim loại khác như MgO, Fe2O3, HgO
GV yêu cầu HS đọc kết luận trong SGK.
HĐ3: Ứng dụng
GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ thảo luận các ứng dụng của hiđro
Những ứng dụng của hiđro là nhờ hiđro có tính chất gì?
HĐ4: Luyện tập- củng cố.
GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.
GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 SGK và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm.
Bài 4(SGKtr109)
GV gọi 1 HS đọc đề bài và nêu hướng giải bài tập.
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tiến hành giải.
GV hướng dẫn cách làm và yêu cầu HS thực hiện
HĐ5: Bài tập về nhà(2p)
Bài 2, 3, 5 sgk trang 109
HĐ của HS
- HS lên bảng nêu lí thuyết
- PTHH
2H2 + O2 2H2O
HS quan sát thí nghiệm
HS: Ở nhiệt độ thường không có dấu hiệu của PƯHH
Khi đốt nóng có sự chuyển từ màu đen sang màu đỏ và xuất hiện những giọt nước.
PTHH: CuO® + H2(K) Cu® + H2O(l)
(đen) (đỏ)
* Hiđro chiếm oxi của hợp chất CuO. Hiđro là chất khử.
* Kết luận :
Ở nhiệt độ thích hợp, hiđro tác dụng với oxi ở cả dạng đơn chất và hợp chất trong oxit kim loại. Hiđro có tính khử.
HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
+ Dùng làm nhiên lieeuj.
+ Làm nguyên liệu để sản xuất NH3, axit.
+ Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
+ Bơm vào kinh khí cầu và bóng thám không
HS đọc ghi nhớ SGK.
HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
Fe2O3 + 3H2 3H2O +2Fe
HgO + H2 H2O + Hg
PbO + H2 Pb + H2O
- 1HS đọc đề bài và nêu hướng làm.
Tính số mol của CuO.
Viết PTHH
Lập luận Tính số mol của Cu và H2
Tính kết quả.
- HS cả lớp tiến hành giải bài tập và một học sinh lên bảng trình bày bài giải.
nCuO = 48/80 = 0,6 mol
CuO + H2 Cu + H2O
1mol : 1mol : 1mol
0,6mol: 0,6mol: 0,6mol
a) mCu = n . m = 0,6 * 64
= 38,4(g)
b) = n * 22,4
= 0,6 * 22,4 = 13,44 (lít)
D./ Phụ lục
Bài tập luyện tập
1. Viết PTPƯ xảy ra khi cho khí hiđro khử các oxit kim loại sau ở nhiệt độ cao: PbO; Fe2O3; HgO
2. Khử 48 gam CuO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao
a/ Viết PTHH của phản ứng
b/ Tính tạo thành
c/ Tính thể tích hiđro cần dùng ở đktc
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 26 tiết 49 PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
Ngày soạn: 01/03/09
Ngày dạy:04-07/03/09
A./ Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được chất chiếm oxi là chất khử, điều chế oxi hoặc chất nhường oxi là chất oxi hóa. Sự tách oxi là sự khử, sự tác dụng với oxi là sự oxi hóa
- Hiều được phản ứng oxi hóa -khử. Nhận ra 1 phản ứng là phản ứng oxi hóa khử - sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa
2. Kỹ năng: - Viết phương trình hóa học
3. Thái độ: - Tích cực học tập
B./ Chuẩn bị
C./ Hoật động Dạy học
HĐ của GV
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập(10p)
- GV gọi 1 HS lên chữa bài tập 5
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của 1 số HS
- GV nhận xét và ghi điểm
HĐ2: Sự khử và sự oxi hóa
a/ Sự khử
GV yêu cầu HS viết phương trình hiđro khử CuO.
Vai trò của H2 trong phản ứng đó là gì?(Khử oxi của
Sự tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất CuO gọi là sự khử.
Vậy sự khử là gì?
b. Sự oxi hóa
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sự oxi hóa.
HĐ3: Chất khử và chất oxi hóa
Vì sao H2 được gọi là chất khử?
Hợp chất CuO đã nhường thành phần nào cho hiđro? CuO gọi là chất gì?
Trong phản ứng S+ O2 SO2 chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
Vậy thế nào là chất khử, thế nào là chất oxi hóa?
* GV mở rộng trong phản ứng sau
2Na + Cl2 2NaCl
Na nhường eletron cho Cl. Na là chất khử, Cl2 nhận eletron nên Clolà chất oxi hóa
HĐ4: Phản ứng oxi hóa - khử(5p)
Trong phản ứng giữa H2 + CuO, sự khử CuO và sự oxi hóa H2 xảy ra như thế nào?
- GV phân tích
Sự khử CuO
Sự oxi hóa H2
Vậy thế nào là phản ứng oxi hóa khử?
HĐ5 : Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử(2 p)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và tìm một số ví dụ minh họa.
GV: Bên cạnh những phản ứng có lợi cho đó còn có một số phản ứng oxi hóa - khử có hại làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nên cần tìm ra các biện pháp để khắc phục, hạn chế.
HĐ6: Luyện tập -củng cố(3p)
GV phát phiếu học tập hoặc ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS hoàn thành.
HĐ của HS
1 HS lên bảng chữa bài tập
HS cả lớp theo dõi nhận xét
= = 0,1(mol)
HgO + H2 Hg + H2O
0,1mol: 0,1mol: 0,1mol
a) = 0,1 * 201 = 20,1
b) = 0,1mol
= 0,1 * 22,4 = 2,24 lít
HS:
CuO + H2 Cu + H2O
H2 khử oxi của hợp chất CuO.
HS: Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất oxit.
HS:
Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.
Hiđro chiếm oxi hiđro là chất khử.
CuO nhường oxi cho hiđro, CuO là chất oxi hóa
S: chất khử
O2: chất oxi hóa
+ Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
+ Chất nhường oxi cho chất khác hoặc đơn chất oxi là chất oxi hóa.
HS: Sự khử CuO và sự oxi hóa H2 là hai quá trình xảy ra đồng thời nhưng trái ngược nhau.
HS:
Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời cả sự khử và sự oxi hóa.
HS đọc thông tin sách giáo khoa và nêu một số ví dụ minh họa.
HS nhận nội dung bài tập và hoàn thành theo yêu cầu.
Fe2O3 + 3 CO 2Fe + 3CO2
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4 H2O
CO2 + 2Mg 2 MgO + C.
Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa - khử. Vì vừa xảy ra sự khử vừa xảy ra sự oxi hóa.
Chất khử: CO, H2, Mg.
Chất oxi hóa: Fe2O3, Fe3O4, CO2.
HĐ7: Bài tập về nhà:
Bài 1 đến bài 5 SGK
D./ Phụ lục:
Bài tập luyện tập
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biêt chúng có phải là phản ứng oxi hóa khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa- khử hãy chỉ ra đâu là chất khử, chất oxi hóa.
Fe2O3 + CO Fe + CO2
Fe3O4 + H2 Fe + H2O
CO2 + Mg MgO + C.
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 26 tiết 50 ĐIỀU CHẾ HIĐRO- PHẢN ỨNG THẾ
Ngày soạn: 01/03/09
Ngày dạy: 09-13/03/09
A./ Mục tiêu
1./ Kiến thức : -HS hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm . Biết nguyên tắc điều chế khí H2 trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
-Hiểu được khái niệm về phản ứng thế.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… và rút ra nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.
- Viết các phương trình hóa học điều chế khí hiđro từ kim loại Zn và Fe với dung dịch axit9 HCl, H2SO4 loãng).
- Phân biệt phản ứng thế, phản ứng oxi hóa-khử. Nhậ biết được phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
- Tính được thể tích khí hiđro ở đktc.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, có hứng thú trong học tập.
B./ Chuẩn bị
Hóa chất: Zn, dd HCl, dd H2SO4 loãng.
Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh, ống nối cao su, ống dẫn khí, ống lấy hóa chất, chậu thủy tinh, ống nghiệm, bình tam giác.
C./ Hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà(10 p)
GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 2 SGK
- GV gọi 1 HS lên bảng nêu khái niệm phản ứng oxi hóa - khử. Chất oxi hóa. Chất khử
- GV nhận xét ghi điểm và giới thiệu bài mới
HĐ2: HS làm thí nghiệm điều chế khí
- GV yêu cầu HS nêu:
Yêu cầu và mục đích của thí nghiệm
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng
Hãy dự đoán công thức của chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch?
- Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH. GV thông báo có thể thay thế Zn = Fe và thay
dd HCl = dd H2SO4
HĐ3: GV giới thiệu cấu tạo và hoạt động của bình kíp cải tiến(H55)
- GV giới thiệu cấu tạo và mô tả quá trình hoạt động của bình kíp
HĐ4: HS làm thí nghiệm thu khí H2
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao thu khí hiđro bằng đẩy H2O; đẩy không khí
Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí có gì khác với cách thu khí oxi?Tại sao có sự khác nhau đó?
HĐ5: Điều chế hiđro trong công nghiệp(4p)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và tóm tắt phương pháp điều chế
HĐ6: Phản ứng thế là gì?(7p)
Nguyên tử Fe, Zn thay thế thành phần nào của axit ?
Hai phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? Vậy phản ứng thế là gì?
HĐ7: Luyện tập – Cũng cố(6p)
- GV yêu cầu HS làm bài tập tại lớp
HĐ8: Bài tập về nhà
1 5 sgk
HĐ của HS
1 HS lên bảng chữa bài tập
a. Phản ứng oxi hóa - khử
C + O2 CO2
b. Phản ứng oxi hóa - khử
Fe2O3 + 3O2 2Fe + 3CO2
c. Phản ứng oxi hóa - khử
4Fe + 3O2 2Fe2O3
- 1 HS lên bảng trả lời lí thuyết
- HS nêu lí thuyết
- HS tiến hành thí nghiệm
* Hiện tượng
- Bọt khí xuất hiện – mãnh kẽm tan dần
- Khi thoát ra không làm tan đóm đỏ bùng cháy
- Đốt khí thoát ra có tiếng nổ lách tách
- Cô cạn dung dịch được chất rắn màu trắng
Zn(R) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2(K)
Fe(R) + H2SO4(dd) FeSO4(dd) + H2(K)
- HS nghe và ghi bài
- HS giải thích và tiến hành thu khí H2 bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- HS đọc thông tin và nêu
* Điện phân nước
2H2O 2H2 + O2
* Điều chế khí H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ hoặc cho cacbon khử oxi của H2O trong lò khí than
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Zn + 2HCl ZnCl2+ H2
* Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử đơn chất vào thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất
- HS nhận yêu cầu và hoàn thành
a) 2Mg + O2 2MgO
b) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
c) Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
a) Phản ứng hóa hợp
b) Phản ứng phân hủy
c) Phản ứng thế
D./ Phụ lục
Bài tập luyện tập
Cân bằng các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?
a/ Mg + O2 MgO
b/ KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
c/ Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 27 tiết 51 BÀI LUYỆN TẬP 6
Ngày soạn : 01/03/09
Ngày dạy :8,14/03/09
A./ Mục tiêu
1./ Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức và khái niệm hóa học về tính chất vật lí, tính chất hóa học - ứng dụng, điều chế và thu khí H2
-Hiểu biết các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng hóa học biết nhận ra phản ứng thế và phản ứng oxi hóa - khử
2./ Kỹ năng: Làm bài tập nhận biết, bài tập định lượng
3./ Thái độ: Tự giác tích cực học tập
B./ Chuẩn bị:
-HS ôn tập chương Hiđrô – nước
C./ Hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ (12 p)
-GV yêu cầu HS trình bày bảng tổng kết về chương hiđro :
+ Tính chất vật lí, hóa học
+ Điều chế và thu khí
+Ứng dụng
-GV yêu cầu HS làm bài tập sau
Cho các PTPƯ sau
1/ Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
2/ C + O2 CO2
3/ 2KClO3 2KCl + 3O2
4/ H2 + CuO H2O + Cu
a/ Phản ứng nào để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm
b/ Mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
(Hoàn thiện kiến thức về các loại phản ứng)
-GV lưu ý: Phản ứng (1) và (3) cũng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử vì xảy ra quá trình cho nhận electron.
HĐ 2: Luyên tập (32 p)
-GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 sgk
-GV hướng dẫn HS cách làm
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
-Các nhóm khác theo dõi để bổ sung nếu còn thiếu sót
-GV hoàn chỉnh nội dung bài tập
Bài 2 sgk trang 118
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập .
*GV lưu ý : Đối với bài tập nhận biết , nhìn hiện tượng và kết luận chất
Bài tập 3 ( 119 sgk)
-GV yêu cầu HS đọc đề và phân tích hình vẽ để kết luận
Bài tập 4(119sgk)
-GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập theo yêu cầu
Bài 5 (119 sgk)
-GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài
-Yêu cầu 1 HS trình bày cách giải 1 bài định lượng theo PTHH
-Yêu cầu HS thực hiện giải bài toán
HĐ 3: Hướng dẫn về nhà (2p)
Bài tập 6 sgk trang 119
HĐ của HS
- HS trình bày bảng tổng kết
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét
- HS thảo luận nhóm để trình bày
- HS khác nhận xét và bổ sung
a/ Dùng để đ/chế H2 trong phòng thí nghiệm (1)
b/ (2) và (4) là phản ứng oxi hóa khử . (3) là phản ứng phân hủy . (4) là phản ứng thế
-HS hoạt động nhóm và hoàn thành nội dung yêu cầu
2H2 + O2 2 H2O
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O
H2 + PbO Pb + H2O
-Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa khử và điều chế xảy ra sự khử và sự oxi hóa khử
-HS tiến hành nhận biết
*Dùng tàn đóm đưa vào miệng 3 lọ khí
*Nếu tàn đóm đỏ bùng cháy đó là lọ chứa O2
+ Nếu tàn đóm đỏ không thay đổi hiện tượng là lọ không khí và H2
-Đốt cháy 2 khí còn lại, chất nào cháy được là H2
còn chất nào không cháy được là lọ không khí
2H2 + O2 2 H2O
-HS lựa chọn C
-HS : a/ CO2 + H2O H2CO3
b/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
c/ PbO + H2 Pb + H2O
a/ Phản ứng hóa hợp
b/ Phản ứng thế
c/ phản ứng oxi hóa - khử
-HS: (1a) Fe2O3 + 3 H2 2 Fe + 3 H2O
(2) CuO + H2 Cu + H2O
b/ chất khử: H2
chất oxi hóa : CuO ; Fe2O3
c/ = 6 – 2,8 = 3,2 g
=
=
theo PT(1) = . 0,05 mol
= 0,075 mol
theo PT (2) = = 0,05 mol
tổng số mol H2 đã dùng là
= 0,075 + 0,05 = 0,125 mol
V= 0,0125 . 22,4 = 2,8 lít
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 27 tiết 52 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Ngày soạn: 15/03/09
Ngày dạy:16,20/03/09
A./ Mục tiêu:
1. Kiến thức
HS nắm vững tính chất vật lí , tính chất hóa học của hiđro. Nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí hiđro. Kỹ năng nhận biết chất khí và biết kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro.
3. Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong công việc được giao.
B./ Chuẩn bị
GV chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm gồm:
+ Dụng cụ: 4 ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt , kẹp gỗ, giá ống nghiệm, nút cao su có lỗ, ống nối cao su, ống dẫn khí.
Hóa chất: CuO, HCl, Zn, que đóm, ống lấy hóa chất.
C./ Hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ1: Điều chế khí hiđro từ Zn và dd HCl
Đốt cháy hiđro
- GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
- GV nhắc lại các thao tác để thí nghiệm và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm quan sát và ghi lại hiện tượng
HĐ2: Thu khí hiđro bằng cách đẩy nước
GV: Để HS quan sát GV yêu cầu HS thu khí bằng cách đẩy H2O thay vì đẩy không khí
+ GV hướng dẫn và thu khí hiđro mẫu
- Lấy 1 ống nghiệm đựng đầy H2O
- Úp nhanh xuống chậu thủy tinh có chứa nước
- Đưa đầu ống dẫn khí hiđro vào miệng ống nghiệm
* Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm , ghi lại hiện tương và giải thích
- GV lưu ý: khi đầy khí hiđro đưa thẳng ống nghiệm ra khỏi chậu nước, miệng ống nghiệm quay xuống để tránh mất hiđro, đậy kín bằng nút cao su
Thí nghiệm 3: Hiđro khử CuO
- GV yêu cầu HS quan sát GV lắp ráp dụng cụ để lắp theo
* GV hướng dẫn thí nghiệm
- Đốt đều cho nóng sau đó đốt tập trung phần ông nghiệm chứa CuO
- Ghi lại sự đổi màu g chất trong ống nghiệm
HĐ4: Tường trình thí nghiệm theo mẫu
- GV dặn dò HS về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết chương V
HĐ của HS
HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm
+ Bỏ kẽm viên vào ống nghiệm
+ Nhỏ dd HCl vào
+ Đậy ống nghiệm bằng nút c/su có vuốt nhọn
+ Đốt cháy khí hiđro
- HS tiến hành thí nghiệm và ghi hiện tượng
+ Có sủi bọt khí, kẽm viên tăng dần
+ Đốt khí thoát ra cháy với ng/lửa m/xanh nhạt
+ Thử bằng que đóm đỏ, que đóm đỏ không bùng cháy
PTPƯ: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
2H2 + O2 2H2O
+ HS theo dõi thí nghiệm mẫu
- HS tiến hành thí nghiệm thu khí hiđro và giải thích
* Vì hiđro ít tan trong nước nên đã đẩy nước khỏi ống nghiệm
- Giải thích: vì hiđro nhẹ hơn không khí nên phải để úp ống nghiệm
- HS quan sát và lắp ráp dụng cụ
- HS tiến hành thí nghiệm
* Hiện tượng: màu đen của CuO chuyển sang màu đỏ của Cu, xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm
- HS viết tường trình thí nghiệm
- HS thu dọn vệ sinh
----------------------------------- -----------------------------------
Tuần 28 tiết 53 KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG V
Ngày soạn: 15/03/09
Ngày dạy: 17,21/03/09
A./ Mục tiêu
1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về hiđro – tính chất, điều chế, ứng dụng.
- Phản ứng oxi hóa khử - sự khử, sự oxi hóa - chất khử, chất oxi hóa
2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức để giải bài tập định lượng theo PTHH
3. Thái độ: - Tự giác làm bài
B./ Ma trận đề
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
100%
Biết 30 %
Hiểu 40%
Vận dụng 30%
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tính chất của Hiđro
3(0,5 đ)
2(0,5đ)
4(1,0 đ)
7(2,0đ)
4(5,0đ)
Điều chế - thu khí Hiđro
5(1,0 đ )
7(0,5 đ)
2(1,0đ)
Phản ứng oxi hóa- khử
1(0,5 đ)
6(1,0 đ)
6(2,0đ)
7(1.0đ)
3(3,5đ)
Tổng
2(1,0 đ)
2(2,0 đ)
1(0,5đ)
2(3,5đ)
1(1,0 đ)
1(2,0đ)
7(10 đ)
C./ Nội dung
I./ Trắc nghiệm(2,5 đ)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng
A. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác.
B. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác.
C. Sự khử là quá trình nhận oxi .
D. Sự oxi hóa là quá trình nhường oxi.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam khí hiđro cần dùng thể tích khí oxi ở đktc là:
A. 22,4 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 44,8 lít
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là tính chất vật lí của hiđro.
A. Chất khí không màu. B. Tan ít trong nước.
C. Nhẹ hơn không khí D. hóa lỏng ở - 1830.
Câu 4: Tỉ khối của hiđro so với không khí là:
A. 2/29 B. 1/29 C. 29/2 D. 2/32
II./ Tự luận(7,5 đ)
Câu 1: Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí oxi có làm thế được không? Vì sao?
Câu 2: Cân bằng các phương trình oxi hóa- khử sau và chỉ ra sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa.
a. Mg + AlxOy MgO +Al
b. CO +Fe3O4 Fe + CO2
c. P + O2 P2O5
d. N2O5 + Cu. N2 + CuO
Câu 3: Khử hỗn hợp gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit bằng khí hiđro ở nhiệt độ thích hợp thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại trong đó khối lượng đồng là 6,4 gam.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính thể tích hiđro (ở đktc) vừa đủ dùng cho sự khử trên.
c. Cần dùng bao nhiêu gam magie tác dụng với axit clohiđric HCl để có được lượng khí hi đro trên
D./ Biểu điểm và đáp án.
I./ Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
D
A
Điểm
Mỗi câu1,3,4: 0,5 điểm.
Câu 2:1,0 đ
II./Tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
5
Thu khí hi đro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm lật úp xuống và thẳng đứng vì hiđro nhẹ hơn không khí. Đối với khí oxi không thể làm như vậy vì oxi nặng hơn không khí.
1,0
6
a. yMg + AlxOy yMgO + xAl
b. 4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2
c. 4P + 5O2 2 P2O5
d. N2O5 + 5Cu. N2 + 5CuO
Chất khử: Mg, Cu, CO, P.
Chất oxi hóa: AlxOy, Fe3O4, O2, N2O5
Chỉ ra sự khử và sự oxi hóa
Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
7
a. CuO + H2 Cu + H2O (1)
Fe2O3 + 3 H2 2 Fe + 3 H2O(2)
b. Theo PTHH1:
Theo PTHH 2:
c. Mg + 2HCl MgCl2 + H2
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
----------------------------------- -----------------------------------
File đính kèm:
- Giao an chuong Hiro Nuoc.doc