A. Mục tiêu cần đạt :
củng cố , khắc sâu cho học sinh về nội dung thể loại tác phẩm.
-Bài ca chạy giặc:
+ HS thấy được hoàn cảnh khổ nhục của nhân dân ta trong những ngày đầu quân Pháp tấn công thành Gia Định.
+ Tấm long yêu nước thương dân và tâm trạng căm phẫn của tác giả.
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn: cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, giáo án tự chọn 12.
C. Phương pháp tiến hành:
Đàm thoại, phát vấn, nêu vấn đề thảo luận
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tự chọn khối 11: hướng dẫn đọc thêm : chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu, bài ca phong cảnh hương sơn- Chu Mạnh Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN 3.
Hướng dẫn đọc thêm : chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
Bài ca phong cảnh hương sơn- Chu Mạnh Trinh
A. Mục tiêu cần đạt :
củng cố , khắc sâu cho học sinh về nội dung thể loại tác phẩm.
-Bài ca chạy giặc:
+ HS thấy được hoàn cảnh khổ nhục của nhân dân ta trong những ngày đầu quân Pháp tấn công thành Gia Định.
+ Tấm long yêu nước thương dân và tâm trạng căm phẫn của tác giả.
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn: cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, giáo án tự chọn 12.
C. Phương pháp tiến hành:
Đàm thoại, phát vấn, nêu vấn đề thảo luận.
D. TIếN HÀNH Tổ CHứC.
1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ
3. bài mới
Hoạt động của thầy – trò
kiến thức cơ bản
HS theo dõi SGK trang 49
P/v Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
p/v BÀi thơ đoựơc tác giả viết theo thể loại nào?
- Thơ Nôm - Thất ngôn bát cú Đường luật
p/v Bố cục bài thơ như thế nào?
Để - thực luận - kết
p/v 2 ccâu thơ đầu thong báo điều gì?
Pv: hình ảnh nào nói lên sự chạy giặc khốn khổ của nhân dân? Nét đặc sằc nghệ thuật?
Pv Tác giả nhắc đến các địa danh để làm gì?
- Nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù , cành tan hoang của đất nước…
PV ^ câu thơ đầu phản ánh tâm trạng của tác giả như thế nào?
PV 2 câu kết thể hiện điều gì? Tại sao Tg lại dung câu nghi vấn ở 2 câu thơ này?
Tâm trạng oán hận với triều đình.Dùng câu nghi vấn nhưng với nghĩa khẳng định, phản ánh tình thế lịch sử đương thời.
p/v Nêu xuất xứ, bố cục, thể loại?
Gồm 3 phần :
- 4 câu đẩu giới thiệu về Hương Sơn.
- 10 câu giữa không khí thần tiên 4 câu và cảnh vật thần tiên của Hương Sơn 6 câu.
- 4 câu cuối suy niệm của tác giả.
Pv Tác giả giới thiệu cảnh đẹp của Hương Sơn từ những góc độ nào?
- Sự ao ước, cảnh thực, sự đánh giá của người xưa.
Pv Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp thần tiên thoát tục của Hương Sơn?
-Tiếng chày kình : chim cúng trái
Pv Vẻ đẹp thực của Hương Sơn Hiện lên qua những chi tiết nào?
Yêu thiên nhiên, quê hương, dất nước..
Pv tâm trạng của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn?
( + yêu nghệ thuật, quê hương, đất nước )
GGV gọi HS kệt luận về nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ?
I.Bài Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu
1. Xuất xứ , thể loại
a. Xuất xứ:
- Tương truyền bài thơ được tác giả viết sau khi quân Pháp tấn công thành Gia Định ( 17 -2- 1859), khi tác giả và nhân dân chạy giặc.
b. Thể loại:
Thơ Nôm - Thất ngôn bát cú Đường luật
2. Nội dung cơ bản:
- 2 câu đề: tình thế hiểm nghèo của đất nứơc khi TD Pháp xâm lược( … tiếng súng Tây … phút sa tay…)
- 2 câu thực:
cảnh khốn khổ của nhân dân ta
+………… lơ xơ chạy
+…………Dáo dác bay
->:NT: đối, đảo ngữ, từ láy
- 2 câu luận: cuộc sống thanh bình trù phú bị tàn phá.
-+………. của Tiền tan bọt nước
+…………nhuốm màu mây
à Nghệ thuật đối - đảo ngữ.
+ Tâm trạng tác giả đau đớn bàng hoàng, xót xa, căm hận.
- 2 câu kết
+Nỗi nghi ngờ, đau đớn, xót xa, oán hận với triều đình.
+Tiếng kêu đau thương của những người dân mắc nạn.
II. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
1. Xuất xứ- thể loại:
a. Xuất xứ
- Tương truyền bài thơ đựơc Chu Mạnh Trinh khi tham gia trùng tu thắng cảnh Hương Sơn.
b. Thể loại:
viết theo thể loại hát nói- dôi 2 khổ giữa.
2. Nội dung cơ bản:
a. Gới thiệu về Hương Sơn từ nhiểu góc độ:
+ Từ sự ao ước bấy lâu nay của tác giả, người xưa.
+ Từ cảnh thật:
. “ Bầu trời cảnh vật” không gian thần tiên rộng lớn thoát tục.
.” Kìa non non …… mây mây”
à Cành thiên nhiên vô tận mang nét riêng của Hương Sơn.
+ Từ góc độ người xưa
“Đệ nhất động…….”
b. Cảnh đẹp Hương Sơn.
- Không khí thần tiên thoát tục- cái thần của Hương Sơn.
- Thỏ thẻ ….. cúng trái; ….. cá nghe kinh; … chày kình; khách tang hải …. giấc mộng.
à không gian , cảnh vật, con người nhuốm màu Thiền.
- Vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn.
Này : suối; chùa; hang ; động.
à Vẻ đẹp vừa thiên tạo, vừa nhân tạo
+ nghệ thuật liệt kê
- “đá ngũ sắc – long lanh, cửa hang - thăm thẳm, gập gềnh mấy lối…”
à Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, nhiều đường nét ( xa- gần, thấp- cao, cao- thấp)
à cảnh vừa thiêng liêng vừa gần gũi cõi trần.
c. Suy niệm của tác giả
- “ Giang sơn … đời ai đây” à chủ nhân, chủ quyền đất nước.
- “ Càng trông – càng yêu”: yêu quý tự hào về non song gấm vóc tươi đẹp
+ Nghệ thuật: tăng cấp “ càng – càng”
4. Củng cố - dặn dò
- HS nắm xuất xứ, bố cục thể loại và giá trị, nội dung, nghệ thuật 2 bài thơ
- Tiết sau trả bài viết số 1 làm bài số 2 ở nhà.
TUẦN 4 :
NỘI DUNG TỰ CHỌN 4 :
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Tiếp tục củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức về lập luận phân tích.
- HS viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phát vấn, thảo luận, nêu vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, giáo án tự chọn
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS trình bày lại mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích?
- Cách phân tích?
(Phần “ghi nhớ” – SGK trang 27)
3. Bài học
- GV: ghi đề lên bảng
HS: đọc kỹ đề bài và phân tích đề.
? Nội dung vấn đề cần nghị luận?
? Phương pháp nghị luận?
- HS phân tích, chứng minh, bình luận, phát biểu cảm nghĩ.
GV: thao tác chính là lập luận phân tích.
? Phạm vi tư liệu (dẫn chứng)?
GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài trên?
?Xác định luận điểm chính?
HS:
- Quang cách và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa.
- Cách nhìn, thái độ và tâm trạng của tác giả khi “Vào phủ Chúa Trịnh”
(Có thể chia thành các luận điểm nhỏ hơn).
? Trình bày nhiệm vụ của phần mở bài?
( Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Thượng kinh kí sự”; Giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
? Em triển khai phần thân bài ra sao?
(Sắp xếp luận điểm, luận cứ? Luận chứng?).
? Chỉ ra cách nhìn, thái độ, tâm trạng của tác giả khi vào phủ Chúa chữa bệnh?
?Các dẫn chứng cụ thể, phù hợp ?
?Vấn đề cần trình bày ở phần kết bài?
GV: yêu cầu HS dựa vào phần lập dàn ý viết một đoạn văn ở phần mở bài hoặc kết bài.
Đề luyện tập
Anh (chị) hãy phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự ”- Lê Hữu Trác).
I. Tìm hiểu đề :
- Nội dung nghị luận : Cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ Chúa Trịnh.
- Phương pháp nghị luận : Chủ yếu là thao tác lập luận phân tích (có kết hợp thêm thao tác chứng minh, bình luận, phát biểu cảm nghĩ).
- Phạm vi dẫn chứng: đoạn trích.
II. Lập dàn ý :
1. Mở bài :
- Giới thiệu vài nết về danh y Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự” - một tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc.
- Giới thiệu về đoạn trích “ Vào phủ Chúa Trịnh” : thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực của tác phẩm.
2. Thân bài :
a. Quang cảch và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa:
Quang cảnh phủ Chúa :
- Đường vào phủ Chúa: Phải qua nhiều lần cửa, hành lang quanh co, nối tiếp nhau, mỗi cửa đều có lính gác “vác đường nghiêm ngặt, ra vào phải có thẻ,…”.
- Cảnh trong phủ Chúa: có nhiều nhà (Đại đường, Quyển bồng, gác tía, phòng trà).
+ Đồ dùng: rèm châu, hiên ngọc, kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng, mâm vàng, chén ngọc…
- Nội cung của thái tử: qua 5-6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập…, hương thơm ngào ngạt…
à Kín cổng cao tường, xa hoa tráng lệnhưng ngột ngat, thiếu sinh khí: chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, hương hoa ngào ngạt à mần mống của bệnh tật.
Cung cách sinh hoạt:
- Thâm nghiê, quyền uy
+ Vào phủ phải có thánh chỉ, có thẻ, có người dẫn đường, đưa đón.
+ Bộ máy phục vụ đông đúc, tấp nập: “qua lại như mắc cửi”.
+ Xung hô, bẩm tấu kính cẩn, lễ phép.
b. Cách nhìn, thái độ của tác giả khi “Vào phủ Chúa Trịnh”:
- Miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, trung thực, khách quan: từ ngoài vào trong, việc gì thấy trước thì kể, tả trước, …
- Phê phán kín đáo:
+ Phủ Chúa lấn át cung Vua, sống xa hoa … trong khi dân tình đói khổ, nheo nhóc.
+ Thiếu sinh khí, ngột ngạt, tù túng …
Tâm trạng của tác giả khi chữa bệnh cho thế tử Trịn Cán:
- Phân vân, do dự, sợ danh lợi ràng buộc.
- Quyết định trị bệnh cứu người.
à Tài năng, đức độ, coi thường danh lợi.
3. Kết bài:
- Tổng hợp, đánh giá chung về tác phẩm và đoạn trích. (mang giá trị hiện thực sâu sắc: tố cáo sự xa hoa, ích kỷ, lộng quyền của nhà Chúa.
+ Tác giả phẩn ánh một cái tâm lương y trong sạch, cao khiết, coi thường danh lợi.
III. Bài viết
4. Củng cố - Dặn dò:
Kiến thức trọng tâm: Mục đích, yêu cầu, cách làm bài phân tích?
- Cách thức tìm hiểu đề, lập dàn ý.
Tiết sau: học 2 tiết văn học: “LẼ GHÉT THƯƠNG”
“CHẠY GIẶC” (Nguyễn Đình Chiểu)
CHỦ ĐỀ 6
CỦNG CỐ ĐỌC THÊM: XIN LẬP KHOA LUẬT
(trích Tế cấp bát điều) -Nguyễn Trường Tộ-
I - MỤC TIỂU: Giúp học sinh:
- Hiểu sâu hơn ý nghĩa tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong việc lập khoa luật.
- Khắc sâu thêm để học sinh nắm những thành công trong nghệ thuật lập luận của ông.
II - CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa và một số sách tham khảo khác.
- Học sinh: Vở soạn, sách giáo khoa, bảng phụ.
III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Tiến hành củng cố:
a) Phương pháp : các nhóm thảo luận và trình bày đáp án vào bảng phụ các nhóm khác góp ý, bổ sung giáo viên chốt lại vấn đề theo phần gợi ý trả lời.
b) Bài tập củng cố:
A- Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Nguyễn Trường Tộ sống dưới triều đại nào?
Triều đại nhà Lí. c. Triều đại nhà Nguyễn.
Triều đại nhà Lê. d. Triều đại Lê - Trịnh.
Câu 2: “Lục bộ” được đề cập đến trong tác phẩm “Xin lập khoa luật” là những bộ nào thời xưa?
Bộ Lại, bộ Hộ, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Công.
Bộ Nội vụ, bộ Ngoại vụ, bộ Tư pháp, bộ Quốc phòng, bộ Giáo dục, bộ Ngoại giao.
Bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình, bộ Giáo dục, bộ Ngoại giao, bộ Nội vụ.
Bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, bộ Tư pháp, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Công.
Câu 3: Trong “Xin lập khoa luật” tác giả có đề xuất gì về thái độ của vua, quan và dân đối với pháp luật?
Trước pháp luật vua, quan và dân đều công bằng.
Người dân phải tuân hành mệnh lệnh của vua, quan.
Vua phải tôn trọng quan chấp pháp.
Mọi người từ vua đến dân đều phải tôn trọng pháp luật.
Câu 4: Chủ trương của tác giả có thích hợp với triều đình phong kiến không? Vì sao?
Có phù hợp. Vì đúng với chủ trương của triều đình.
Không phù hợp. Vì không thoả mãn quyền lợi của triều đình.
Không phù hợp. Vì triều đình mà đặc biệt là vua sợ đánh mất uy quyền tuyệt đối của mình.
Có phù hợp. Vì triều đình cũng mong muốn có sự công bằng trong pháp luật.
Đáp án : c, a, d, c.
B - Phần tự luận (có đáp án kèm theo)
Câu 1: Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề phải lập khoa luật như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Bằng cách vào đề trực tiếp, tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của luật đối với mọi người.
- Nêu ra nội dung của luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền và chính lệnh mọi lĩnh vực của đời sống.
- Để thuyết phục vua, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi khi sử dụng luật pháp ở phương Tây.
lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
Câu 2: Trong tác phẩm, tác giả đã phê phán điều gì? Vì sao? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
Gợi ý trả lời :Trong tác phẩm, tác giả không phê phán đạo Nho mà tác giả phê phán những hạn chế của Nho học:
- Đầu tiên ông khẳng định: chuẩn mực đạo đức của Nho gia đó là không gì bằng trung hiếu và lễ nghĩa ông không phủ nhận nho giáo.
- Từ đó, ông chỉ ra những hạn chế trong Nho giáo:
+ Chỉ nói suông mà không thực hiện ông lấy lời Khổng Tử làm căn cứ.
+ Sách vở Nho giáo thì chỉ ghi chép chính sự nên đọc chỉ “rối trí” mà không áp dụng được vào thực tế nhằm điều chỉnh các hành vi đạo đức của các nhà nho tiếp tục lấy câu nói của Khổng Tử để làm căn cứ.
+ So sánh nho sĩ có học mà cư xử không bằng con dân quê mùa, chất phác.
- Cuối cùng ông khẳng định: pháp luật chính là đức.
Các luận điểm cực kì mạch lạc, luận cứ chặt chẽ, minh bạch đầy sức thuyết phục.
Câu 3: Chứng minh nghệ thuật biện luận là nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm?
c) Giáo viên chốt lại vấn đề:
Chủ đề tự chọn
Tiết 8
Bài dạy: Củng cố bài “Hai Đứa Trẻ”
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Củng cố kiến thức bài học:
+ Khái quát nội dung và nghệ thuật
+ Cảm nhận tình cảm, thái độ của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ trước cách mạng
+ Phong cách truyện ngắn của Thạch Lam
- Hình thức tiến hành: Nội dung kết hợp với câu hỏi đan xen nhau trong bài củng cố.
II. Bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đôi nét về tác giả Thạch Lam
- Gv nhấn mạnh cho HS chú ý một số điểm cơ bản của cuộc đời Thạch Lam ( vì nó có ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của ông)
+ Tuổi thơ sống ở phố huyện Cẩm Giàng
+ Tính cách của Thạch Lam
+ Biệt tài truyện ngắn - truyện ngắn trữ tình (truyện không có chuyện).
Hoạt động 2:
HS khái quát nội dung của toàn bộ thiên truyện, và cụ thể qua từng phần để xem xét các khía cạnh.
Hoạt động 3:
Cảnh phố huyện lúc đêm khuya được Thạch Lam miêu tả như thế nào?( cảnh đêm, những việc làm cứ lặp đi lặp lại của con ngườini phố huyện này)
Hoạt động 4:
Gv đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu các em trả lời, sau đó khắc sâu thêm kiến thức bằng cách giảng và đưa ra ý chính.
GV nhấn mạnh vài đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn này và yêu cầu học sinh nhớ
Tác giả
Tác phẩm.
Cảnh phố huyện lúc chiều tàn được khắc hoạ như thế nào?
* Bức tranh thiên nhiên ( âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét) =>Một “ bức hoạ đồng quê” mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.
* Đời sống con người nơi phố huyện nghèo:
- Cảnh chợ tàn…
- Hoạt động của con người nơi đây…
→Gợi sự tàn lụi, nghèo đói, khó khăn và tiêu điều thảm hại của phố huyện
- Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn và những kiếp người trên phố huyện.
→ Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Liên như thế nào?
=> Thái độ, tình cảm của Thạch Lam được thể hiện như thế nào?
( tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước, niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ)
b. Phố huyện lúc đêm khuya
* Cảnh phố huyện lúc đêm khuya có đặc điểm gì nổi bật?
- Đêm tối thì mênh mông….
- Ánh sáng thì yếu ớt…
→Hai hình ảnh này là biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh, sống leo lét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
* Hoạt động của con người:
- Những công việc cứ lặp đi lặp lại….
- Trong bóng tối ấy, họ ước mơ, mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ.
=> Thái độ của tác giả đối với những kiếp người nhỏ bé ấy như thế nào?( xót thương da diêt)
c. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của Liên lúc tàu đến và đi qua.
- Chuyến tàu xuất hiện như thế nào qua cái nhìn và tâm trạng hai chị em Liên?
+ Chuyến tàu đến trong sự chờ đợi và háo hức của hai đứa trẻ
+ Chuyến tàu qua đi trong sự nuối tiếc của hai chị em Liên và hồi ức của Liên về một “ Hà Nội xa xăm”.
- Chuyến tàu trong đêm biểu tượng cho điều gì? Vì sao hai chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm?
+ Biểu tượng cho thế giới thật đáng sống…
+ Thế giới ấy đối lập với cuộc sống nơi phố huyện này…
+ Là hình ảnh một Hà Nội đong đầy kí ức tuổi thơ…
- Vì sao Thạch Lam lại xây dựng hình ảnh hai chị em Liên chờ chuyến tàu trong đêm?
+ Khát vọng về cuộc sống “hãy sống cho ra sống”…, hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa
+ Đừng để con người chìm trong cuộc sống tẻ nhạt như “cái ao đời phẳng lặng”
d. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, một kiểu truyện ngắn trữ tình
- Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn bình dị tinh tế…
- Thế giới nội tâm nhân vật được khai thác sâu…
Tự chọn: Chủ đề 9
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I. Mục tiêu : giúp hs :
- Củng cố lại kiến thức đã học trong bài khái quát.
- Nắm được những kiến thức cơ bản trong bài học
- Vận dụng những kiến thức khái quát vào tìm hiểu văn bản tác phẩm văn học cụ thể.
II. Chuẩn bị:
1. GV : sgk – giáo án - tltk
2. HS : sgk – bài soạn
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài mới.
Hoạt động
của thầy và trò
Nội dung
Hệ thống câu hỏi :
Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm “hiện đại hoá” về văn học.
Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam diễn ra như thế nào?
Văn học thời kỳ này có sự phân hoá như thế nào?
Văn học thời kỳ này có tốc độ phát triển như thế nào? Vì sao?
Văn học giai đoạn này có những thành tựu gì?
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá:
- Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa : Văn học thời kỳ này thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương tây.
- Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: (từ đầu thế kỷ XX đến khoảng năm 1920): giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá
+ Giai đoạn 2: (khoảng 1920 – 1930): đạt được một số thành tựu như tiểu thuyết Hồ Biển Chánh, Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, thơ Tản Đà…
+ Giai đoạn 3: (khoảng 1930 – 1945): Công cuộc hiện đại hoá đã đựơc hoàn tất. Có nhiều cách tân sâu sắc trên mọi thể loại.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển:
a. Bộ phận văn học công khai: gồm những sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai không bị thực dân pháp cấm đoán.
+ Xu hướng lãng mạng chủ nghĩa: thể hiên trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràng đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả trí tưởng tượng khát vọng ước mơ.
Vd: Tiểu thuyết tự lực văn đoàn của nhất linh, khái hưng, hoàng đạo, thạch lam…
Thơ mới của Thế Lữ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận …
+ Xu hướng hiện thực chủ nghĩa: Chú trọng diễn tả và phân tích, lý giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình.
Vd: Tiểu thuyết Tắc đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ…
Truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan …
b. Bộ phận văn học không công khai: Là sản phẩm của những nhà văn chiến sỹ. Họ coi thơ văn trước hết là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền vận động cách mạng.
Vd: Thơ Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng…
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng:
- Về thể loại văn học phát triển đa dạng: tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút, thơ , lý luận và phê bình văn học…
+ Về thơ: Thơ mới (Xuân Diệu, Thế Lữ …)
Thơ ca cách mạng (Tố Hữu, Hồ Chí Minh …)
+ Truyện ngắn: gặt hái được nhiều thành tựu (truyện Nam Cao, Nguyễn Công Hoan)
+ Tiểu thuyết: (Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng …)
- Sự cách tân về ngôn ngữ và thể loại (tiểu thuyết và thơ) là những thành tựu lớn của văn học thời kỳ này.
* Tốc độ phát triển của văn học nhanh chóng như vậy là do sự thúc bách của thời đại. Những vấn đề đặt ra về đất nước, cuộc sống, còn người và nghệ thuật đòi hỏi văn học thời kỳ này phải giải quyết.
II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.
1. Về nội dung: kế thừa những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam, Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.
2. Về nghệ thuật: đạt được những thành tựu to lớn gắn liền với kết quả canh tân về thể loại và ngôn ngữ.
3. Củng cố và dặn dò:
* Ghi chú: - GV nêu câu hỏi HS trả lời, GV củng cố lại
Tuỳ tình hình mỗi lớp giáo viên có thể ghi hoặc không ghi
phần chữ in nghiên lên bảng để học sinh ghi lại.
Tuy nhiên nếu ghi lại sẽ mất nhiều thời gian và đây
là những kiến thức các em đã được học.
- Trong các phần trên GV có thể chọn những phần mà mình cho
Là cần thiết để củng cố lại.
File đính kèm:
- Bai giang tu chon K11 da duoc Truong kiem duyet.doc