Giáo án ngữ văn 11 tuần 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân, cũng là tiếng khóc cao cả của tác giả cho một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại cảu dân tộc”

2. Nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và trữ tình cùng những nét cơ bản của thể loại văn tế.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

ã SGK, SGV

ã Thiết kế bài học.

C. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: GVH: Anh (chị) hãy cho biết điểm chung của lẽ ghét thương trong đoạn thơ “lẽ ghét thương” đã học ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc A. mục tiêu bài học Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân, cũng là tiếng khóc cao cả của tác giả cho một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại cảu dân tộc” Nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và trữ tình cùng những nét cơ bản của thể loại văn tế. B. phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học. C. Tiến hành dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: GVH: Anh (chị) hãy cho biết điểm chung của lẽ ghét thương trong đoạn thơ “lẽ ghét thương” đã học ? 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung cần đạt GV: H/S đọc phần SGK Tr 56 GVH: Phần cuộc đời tác giả SGK nêu nội dung gì ? GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt những tác phẩm chính của tác gỉa ? GVH: Anh (chị) hãy nêu những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ? GVH: Nghệ thuật tiêu biểu trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ? GVH: Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, bố cục của tác phẩm ? GV : Cho HS đọc diễn cảm bài văn tế một lần. GVH: Anh (chị) hãy cho biết phần lung khởi nhà văn khái quát hoàn cảnh của đất nước như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết hình ảnh của người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết trận chiến đấu được tái hiện như thế nào ? Qua đó anh chị có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghiã quân ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào ? GVH: Thái độ của tác giả với những kẻ bán nước cầu vinh ? GVH: Bài văn tế để lại cho em bài học gì ? GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt lại nội dung bài văn tế ? Nêu chủ đề chính của bài văn tế ? GV : Dựa vào hướng dẫn trong SGK Tr 53 để ra đề số 2 (HS làm ở nhà). Cho HS chọn một trong ba đề có ở phần Gợi ý đề bài SGK Tr 53. I. Giới thiệu chung. Tác giả A, Cuộc đời HSPB: Nguyễn Đình Chiểu sinh 1/07/1822 mất năm 1888. + Năm 1843 thi đỗ tú tài, năm 1846 ra Huế chuẩn bị thi thì năm 1849 nhận được tin mẹ mất phải trở về Nam chịu tang… + Bị mù năm 26 tuổi, bị từ hôn, sống cuộc đời tàn tật suốt 40 năm tuy tàn nhưng không phế. + Năm 1847 TDP nổ song tấn công cửa biển Đà Nẵng; + Năm 1862 Triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông cho giặc. + Năm 1872 Lục tỉnh rơi vào tay giặc; 1884 cả nước rơi… * Tuy phải sống trong cảnh mù loà nhưng tác giả với tinh thần “ bất cộng đới thiên” đã không những không khuất phục bọn giặc mà ông còn là người cổ vũ nhiệt thành cho phong trào chống TDP, lá cờ đầu…. * Cuộc đời của Đồ Chiểu là tấm gương sáng ngời về đạo đức, nghị lực, suốt đời gắn bó chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân. Trong ông có ba con người đáng quý: + Một nhà giáo mẫu mực: coi việc dạy người cao hơn dạy chữ + Một nhà văn: coi trọng choc năng giáo huấn… + Một thầy thuốc: lấy việc chăm sóc sức khoẻ cho dân làm y đức 2. Sự nghiệp văn chương a. Những tác phẩm chính HSPB: Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi TDP sang xâm lược. + ở giai đoạn đầu ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo làm người… + Giai đoạn còn lại, thơ văn của ông được coi là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp. Kể tên:…..SGK Tr 57. Nội dung thơ văn. HSPB: + Lí tưởng nhân nghĩa…. + Lòng yêu nước thương dân…. Nghệ thuật thơ văn Nét tiêu biểu của văn thơ tác giả là tính chất đạo đức trữ tình. Lối thơ thiên về kể trong các chuyện mang màu sắc diễn xướng. 3, Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc a, Hoàn cảnh sáng tác + SGK Tr 60 phần tiẻu dẫn. b, Bố cục: Chia làm 04 phần: + Lung khởi: (câu 1->2): Tiếng khóc mang tính bao quát. + Thích thực: (câu 3->15): hồi tưởng cuộc đời của người đã mất. + Ai vãn: (câu 16->23) : Trở lại nỗi đau sau khi hồi tưởng. + Kết (còn lại): Nêu ý nghĩa trách nhiệm của người còn sống. II. nội dung chính 1. Phần lung khởi HSPB: Mở đầu bài tế là tiếng than quen thuộc của giọng văn tế “ Hỡi ôi”. Nó làm nổi bật tình thế hiểm nghèo của thời đại, của đất nước: tình thế có ngoại xâm và cuộc chiến chống ngoại xâm. Sự đối lập hai hình ảnh: Súng giặc >< lòng dân… 2. Phần thích thực HSPB: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân đứng lên với đầy đủ sự nhận thức và giác ngộ cần thiết, nêu cao ý thức trách nhiệm của ngươì công dân. + hình ảnh người dân thuần tuý… + vì quan quân hèn nhát nên họ đã ý thức được sứ mệnh bảo vệ tổ quốc. Lòng căm thù giặc lên cao tột cùng…Họ đã đứng lên vì nghĩa lớn.. HSPB: Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức mà tinh thần chiến đấu hi sinh cũng nổi bật… => Đoạn văn đã vang lên cảm hứng ngợi ca anh hùng. Hình ảnh người nông dân Cần Giuộc hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ đến mức vô tiền khoáng hậu. 3. Phần Ai vãn HSPB: Ngòi bút của tác giả như nức nở trên từng trang giấy. Nỗi đau thương bao trùm nên cảnh vật, thấm vào từng câu từng chữ. +Từng âm thanh sầu thương vương lên trong lời văn. Người đọc không thể phân biệt được dâu là tiếng khóc của tác giả , của nhân dân, của gia đình nạn nhân, đó là tiếng khóc chung của cả dân tộc. + nỗi xót thương của tác giả đối với những người liệt sĩ khi các anh ngã xuống mà chưa thoả chí nguyện, sự nghiệp chưa thành… + nỗi xót thương của mẹ già,vợ trể khi mất người thân gây ra nghịch cảnh éo le: lá xanh…lá vàng… => Tiếng khóc không chỉ đơn giản là của tác giả với lòng tiếc thương mà ông đang thay mặt cho nhân dân khóc và biểu dương công trạng của các nghĩa quân. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục cảu cả dân tộc trước nạn xâm lăng. HSPB: tác giả không tiếc lời mạt sát những kẻ bán rẻ lương tâm trao linh hồn cho quỷ dữ “ đầu Tây..”, khẳng định tinh thần “chết vinh hơn sống nhục”… 4. Phần Kết HSPB: Tác giả trở lại tâm trạng của người còn sống để bầy tỏ mối cảm thông sâu sắc của mình đối với người dân đương thời. Ông nhấn mạnh vào nỗi đau để ca ngợi công đức, đồng thời nêu cao ý chí diệt thù. HSPB: Bài văn tế đã củng cố một chân lí bất diệt: đó là sức mạnh của chính nghĩa có thể chống lại sức mạnh bạo tàn cảu kẻ thù. III. Củng cố – dặn dò HSĐ&TL: - Ghi nhớ (SGK) - Đọc diễn cảm bài văn tế. - Thảo luận về ý kiến của G.S Trần Văn Giàu SGK Tr 65. IV. Ra đề bài viết số 2 : Nghị luận văn học 1, Hướng dẫn chung. 2, Gợi ý một số đề bài. 3, Gợi ý cách làm bài. HSĐTL&PB: 1, Tìm hiểu đề. 2, Lập dàn ý. 3. Viết bài ở nhà. Thực hành về thành ngữ , điển cố. a. Mục tiêu bài học Giúp HS: + Củng cố và nâng cao kiến thức về thành ngữ, điển cố + Biết lĩnh hội và sử dụng thành ngữ, điển cố B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Phương pháp nội dung cần đạt (H/S ôn lại kiến thức lớp 7 SGK) GV: Cho HSTL&PB GVH: Thế nào là thành ngữ ? GVH: Thế nào là điển cố? Yêu cầu của việc sử dụng điển cố ? GV: Cho HS làm những bài tập trong SGK Tr 66. Có thể chia làm 4 nhóm và phân công mỗi nhóm làm 02 bài. Lần lượt gọi từng HS ở các nhóm trình bày. GVH: Tìm thành ngữ trong đoạn thơ…bài 1? GVH: Đọc yêu cầu bài 2 SGK Tr 66 ? GVH: Đọc yêu cầu bài 3 SGK Tr 66, 67 ? GVH: Đọc yêu cầu bài 4 SGK Tr 67 ? GVH: Đọc yêu cầu bài 5 SGK Tr 67 ? GVH: Đọc yêu cầu bài 6 SGK Tr 67 ? GVH: Đọc yêu cầu bài 7 SGK Tr 67 ? Giải thích những điển cố các em chưa biết ? GVH: Anh (chị) hãy về nhà tìm thêm những thành ngữ, điển cố khác ? đặt câu với những thành ngữ, điển cố tìm được ? I. Khái niệm 1, Thế nào là thành ngữ? HSPB: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đa số thành ngữ Việt Nam có 4 tiếng (chiếm 75 đến 80%) * Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. Ví dụ :+ Công thành danh toại; Tâm đầu ý hợp; bách chiến bách thắng… + Cung kính không bằng tuân mệnh; cá lớn nuốt cá bé; khẩu phật tâm xà; ếch ngồi đáy giếng… 2, Điển cố HSPB: là những từ, cụm từ có liên quan đến một sự kiện, sự tích cũ mang nội dung ý nghĩa hàm súc nhất định để nói nên một điều khái quát chung trong cuộc sống. HSPB: Muốn sử dụng và lĩnh hội điển cố, người sử dụng phải có vốn tri thức, vốn sống sâu rộng. II. Luyện tập 1, Bài 1 HSPB: Trong đoạn thơ tác giả sử dụng 02 thành ngữ: + Một duyên hai nợ: một mình đảm đang công việc gia đình… + Năm nắng mười mưa: Sự vất vả, cực nhọc…. => Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng trong việc biểu đạt nghĩa. Ngoài ra còn có tính biểu cảm cao => hình ảnh người vợ… 2, Bài 2 HSPB: + Đầu trâu mặt ngựa: tính chất hung bạo, thú vật, vô lại… + Cá chậu chim lồng: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do… + Đội trời đạp đất: hành động tự do, ngang tàng, không chịu bó buộc hay khuất phục quyền uy… 3, Bài 3 HSPB: (Xem chú giải bài Khóc Dương Khuê) 4, Bài 4 HSPB: + Ba thu: lấy từ câu thơ: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề = Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba thu” trong Kinh Thi. ý trong câu thơ chỉ sự tương tư của KT với TK. + Chín chữ: xuất phát từ điển tích “Cửu tự cù lai” bao gồm: Sinh (đẻ), Cúc (nâng đỡ), Phủ (vuốt ve), Súc (cho bú mớm), Trưởng (nuôi khôn lớn), Dục (dạy dỗ), Cố (trông nom), Phục (xem tính nết mà dạy bảo), Phúc (che chở). => ý : Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ nuôi mình. + Liễu Chương Đài: gợi chuyện xưa của ngwoif đi làm quan ở xa, viết thư về cho vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không hay tay khác đã vin bẻ mất rồi”. => ý: Kiều mường tượng cảnh KT khi trở về thì Kiều đã thuộc về người khác rồi. + Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp khách bằng mắt xanh (lòng đen), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng). => ý: Từ Hải đề cao phẩm giá của Kiều, thể hiện sự quý trọng. 5, Bài 5 HSPB: + ma cũ bắt nạt ma mới = bắt nạt người mới đến + Chân ướt chân ráo = vừa đến còn lạ lẫm. + cưỡi ngựa xem hoa =qua loa. 6, Bài 6 HSPB: Tìm hiểu kĩ nghĩa của các thành ngữ, sau đó đặt câu với nội dung phù hợp. 7, Bài 7 HSPB: * Gót chân A-Sin: Điểm yếu của ai… * Nợ như chúa Chổm: nợ nhiều… * Đẽo cày giữa đường: không có lòng kiên định, hay dao động… * Gã Sở Khanh: bạc tình, lừa đảo trong tình yêu… * Sức trai Phù Đổng: nhanh, khoẻ, có ích… III. Củng cố – dặn dò. HSPB: + Tìm thêm thành ngữ, điển cố + Soạn bài Chiếu cầu hiền.

File đính kèm:

  • docTuan 6 Van te nghia si Can Giuoc.doc