1.Kiến thức:
- Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
- Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất.
- Củng cố bài tập xách định hoá trị của một nguyên tố
2.Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tính toán nhanh và kĩ năng tập thể
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 08 tiết : 15 bài 11: bài luyện tập 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 15
Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2
Ngày soạn: 18/10/2012
Ngày dạy : 20/10/2012
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh ôn lại kiến thức về :
1.Kiến thức:
Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất.
Củng cố bài tập xách định hoá trị của một nguyên tố
2.Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng tính toán nhanh và kĩ năng tập thể
Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ:
Hình thành tình cảm yêu thích bộ môn, hứng thú trong học tập
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất.
Rèn kĩ năng làm bài tập xách định hoá trị của một nguyên tố
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Giáo án điện tử ,Máy chiếu
Bảng nhóm , dụng cụ hỗ trợ tính thời gian
Học sinh :’Ôn tập lại các khài niệm, CTHH của đơn chất, hợp chất, qui tắc hoá trị ...
2.Phương pháp : thi tài giữa các nhóm
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài giảng :
Ở các bài trứơc các em đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản của môn hoá học. Hôm nay chúng ta tiến hàh ôn tập lại các khái niệm mà các em đã được học.
HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ .
- GV chiếu hệ thống câu hỏi và yêu cầu Hs trả lời củng cố kiến thức
Câu 1 : Công thức hóa học tổng quát nào sau nay là công thức của đơn chất
A
An
AxBy
An
Câu 2 Chọn từ và cụm từ thích hợp điền vào chổ trống
Trong CTHH . ……… hóa trị và ………. Của nguyên tố này ………… tích ……… và chỉ số của nguyên tố kia
? Trình bày biểu thức của quit tắc hóa trị
- Trò chơi tập thể” tiếp sức “
-GV thông báo thể lệ cuộc thi
+ Mỗi tổ là 1 đội
+ 2’ để phân công và hoàn thành bảng về hóa trị của nguyên tử và nhóm nguyên tử mà em biết
+ Các thành viên lên bảng trình bày lại , đội nào nhanh nhất , chính xác nhất sẽ thắng ( chú ý phải ghi đúng CTHH, hóa trị và có công thức của đơn chất và hợp chất)
- HS tham gia trò chơi và GV nhận xét chấm điểm
? Vận dụng qui tắc hóa trị để làm gì?
I. kiến thức cần nhớ
CT chung của đơn chất An
-CT chung của hợp chất: AxBy
-
- HS phát biểu và viết biểu thức:
a . x = b . y
với a,b là hóa trị của A, B.
-Vận dụng:
+Tính hóa trị của 1 nguyên tố.
+Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị
Hoạt động 2: Luyện tập
- Vận dụng giải bài tập.
GV: chiếu bài tập sau:
Bài tập 1:
1/ Lập công thức của các hợp chất gồm:
a) Silíc (IV) và Oxi.
b) Phốtpho (III) và Hiđrô.
c) Nhôm và clo (I)
d) Canxi và nhóm OH (I)
2/ Tính PTK của các chất trên ?
GV: gọi 4 HS của 4 nhóm lên làm
GV: cho lớp nhận xét và chấm điểm.
Bài tập 2: Tính hóa trị của Cu , P, Si và Fe trong các CTHH sau :
a) Cu(OH) 2
b) PCl5
c) SiO2
d) Fe(NO3)3
Bài Tập 3: Một HS viết các công thức hoá học như sau:
a) AlCl4 b) Al(NO3)
c) Al2O3 d) Al3(SO4(2
Em hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai ? sửa lại công thức sai cho đúng ?
GV: Gọi một số HS nhắc lại hoá trị của Al,Clo nhóm (NO3), (PO4) , (OH) ..?
GV: cho HS làm vào vở trong vòng 3 phút và thu vở 1 số HS chấm lấy điểm
Bài tập 1. Lập công thức hoá học của học chất :
a) SiO2 PTK SiO2 = 28.1+ 16.2=60 (đvC)
b) PH3 PTK PH3 = 31.1 + 1.3 = 34 (đvC)
c) AlCl3 PTK = 27.3 + 35,5.3 = 133,5 (đvC)
d) Ca(OH)2 PTK = 40.1 + (16+1).2 = 74 (đvC)
Bài tập 2:
a) Cu hóa trị II
b) P hóa trị V
c) Si hóa trị IV
d) Fe hóa trị III
Bài tập 3:
a) Công thức viết đúng là: Al2O3
b) Công thức viết sai và sửa lại là:
AlCl4 sửa lại là: AlCl3
Al(NO3) sửa lại là: Al(NO3)3
Al3(SO4)2 sửa lại là: Al2(SO4)3
Al(OH)2 sửa lại là : Al(OH)3
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố :GV kết luận lại những vấn đề trọng tâm của bài.
Hướng dẫn giải bài tập 2,3 /11 SGK
2.Dặn dò :
Ôn tập các kiến thức sau để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết:
+ Lí thuyết: chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố HH, phân tử, hoá trị...
+ Các dạng bài tập: * Lập CTHH của 1 chất dựa vào hoá trị.
* Tính hoá trị của một nguyên tố.
*Yù nghĩa của CTHH ,
File đính kèm:
- tiết 15. bài luyện tập 2.doc