- Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật liệu và chất ( giới hạn ở những chất giới thiệu ). Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 chương I: chất – nguyên tử – phân tử tiết 2 bài 2: chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
Tiết 2 BÀI 2: CHẤT
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật liệu và chất ( giới hạn ở những chất giới thiệu ). Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
2. Kỹ năng:
- Biết 3 cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Biềt được ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất.
- Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
II/. Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng.
III/. Phương tiện:
- GV: . Dụng cụ: tấm kính, thìa ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ.
. Tranh vẽ: H1.1, H1.2.
. Hoá chất: lưu huỳnh, rượu êtylic, nước.
- HS: thân cây mía, ly thuỷ tinh, ly nhựa.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
2. Mở bài:
Hoạt động 1:
+ Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
+ Các em phải lam gì để học tốt môn hoá học?
-Hàng ngày chúng ta tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, khí quyển. Vậy những vật thể này có chất không?
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Chất có ở đâu?
Mục tiêu: HS biết được chất có ở đâu
I/. Chất có ở đâu?
1. Vật thể TN Chất
- Cơ thể người Nước
-Cây mía Đường
- Nước biển Muối
- Khí quyển Khí oxi, nitơ
2. Vật thể NT Chất
- Cái bàn Gỗ
- Nồi Nhôm
- Ly Nhựa,
thuỷ tinh
* Kết luận: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là nơi đó có chất.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục I đặt những vật thể lên bàn.
+ Kể tên những vật thể trên ?
+ Có mấy loại vật thể? Hãy xếp theo từng loại?
-GV yêu cầu HS quan sát những vật thể ở xung quanh ta:
+ Kê tên những vật thể tự nhiên mà em biết? Gồm có những chất nào?
+ Kể tên những vật thể nhân tạo? Làm bằng vật liệu nào?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận chất có ở đâu?
b). Tiểu kết:
Chất có ở khắp nơi, nơi đâu có vật thể là nơi đó có chất.
-HS đọc 1 mục I, quan sát mẫu vật, thảo luận trả lời.
+ Vật thể TN: Cây mía
+ Vật thể NT: Ly thuỷ tinh.
- HS quan sát.
- HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của chất:
Mục tiêu: - HS phân biệt được tính chất vật lý, tính chất hoá học.
- HS biết được tính chất của một số chất.
II/. Tính chất của chất:
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định:
- Tính chất vật lý: thể, mùi, màu, vị, tính tan,…
- Tính chất hoá học: Bị phân huỷ, tính cháy được.
* Muốn biết tính chất của chất ta phải:
- Quan sát
- Dùng dụng cụ đo
- Thí nghiệm
H1.1 Lưu huỳng nóng chảy.
H1.2 Thử tính dẫn điện.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lới gì?
- Giúp nhận biết được chất.
- Biết cách sử dụng các chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 1 SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Tính chất vật lý gồm có những tính chất nào?
+ Tính chất hoá học gồm có những tính chất nào?
+ Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV làm thí nghiệm b,c, kết hợp quan sát H1.1,H1.2, trả lời:
+ Nêu các cách để nhận biết tính chất của chất?
+ Làm thế nào để biết nhiệt độ sôi của một chất ?
+ Còn một số tính chất muốn biết ( tính tan, tính dẫn điện,…) ta phải làm gì?
+ Về tính chất hoá học cần phải làm gì?
+ Với các chất khác nhau, em có nhận xét gì về tính chất của chúng?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
b). Tiểu kết:
- Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục II.2, quan sát lọ nước, cồn 900, axit HCL.
+ Nêu tính chất khác nhau của những chất này?
+ Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
Tiểu kết:
Hiểu biết tính chất của chất giúp ta nhận biết, sử dụng, ứng dụng, thích hợp.
- HS đọc 1 SGK, thảo luận trả lời:
+ Thể, mùi, màu, vị,…
+ Phân huỷ, cháy,…
+ Quan sát, đo, thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhân xét.
- HS quan sát thí nghiệm H1.1, H1.2.
- HS trả lời:
- HS khác nhận xét.
+ Dùng dụng cụ đo
+ Thí nghiệm
+ Thí nghiệm
+ Có tính chất khác nhau.
- HS tự rút ra kết luận
- HS đọc 1 mục II.2, quan sát.
+ Nước: Không cháy
+ Cồn: Cháy được
+ Axít HCL: bỏng à cháy da.
- HS tự rút ra kết luận.
Củng cố – đánh giá:
-Chất có ở đâu? Nêu tính chất của chất?
-Làm thế nào để nhận biết được tính chất của chất?
-Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
-Gọi 3 HS làm bài tập 1,2,3 SGK trang 11.
Học sinh trả lời câu hỏi
Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập.
Dặn dò:
-Học bài, làm bài tập 4,5,6 SGk trang 11.
-Xem tiếp bài “Chất”. Mỗi tổ đem chai nước khoáng, muối ăn.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 2 HOA 8.doc