Bài giảng Tuần: 1. tiết: 1 ôn tập đầu năm môn hóa 10

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9

 *Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, .

 *Sự phân loại các hợp chất vô cơ.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:

*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 1. tiết: 1 ôn tập đầu năm môn hóa 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/8/2012 Tuần: 1. Tiết: 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9 *Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, ... *Sự phân loại các hợp chất vô cơ. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất *Phân biệt các loại hợp chất vô cơ *Cân bằng phương trình hoá học 3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học II. TRỌNG TÂM: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất *Phân biệt các loại hợp chất vô cơ *Cân bằng phương trình hoá học III. CHUẨN BỊ: *Giáo viên: Ô chữ (powerpoint càng tốt) *Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Chúng ta đã làm quen với môn hoá học ở chương trình lớp 8, 9. Bây giờ chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản cần phải nắm để tiếp tục nghiên cứu về môn hoá học Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. Một số khái niệm cơ bản Trò chơi ô chữ Học sinh lần lượt trả lời các từ hàng ngang để tìm ra một từ chìa khoá được ghép từ các chữ cái có được ở các hàng ngang * Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Chất không lẫn bất cứ một chất nào khác ( vd: Nước cất) gọi là gì? Chữ trong từ chìa khóa: H, C * Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là loại chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hoá học Chữ trong từ chìa khóa: H * Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất Chữ trong từ chìa khóa: P, H * Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: Đây là khái niệm:Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện Chữ trong từ chìa khóa: N,Ư * Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân Chữ trong từ chìa khóa: A * Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử Chữ trong từ chìa khóa: O * Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu Chữ trong từ chìa khóa: N,G * Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi chân ký hiệu. Chữ trong từ chìa khóa: O,A * Hàng ngang 9 : Có 13 chữ cái Gợi ý từ chìa khóa: Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác Ô chữ C H Â T T I N H K H I Ê T H Ơ P C H Â T P H Â N T Ư N G U Y Ê N T Ư N G U Y Ê N T Ô H O A H O C H O A T R I H I Ê N T Ư Ơ N G V Â T L Y C Ô N G T H Ư C H O A H O C P H A N Ư N G H O A H O C Ô chìa khóa: phản ứng hóa học (Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác) Hoạt động 2: Hoá trị GV: Nhắc lại ĐN hoá trị - Hoá trị của H, O là bao nhiêu? GV: Lấy Vd với công thức hoá học thì quy tắc hoá trị được viết như thế nào? HS: Tính hóa trị của các ntố trong các cthức: H2S; NO2 II. Hoá trị - Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của ntử ntố này với ntử của ntố khác. - Hóa trị của một ntố được xác định theo hóa trị của ntố Hidro (được chọn làm đơn vị) và hóa trị của ntố Oxi (là hai đơn vị). - Qui tắc hóa trị: gọi a,b là hóa trị của nguyên tố A,B. Trong công thức AxBy ta có: AaxBby a*x = b*y Vd: Ala2O23 ta có 2*a = 3*2 → a = 3 Hoạt động 3: Phân biệt các loại hợp chất vô cơ -Hs làm việc cá nhân: Một số học sinh lên bảng, học sinh khác nhận xét, bổ sung - Gv: Nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ III. Phân biệt các loại hợp chất vô cơ Ghép nối thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp Tên hợp chất Ghép Loại chất 1. axit a. SO2; CO2; P2O5 2. muối b. Cu(OH)2; Ca(OH)2 3. bazơ c. H2SO4; HCl 4. oxit axit d. NaCl ; BaSO4 5. oxit bazơ Hoạt động 4: Cân bằng phản ứng hoá học Mục tiêu: Rèn kĩ năng cân bằng phương trình hoá học Hoàn thành PTHH sau, cho biết các PT trên thuộc loại phản ứng nào? CaO + HCl CaCl2 + H2O Fe2O3 + H2 Fe + H2O Na2O + H2O NaOH Al(OH)3 t Al2O3 + H2O Hs làm việc theo nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng Nhóm khác nhận xét, gv nhận xét, giải thích IV. Cân bằng phản ứng hoá học Hoàn thành PTHH, xác định loại phản ứng: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O ( P/ư thế) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O ( P/ư oxi hóa) Na2O + H2O 2NaOH ( P/ư hóa hợp) 2Al(OH)3 t Al2O3 + 3H2O ( P/ư phân hủy) 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Lập CTHH của Al hoá trị III và nhóm OH hoá trị I - Cân bằng phản ứng hoá học sau: Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Về nhà xem lại các khái niệm, công thức liên quan đến dung dịch V. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ******************************** Ngày dạy: 14/8/2012 Tuần: 1. Tiết: 2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9: Các công thức tính, các đại lượng hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: *Tính lượng chất, khối lượng, ... *Nồng độ dung dịch. 3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học II. TRỌNG TÂM: *Tính lượng chất, khối lượng, ... *Nồng độ dung dịch III. CHUẨN BỊ : *Giáo viên: Lựa chọn bài tập, giáo án *Học sinh: Ôn bài cũ IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập, kết hợp lấy điểm kiểm tra miệng 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Để đặt nền tảng vững chắc cho môn hoá học cần nắm được những khái niệm, những công thức tính đơn giản nhất, cơ bản nhất, nên chúng ta cần ôn lại thật kĩ phần này. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm về mol Gv phát vấn hs về mol, công thức tính, cho ví dụ Gv thông tin cho hs công thức tính số mol ở điều kiện thường Hs làm việc cá nhân: Tính số mol của 28 gam Fe; 2,7 gam nhôm; 11,2 lít khí oxi (đktc) Hs lên bảng trình bày Gv nhận xét, nhắc lại cho hs nhớ về tỉ khối chất khí: Công thức: ; V. Khái niệm về mol : 1/ Định nghĩa : Mol là lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion). Vd : 1 mol nguyên tử Na (23g) chứa 6,023.1023 hạt nguyên tử Na. 2/ Một số công thức tính mol : * Với các chất : * Với chất khí : - Chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (OoC, 1atm) - Chất khí ở toC, p (atm) Hoạt động 2: Định luật bảo toàn khối lượng Gv cho phản ứng tổng quát, yêu cầu hs viết biểu thức cho ĐLBTKL Hs làm việc theo nhóm, đại diện hs lên bảng, nhóm khác bổ sung Gv nhận xét, giải thích VI. Định luật bảo toàn khối lượng Khi có pứ: A + B → C + D Áp dụng ĐLBTKL ta có: mA + m B = mC + mD ∑msp = ∑mtham gia Vd: cho 6,50 gam Zn pứ với lượng vừa đủ dung dịch chứa 7,1 gam axit HCl thu được 0,2 gam khí H2. Tính khối lượng muối tạo thành sau pứ? Giải Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 6,5g 7,1g xg 0,2g Áp dụng ĐLBTKL ta có: 6,5 + 7,1 = x + 0,2 → x = 13,4g Hoạt động 3: Nồng độ dung dịch - Gv phát vấn hs về công thức tính nồng độ %, nồng độ mol/lit, hướng dẫn hs tìm ra công thức liên hệ giữa 2 loại nồng độ (thông tin về ct tính mdd) - Hs làm việc theo nhóm - Gv giải thích, kết luận - Gv kết luận VII. Nồng độ dung dịch : 1/ Nồng độ phần trăm (C%). 2/ Nồng độ mol (CM hay [ ]) Vdd : thể tích dung dịch(lit) 3/ Công thức liên hệ : mdd = V.D (= mdmôi +mct) lưu ý : V (ml) ; D (g/ml) 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Bài tập1)Tính số mol các chất sau: 3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO2; 58g Fe3O4 6,72 lít CO2 (đktc); 10,08 lít SO2 (đktc); 3,36 lít H2 (đktc) 24 lít O2 (27,30C và 1 atm); 12 lít O2 (27,30C và 2 atm); 15lít H2 (250C và 2atm). Bài tập2)Tính nồng độ mol của các dung dịch sau: a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O. Bài tập3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Làm bài tập: Hòa tan 8,4 g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ) Tính thể tích khí thu được ở (ĐKTC) Tính khối lượng axit cần dùng Tính nồng độ % của dd sau phản ứng - Đọc trước bài 1: Thành phần nguyên tử V. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ********************************

File đính kèm:

  • docTiet 12On tap dau nam Hoa 10.doc