I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học.
- Biết cách nhận biết các dấu hiệu để nhận ra 1 phản ứng hoá học , nghĩa là có chất mới sinh ra, toả nhiệt, phát sáng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 10 bài 13. phản ứng hoá học (tiếp) tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 BÀI 13. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TT)
Tiết 19
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học.
- Biết cách nhận biết các dấu hiệu để nhận ra 1 phản ứng hoá học , nghĩa là có chất mới sinh ra, toả nhiệt, phát sáng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét.
3. Thái độ:
- HS hứng thú học bộ môn.
II/. Phương pháp:
- Quan sát, thực hành , thí nghiệm.
III/. Phương tiện:
- GV: . ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gắp.
. dd HCl, kẽm viên.
- HS: Đọc bài trước .
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài
Hoạt động 1:
+ Nêu định nghĩa phản ứng hoá học? Cho thí dụ?
+ Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
-Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Vậy làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra:
Mục tiêu: HS hiểu được các dấu hiệu khi phản ứng hoá học xảy ra.
10/
IV/. Làm thế nào nhận biết phản ứng hoá học xảy ra:
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: tính chất khác, màu sắc, trạng thái, toả nhiệt và phát sáng.
a) Tiến hành:
- GV cho HS nhắc lại phản ứng giữa sắt với lưu huỳnh.
+ Trước lúc chưa đun nóng đưa nam châm lại gần hỗn hợp sắt và lưu huỳnh có hiện tượng gì?
+ Sau khi đun nóng hỗn hợp để nguội. Sản phẩm có màu gì? Sản phẩm có bị nam châm hút không?
+ Vậy qua thí nghiệm này dựa vào đâu ta nói có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV cho HS nhắc lại phản ứng nung đường trắng.
+ Trước khi nung đường có màu gì? Có tan được trong nước không?
+ Sau khi nung sản phẩm có màu gì? Có tan được trong nước không?
- Vậy dựa vào đâu ta nói có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV cho HS làm thí nghiệm đốt cây nến , HS quan sát trả lời:
+ Ở thí nghiệm này dấu hiệu nào để có phản ứng hoá học xảy ra?
Qua 3 thí nghiệm trên phản ứng hoá học xảy ra dựa vào những dấu hiệu nào?
b) Tiểu kết:
Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
- Sắt bị nam châm hút.
+ Rắn, xám, không bị nam châm hút.
- Màu sắc, tính chất.
- HS nhắc lại phản ứng
đun
Đường than+nước
+ Trắng, tan trong nước.
+ Đen, không tan trong nước.
+ Màu sắc, tính chất tỏa nhiệt.
- HS làm thí nghiệm quan sát và trả lời.
+ Trạng thái, phát sáng, tỏa nhiệt.
- HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Mục tiêu: HS nhận biết được dấu hiệu để phản ứng xảy ra và ghi được phương trình chữ.
25/
V/. Luyện tập:
Bài tập 4: Điền từ
thích hợp trong khung:
Rắn, lỏng
hơi, phân tử, nguyên tử
“trước khichất cháy,parafin ở thể …… còn khi cháy ở thể ……… Các ……… parafin phản ứng với các ……… khí oxi”.
2. Bài tập 5:
Axit Clohydric đã tác dụng với Canxi cacbonat ( vỏ trứng) tạo ra canxiclorua, nước và khí cacbonđioxit, thoát ra.
- Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra
- Ghi phương trình chữ.
3. Bài tập 6:
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hoá học.
a) Giải thích và sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò.
b) Ghi lại phương trình chữ ( sản phẩm là canxiđi oxit ).
a) Tiến hành:
- GV cho HS nhắc lại dấu hiệu để nhận biết phản ứng.
- GV phân công nhóm, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành BT 4,5,6 SGK trang 51, yêu cầiu nêu được :
4)
1. Thể rắn 3. Phân tử
2. Thể hơi 4. Phân tử.
5)Phương trình chữ:
A.Clohydric+CanxiCacbonat à Canxiclorua + Nước + Khí Cacbonđioxit.
- Dấu hiệu: khí sủi bọt.
6) a)- Đập nhỏ than tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi.
- Dùng que lửa châm : nâng to
- Quạt mạnh : thêm khí oxi.
à khi than cháy phản ứng hoá học xảy ra.
b).Cacbon + oxi à cacbonđioxit.
- GV lưu ý những sai xót của HS khi viết phương trình chữ giữa 2 vế (à).
b) Tiểu kết:
Muốn nhận biết dấu hiệu phản ứng dựa vào dấu hiệu chất mới tạo thành à ghi phương trình chữ.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận hoàn thành BT 4,5,6 SGK trang 51.
- HS nhóm trình bày
à Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lưu ý.
4’
Củng cố – đánh giá:
- Nêu cách ghi của phản ứng hoá học?
-Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Học sinh trả lời câu hỏi và yêu cầu học sinh khác nhận xét
1’
Dặn dò :
- Học bài, đọc bài đọc thêm.
-Xem bài mới: “thực hành”
-Mỗi tổ đem 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 19 HOA 8.doc