Bài giảng Tuần : 13 ; tiết : 26 chương III mol và tính toán hóa học bài 18: mol

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

-Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.

2. Kỹ năng: Tính khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo CTHH

B. TRỌNG TÂM : Khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.

C. CHUẨN BỊ

 

doc30 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần : 13 ; tiết : 26 chương III mol và tính toán hóa học bài 18: mol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tuần : 13 ; Tiết : 26 CHƯƠNG III MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 18: MOL A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: -Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc. 2. Kỹ năng: Tính khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo CTHH B. TRỌNG TÂM : Khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc. C. CHUẨN BỊ Phiếu học tập 1 Tên nguyên tử(phân tử) Nguyên tử khối (Phân tử khối) Khối lượng mol Fe O2 H2O CO2 NaOH D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh 3/ Giới thiệu bài mới : Các em đã biết, nguyên tử và phân tử có kích thước, khối lượng cực kỳ nhỏ bé. Mặc dầu vậy, người nghiên cứu hoá học cần phải biết được số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia và tạo thành. Làm thế nào để có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện mục đích này, người ta đưa khái niệm mol vào môn hoá học. 4/ Bài mới : Hoạt động 1: Mol là gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Một chục cam là bao nhiêu quả? HS: 10 quả Gv: 1 gam vở là bao nhiêu quyển? HS: 10 hoặc 20 quyển GV: vậy 1 mol là bao nhiêu hạt nguyên tử( phân tử) HS: Có chứa 6.1023 nguyên tử( phân tử) GV: Thuyết trình khái niệm mol HS: Nghe và ghi chép GV: Yêu cầu hai học sinh nhắc lại HS: Nhắc lại khái niệm mol GV: Thông báo cho HS biết 6.1023 được làm tròn từ số 6,02.1023.Số 6.1023 được gọi là số Avogadro - Một mol phân tử hidro có chứa bao nhiêu phân tử hidro -0,5 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắ HS: Có chứa 6.1023 phân tử hidro - Có chứa 3.1023 nguyên tử sắt GV: Hãy nhận xét các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử, số phân tử thế nào? HS: số nguyên tử , phân tử bằng nhau GV:Cho HS đọc phần mục “ Em có biết” để biết số Avogađrô lớn như thế nào? HS: Đọc bài I/ Mol là gì? Mol (n)là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó Con số 6.1023được gọi là số Avogađrô và kí hiệu là N vd: 1 mol phân tử H2O có chứa N phân tử H2O (hay 6.1023), 2 mol phân tử H2O có chứa 2N phân tử H2O (hay 12.1023 phân tử) Hoạt động2 : Khối lượng mol GV: 1 nguyên tử (hay phân tử) không thể cân được, nhưng N nguyên tử (hay phân tử) có thể cân được bằng gam. Trong hoá học, người ta thường nói là khối lượng mol nguyên tử sắt, khối lượng mol phân tử nước. Vậy khối lượng mol là gì? GV: Yêu cầu HS nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi đã viết sẵn ra giấy và gắn lên bảng. -Khối lượng mol là gì? - Cho HS làm phiếu học tập 1 -Có nhận xét gì về khối lượng mol nguyên tử, phân tử với NTK, PTK? HS: thảo luận nhóm trả lời - Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó - Hoàn thành phiêu học tập 1 Tên nguyên tử(phân tử) Nguyên tử khối (Phân tử khối) Khối lượng mol Fe 56 đvC 56g O2 32 đvC 32g H2O 18 đvC 18g CO2 44 đvC 44g NaOH 40 đvC 40g - Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó nhưng khối lượng mol có đơn vị là gam - Một mol các chất có khối lượng mol khác nhau nhưng có số nguyên tử (phân tử) bằng nhau. GV: Nhận xét, sửa sai HS: Nghe và ghi nhớ II/ Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol (M)của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó vd: H = 1đvC à MH = 1g. CO = 28đvC à MCO = 28g Hoạt động 4: Thể tích mol của chất khí GV:Những chất khác nhau thì khối lượng mol của chúng cũng khác nhau. Vậy 1 mol của những chất khí khác nhau, thì thể tích của chúng có khác nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu thể tích mol của chất khí. GV: Yêu cầu HS nhóm trả lời câu hỏi: -Thể tích mol của chất khí là gì? Cho HS quan sát H 3.1 + Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau, thể tích các khí H2, N2, CO2 thế nào? + Ở điều kiện tiêu chuẩn thì thể tích đó bằng bao nhiêu? + Có nhận xét gì về thể tích mol (ở đktc), khối lượng mol và số phân tử các chất khí H2, N2, CO2? HS: Thảo luận nhómà trả lời +Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đo + Một mol của bất kì một chất khí nào trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau + Ở đktc(t0= O0C, p=1atm)thể tích của bất kì một mol chất khí nào cũng đều bằng 22,4 lit GV: giới thiệu thêm Ở đkbt (t = 20oC, 1atm ) thì 1 mol chất khí có V= 24 lit HS: nghe và ghi nhớ III/ Thể tích mol của chất khí là gì? +Thể tích mol (V)của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó + Một mol của bất kì một chất khí nào trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau + Ở đktc(t0= O0C, p=1atm)thể tích của một mol chất khí bằng 22,4 lit +Ở đkbt(20 oC, 1atm) V= 24 lit 5: Vận dụng Trả lời nhanh bài tập sau: Có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2. Hãy cho biết: -Số phân tử của mỗi chất? (6.1023 phân tử ) -Thể tích mol của các khí trên ở đktc?(22,4 l) 6/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : -Làm bài tập 1,2,3,4 vào vở. -Học bài phần ghi nhớ -Đọc trước bài 19. + Viết công thức tính m dựa vào n, Mà công thức tính n, M dựa vào 2 giá trị đã biết + tính thể tích ở đktc dựa vào số n E-CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khối lượng mol của H2SO4 là bao nhiêu? a/ 32g b/ 64g c/ 96g d/ 98g 2. Tính thể tích của các khí sau ở đktc và đk thường 1mol CO2; 1,5 mol H2; 0,75 mol O2 F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : Tuần : 14 ; Tiết : 27 Bài 19 CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG ; THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: -Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất(n), khối lượng chất(m) , thể tích(V) 2. Kỹ năng: - Tính m(n, V) ở đktc khi biết các đại lượng liên quan B. TRỌNG TÂM : -Biết cách chuyển đổi giữa mol, khối lượng chất, thể tích mol. C-CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ HS: ôn tập D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh -Mol là gì? Hãy cho biết số phân tử có trong 0,25mol phân tử NaCl? -Thể tích mol chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là thế nào? Nếu ở đktc chúng có thể tích là bao nhiêu? Hãy tính V ở đktc của 0,25mol phân tử O2? 3/ Giới thiệu bài mới : Trong tính toán hoá học, chúng ta không phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này 4/ Bài mới : Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Biết CO = 28g. Hãy tính xem 0,25mol CO có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết NaOH = 40g. Hãy tính xem 0,5mol NaOH có khối lượng là bao nhiêu gam? HS: Trả lời -Khối lượng của 0,25mol CO là :mCO= 0,25 x 28 = 7g -Khối lượng của 0,5mol NaOH là:mNaOH =0,5x40=20g GV: Qua hai thí dụ trên, nếu đặt n là số mol chất, m là khối lượng, các em hãy lập công thức chuyển đổi. HS: ta có : m = n.M GV: Có thể tính được lượng chất n nếu biết m và M của chất đó không? Hãy chuyển đổi thành công thức tính n?Tính xem 28g Fe có số mol là bao nhiêu? HS: n = à nFe = = 0,5 mol GV: Có thể tìm được khối lượng mol M của chất nếu biết n và m của lượng chất đó? Hãy chuyển đổi thành công thức tính M? Tính khối lượng mol của một chất A biết rằng 0,25 mol của chất có khối lượng 20g? HS: M = àMA= = 80 g I.CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT NHƯ THẾ NÀO ? Công thức: m = n.M n: số mol chất. M: khối lượng mol chất. m: Khối lượng. à n = à M = Hoạt động 2 : Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào? GV: Em cho biết 0,25 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? 0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? HS: Thể tích của 0,25 mol khí O2 là: 22,4x 0,25 = 5,6 (l) Thể tích của 0,1 mol khí CO2 là: 22,4 x 0,1 = 2,24 (l) GV: Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (đktc), các em hãy lập công thức chuyển đổi. HS: V = 22,4n GV: Từ công thức tính V, hãy nêu công thức tính n theo thể tích ở đktc? Hãy cho biết 4,48 lít khí H2 ở đktc có số mol là bao nhiêu? HS: à n = à nH2 = = 0,2 mol II.CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ NHƯ THẾ NÀO ? Công thức: V = 22,4. n n: số mol chất khí. V: thể tích chất khí (đktc) à n = 5 Vận dụng. -Làm bài tập 3 trang 69 SGK. GV gợi ý để HS làm được phần c (số mol của hỗn hợp khí bằng tổng số mol từng khí) 3/67 a.n Fe= 0,5 mol; n Cu =1 mol ; n Al = 0,2 mol b/V CO2 = n x 22,4= 0,175 x 22,4 = 3,9 lit ; V N2 = n x 22,4 = 1,25 x 22,4 = 28 lit V N2 = n x 22,4 = 3 x 22,4 = 67,2 lit c/ n CO2 = 0,01mol; n H2= 0,02 mol ; n N2 = 0,02mol Số mol của hỗn hợp = 0,01+ 0,02+ 0,02 = 0,05 mol Thể tích của hỗn hợp V = 0,05 x 22,4= 1,12 (l) 6/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : +Học bài phần ghi nhớ. +Làm bài tập 4,5,6 vào vở. +ôn lại kiến thức về mol, sự chuyển đổi công thức E- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Số mol của 14 g Fe là bao nhiêu? 2. 0,125 mol H2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? 3. Khối lượng của 1,25 mol H2SO4 là bao nhiêu? F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : Tuần : 14 ; Tiết : 28 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết được ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol -Biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành lượng chất. -Biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí (đktc) và ngược lại, biết chuyển đổi thể tích khí (đktc) thành lượng chất. 2. Kỹ năng: . - tính số phân tử, nguyên tử theo mol B. TRỌNG TÂM : - Biết cách chuyển đổi giữa mol, khối lượng chất, thể tích mol.. C-CHUẨN BỊ D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh Viết các công thức chuyển đổi Tính số mol của 1,6 g S; 5,6 lit CO2 (đktc) 3/ Giới thiệu bài mới : Trong tính toán hoá học,chúng ta luôn phải sử dụng các công thức chuyển đổi.Để giúp các em có kĩ năng tính toán thành thục thì chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập 4/ Bài mới : Hoạt động 1: ôn lại một số công thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại một số khái niêm mol là gì? 1 mol chất chứa bao nhiêu nguyên tử(phân tử)? khối lượng mol là gì? Thể tích mol chất khí là gì? ở đktc, 1mol khí có thể tích là bao nhiêu? Ở đk thường, 1mol khí có thể tích là bao nhiêu? Hs: Trả lời Gv: Yêu cầu 1-2 Hs lên viết các công thức chuyển đổi HS: lên bảng viết I. Kiến thức cần nhớ 1. Một số khái niệm - Mol - khối lượng mol - thể tích mol 2. Một số công thức Số nguyên tử(phân tử)= n. 6,02.10-23 m = n.Mà n = à M = V = 22,4 . n à n = Hoạt động 2: Các bài toán đơn giản về mol, khối lượng mol, thể tích mol Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: yêu cầu 4 HS làm BT 1 trang 65 HS: Lên bảng làmà nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm GV: yêu cầu HS làm BT 3a trang 65 HS: Lên bảng làmà nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm GV: yêu cầu HS làm BT 4 trang 65 HS: Lên bảng làmà nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm BT 1: a/ Số nguyên tử Al là: 1,5 x 6.1023 = 9. 1023 b/Số phân tử H2 là: 0,5 x 6.1023=3. 1023 c/ Số phân tử NaCl là: 0,25 x 6.1023= 1,5. 1023 d/ Số phân tử H2O là: 0,05 x 6.1023= 0.3 1023 BT 3/trang 65 a/ VCO2= 22,4 lít; V H2= 44,8 lít; VO2= 33,6 lít BT 4: Khối lượng mol của M H2O = 18g; MHCl = 36,5 g; M Fe2O3= 160g M C12H22O11= 12 x12 +22 x1 +11 x 16=342g Hoạt động 3: Một số bài toán chuyển đổi công thức Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: yêu cầu HS làm BT 4 trang 67 HS: Lên bảng làmà nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm GV: yêu cầu HS làm BT 5trang 67 HS: Lên bảng làmà nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm BT 4: a/ mN=0,5.14=7(g) mCl= 0,1 . 35,5= 3,55(g) b/ mN2 =0,5.28=14(g) c/ mH2SO4=0,8.98=78,4(g) nCuSO4 = n.M= 0,5.160 = 80(g) BT 5/67 nO2 = =3,125mol nCO2= = 2,273 mol n hỗn hợp = nO2 + nCO2 =5,398 mol Thể tích hỗn hợp V = n. 24 = 5,398 x 24= 129,552 (l) 5/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : + Ôn lại kiến thức bài tập 5/ 20, 7/ 26 + ôn lại kiến thức về mol, sự chuyển đổi công thức + đọc trước bài tỉ khối E- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Số mol của 8 g Cu là bao nhiêu? 2. 0,125 mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? 3. Khối lượng của 1,15 mol H2SO4 là bao nhiêu? F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : Tuần : 15 ; Tiết : 29 Bài 20: TỶ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: -Biết cách xác định tỷ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. 2. Kỹ năng:Tính tỷ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. B. TRỌNG TÂM Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh khối lượng các chất khí C-CHUẨN BỊ D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh - Nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng - Nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích. 3/ Giới thiệu bài mới : Nếu bơm khí hydrô vào quả bóng, bóng sẽ bay được vào không khí. Nếu bơm khí cacbon đioxit, quả bóng sẽ rơi xuống đất. Như vậy, những chất khí khác nhau thì nặng, nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia là bao nhiêu lần? Bài học hôm nay, chúng ta hiểu về tỷ khối của chất khí. 4/ Bài mới : Hoạt động 1:Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? HS: Dự đoán GV: Để so sánh khối lượng mol khí A với khối lượng mol khí B, ta lập tỷ số và ghi ký hiệu là d A/B (đọc là tỷ khối của khí Ađối với khí B) HS: Lắng nghe GV: Các em hãy lập tỉ lệ so sánh MA và MB HS: Hãy viết thành công thức và đọc lại. GV: đưa ra bài tập - Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 là bao nhiêu lần? -Tính tỷ khối của khí O2 đối với khí N2? HS: Làm bài tập d CO2 /H2 = lần d O2/N2 = lần GV: Biết khí A có tỷ khối với khí oxi là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A? Viết công thức tổng quát tính MA khi biết d A/B? HS: Giải bài tập Ta có : d A/ O2 = à MA = d A/ O2.M O 2 = 1,375 x 32 = 44 g GV: Hãy tính MX khi biết khí X có tỷ khối đối với khí hydrô bằng 8? HS: Ta có: d X/ H2 = àMx = d X/ H2 . M H2 = 8 x 2 = 16g I. Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B Công thức tính tỷ khối của khí A đối với khí B: d A/B = à MA = d A/B.MB Hoạt động 2: Bằng cách nào biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí GV: Khi nghiên cứu tính chất vật lý của một chất khí, người ta cần biết chất khí đó nặng hay nhẹ hơn không khí. Chúng ta hãy tìm hiểu tỷ khối của chất khí đối với không khí. HS: Lắng nghe GV: Không khí là hỗn hợp gồm hai khí chính: 80% N2 và 20% O2. Tìm khối lượng mol của không khí thế nào? HS: Khối lượng mol của không khí là khối lượng của 0,8 mol khí N2 và 0,2 mol khí O2 M kk = (28g x 0,8) + (32 g x 0,2) 29 g GV:Các em hãy nêu công thức tính tỷ khối của khí A đối với không khí? Hãy tính xem khí Clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? HS: d A/kk= ; d Cl2/kk = = 2,448276 lần GV: Nếu biết tỷ khối của khí A đối với không khí thì có thể biết thêm một đại lượng nào của khí A? Bằng cách nào? HS: biết khối lượng mol của khí A d A/kk= à MA = 29.d A/kk GV: Một chất khí A có tỷ khối đối với không khí là 2,2. Hãy xác định khối lượng mol của khí đó? HS:Ta có: d A/kk== 2,2àMA= 29.d A/kk=29 x 2,2 = 63,8 g II. Bằng cách nào biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí Công thức tính tỷ khối của khí A đối với không khí: d A/kk= à MA = 29.d A/kk 5.Luyện tập – củng cố -Cho HS làm bài tập 3 trang 69 (Khí hydrô, khí cacbon đioxit) Giải: a/ khi đặt đứng bình : Khí Cl2, Khí CO2. vì 2 khí trên nặng hơn không khí sẽ nằm ở đáy ống nghiệm b/ Khi đặt ngược bình: khí H2 và khí CH4 vì 2 khí này nhẹ hơn không khí sẽ ở phía trên 6/ Trả bài kiểm tra 45 phút (bài số 2) Phát bài kiểm tra Nhận xét Đa số học sinh hiểu bài và làm được bài trên mức trung bình Một số học sinh còn có cách trình bày chưa rõ ràng, hiểu sai Một số học sinh không chịu học bài và ôn tập ở nhà Sức học của các lớp không đồng đều nên điểm trên trung bình của các lớp khác nhau rõ Kết quả: bảng thống kê ở tiết 25 Thu bài kiểm tra 6/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : -Học bài phần ghi nhớ. - Làm Bt 1,2 -Xem trước bài: Tính theo công thức hoá học. E- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần? 2. Khí X nặng hơn không khí 1,172 lần.Hỏi khí X là khí gì? F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : Tuần : 15 ; Tiết : 30 Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC ( Tiết 1 ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích -Từ CTHH đã biết, HS biết cách xác định thành phần % theo khối lượng của các NTHH tạo nên hợp chất. 2. Kỹ năng: Dựa vào CTHH - Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố , giữa các nguyên tố và hợp chất - Tính được thành phần % theo khối lượng của các NTHH khi biết CTHH của chất B. TRỌNG TÂM : - Biết cách xác định CTHH của hợp chất. - Biết cách xác định thành phần % theo khối lượng của các NTHH tạo nên hợp chất. C-CHUẨN BỊ GV: Bảng nhóm, phiếu học tập HS: Ôn tập cách tính M, n D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh -Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỷ khối đối với khí clo lần lượt là 0,394 và 0,45. Nêu công thức tổng quát để tính? -Hãy tìm khối lượng mol của chất khí có tỷ khối đối với không khí là 1,172. Nêu công thức tổng quát để tính? 3/ Giới thiệu bài mới : Nếu biết CTHH của một chất, em có thể xác định được thành phần các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần các nguyên tố trong hợp chất em có thể xác định được CTHH của nó. Bằng cách nào? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. 4/ Bài mới : Hoạt động 1: Xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Tìm thành phần% theo khối lượng của các nguyên tố trong khí cacbon đioxit CO2. HS: Ghi bài tập vào vở GV: Đặt câu hỏi: -CTHH của CO2 cho ta biết những điều gì? HS: Trả lời Do 2 NTHH là C, O tạo thành Có 1C, 2 O trong 1 phân tử PTK : 12 + 2 x 16 = 44 đv C GV: Từ CTHH ta có thể tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố theo số mol nguyên tử. GV : hướng dẫn cách thực hiện và ghi thứ tự cách làm - Tìm khối lượng mol của hợp chất theo CTHH CO2 - Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất - Vậy thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố HS: thảo luận và làm bài tập Khối lượng 1 mol của hợp chất M CO2=12+16.2=44(g) Trong 1 mol CO2 có 1 mol nguyên tử C, 2mol nguyên tử O như vậy m C= n x M= 1.12=12(g) m O = n x M = 2.16=32(g) Thành phần phần trăm các nguyên tố % C = 12/44 x 100% =27% % O = 32/ 44 x 100 % =72% GV: Để xác định thành phần % theo khối lượng của nguyên tố trong hợp chất, ta cần các yếu tố nào? Hãy nêu các bước tiến hành? HS: Nhắc lại các bước làm GV: Axit sunfuric có CTHH là H2SO4. Hãy tính thành phần % các nguyên tố trong hợp chất này? HS: Chép bài và làm vào vở - Khối lượng mol của H2SO4 là: 2. 1 + 32 + 4.16 = 98 g - Trong 1 mol có 2 mol nguyên tử H, 1 mol nguyên tử S, 4 mol nguyên tử O nên ta có m H = 2. 1= 2 g ; m S = 1.32 = 32 g; m O = 4. 16 = 64 g - Thành phần % các nguyên tố có trong hợp chất % H = 2/98 . 100% = 2,0408 % % S = 32/98 . 100% = 32,6531 % % O = 64/98 . 100% = 65,3061% I.BIẾT CTHH CỦA HỢP CHẤT, HÃY XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT. 1/ Các bước tiến hành -Tìm khối lượng mol của hợp chất -Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chấtà khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất mA = n. MA -Tính phần trăm của mỗi nguyên tố % A = mA/ mh/c . 100% 2/ Ví dụ : Tìm thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong CO2 Giải: Khối lượng 1 mol của hợp chất M CO2=12+16.2=44(g) Trong 1 mol CO2 có 1 mol nguyên tử C, 2 mol nguyên tử O như vậy mC= 1.12=12(g) mO=2.16=32(g) Thành phần phần trăm các nguyên tố % C= 12/44 x 100%=27% % O= 32/44 x 100%=72% Hoạt động 2: Luyện tập- củng cố GV: Đưa ra bài tập 1 Một loại phân urê có CTHH CO(NH2)2 dùng để bón cây trồng.Tính thành phần % các nguyên tố có trong hợp chất HS: chép đề bài và cá nhân tự làm GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bàyàcả lớp làm vào vở HS: trình bày GV: nhận xét, sửa sai GV: Đưa ra bài tập 2à yêu cầu thảo luận nhóm Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NH4NO3 HS: Thảo luận nhóm làm bài tậpà cử đại diện lên bảng trình bày GV: Nhận xét , sửa sai HS: sửa sai , ghi bài Bài tập 1: - Khối lượng mol của hợp chất là : 60 g - Khối lượng mol của mỗi nguyên tố m C = 12g; m O= 16 g; m N= 2. 14 = 28 g; m H= 2.2.1=4 g - % khối lượng của mỗi nguyên tố % C= 12/ 60 . 100= 20 % O = 16/60 . 100= 26,7 % N = 28/ 60. 100= 46,7 % H= 4/60 . 100 = 6, 6 Bài tập 2: - Khối lượng mol của hợp chất 80 g - Khối lượng mol của mỗi nguyên tố m N= 2.14= 28 g m H= 4. 1= 4g m O= 3. 16= 48g - Thành phần % theo khối lượng % N= 28/ 80 . 100= 35 % H= 4/ 80 . 100= 5 % O= 48/ 80 . 100= 60 5/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : - Nêu các bước tìm thành phần % khi biết CTHH -Làm bài tập 1, 3 trang 71. -Xem trước phần II của bài: Tính theo công thức hoá học. E- CÂU HỎI ÔN TẬP Hợp chất được tạo bởi K(I) và nhóm (= CO3) 1/ Lập CTHH 2/ Tính khối lượng mol của hợp chất 3/ Tính thành phần % các nguyên tố trong hợp chất F. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn : Tuần : 16 ; Tiết : 31 Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC ( Tiết 2 ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:Từ thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, HS biết các bước lập CTHH của hợp chất. 2. Kỹ năng: Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần %các nguyên tố trong hợp chất B. TRỌNG TÂM : Biết cách lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % các nguyên tố C. CHUẨN BỊ GV: Bảng nhóm, phiếu học tập HS: Ôn tập cách tính M, n, m D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị của học sinh : Hãy nêu các bước cần thực hiện để xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất? 3/ Giới thiệu bài mới : Bài học trước chúng ta đã dựa vào CTHH để xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất. Nếu biết thành phần các nguyên tố thì có thể xác định CTHH của hợp chất không? Và bằng cách nào? Đó là nội dung tiết học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu. 4/ Bài mới : Hoạt động 1: Xác định CTHH của hợp chất dựa vào thành phần % các nguyên tố Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Dựa vào thành phần nguyên tố để xác định CTHH có hai dạng. HS: chú ý nghe, theo dõi GV: Nêu dạng bài cho thành phần nguyên tố và khối lượng mol. Thí dụ: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố: 52,94%Al và 47,06% O. Khối lượng mol của hợp chất là 102. Tìm CTHH của hợp chất? GV: Nêu các bước tiến hành và yêu cầu HS thực hiện. HS: Làm ví dụ theo các bước hướng dẫn của GV - Gọi công thức của hợp chất là AlxOy - Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất m Al = % Al. M h c/ 100. = 52,94. 102/100. = 54 g mO = % O . M h c/ 100. = 47,06. 102/ 100. = 48g - Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất n Al= m/ M= 54/ 27 = 2 mol; n O = m/ M = 48/ 16 = 3 mol - số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất x= 2, y = 3 à CTHH Al2O3 GV: Nếu bài toán chỉ cho biết thành phần nguyên tố mà không cho khối lượng mol, ta chỉ có thể tìm được CTHH đơn giản nhất. HS: Nghe GV: Cho dạng bài không có khối lượng mol. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 20,2% Al và 79,8% Cl. Hãy tìm CTHH của hợp chất? GV: Hướng dẫn cách giải và yêu cầu HS thực hiện. HS: Giải theo các bước hướng dẫn của GV - Công thức đơn giản của hợp chất: (AlxCly) - Lập tỉ lệ số mol của các nguyên tố x : y = = 0,0075: 0,225 = 1: 3 Vâ

File đính kèm:

  • docHOA 8T1419CHUAN.doc
Giáo án liên quan