I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
- Biểu thức tính tỉ khối của chất khí A với chất khí B và với không khí
2.Kĩ năng: Dựa vào công thức hóa học
- Tính được tỉ lệ khối của chất khí A với chất khí B .
- Tính được tỉ khối của kí A với không khí .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 14 tiết :29 bài 2o: tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14
Tiết :29
Bài 2O: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
Ngày soạn: 27/11/2010
Ngày dạy : 29/11/2010
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Biểu thức tính tỉ khối của chất khí A với chất khí B và với không khí
2.Kĩ năng: Dựa vào công thức hóa học
Tính được tỉ lệ khối của chất khí A với chất khí B .
Tính được tỉ khối của kí A với không khí .
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh các chất khí.
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:Bảng phụ ghi sẵn các bài tập,phiếu học tập .
Học sinh :Bảng con , chuẩn bị trước bài
2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp1’ :
2.Kiểm tra 15 phút ( đề và đáp án phần sau:)
3.Bài giảng 1’ :Làm thế nào để tìm công thức tính thể tích của các chất từ số mol và ngược lại Để trả lời câu hỏi trên baì học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu vấn đề này
HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khí B (15’)
người ta bơm khí nào quả bóng bay để bóng có thể bay lên cao được ?
- Nếu bơm khí oxi hoặc khí cacboníc thì bóng có bay lên cao được không? vì sao ?
-GV yêu cầu HS so sánh độ nặng nhẹ của khí oxi và khí hidro
? Khối lượng mol của hidro ?
? Khối lượng mol của oxi ?
?Tỉ lệ khối lượng mol của hidro và oxi ?--> nhận xét ?
GV: Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí
- GV: Giả sử coi khí oxi là khí A bất kỳ và khí hdro là khí B bất kỳ ,tỉ khối của các chất là d à rút ra công thức tính tỉ khối cùa chất khí A so với khí B .
GV: yêu cầu HS nhận xét à GV chốt lại vấn đề và gọi 1 HS khá giải thích các kí hiệu trong công thức trên
Gv chiếu Bài Tập 1 : Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 và nặng hơn bao nhiêu lần ? Yêu cầu HS làm theo các bước bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
? Tính khối lượng mol của Cl2 , CO2 ?
? Thế các giá trị trên vào công thức ?
? nhận xét ?
- Gv nhận xét nhắc lại 1 lần nữa các bước tính tỉ khối của các chất .
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 1 a/ 69
? Từ biểu thức trên, em hãy suy ra công thức tính MA ?
-GV chiếu đề bài tập 2 : Hãy tìm khối lượng mol của khí có tỉ khối so với oxi là : 1.375
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập
GV gợi ý :
? Tóm tắt đề : cho những dữ kiện nào ? tính cái gì ?
? Giải: Aùp dụng công thức nào ? thế các giá trị trên vào công thức .
- HS trả lời .
- HS làm bài :
Ta có :
+ 2
+32
H2 / O2 = 2/ 32 < 1
à không vì khí hiro nhẹ hơn khí oxi và nhẹ hơn 1/ 16 lần
- HStiếp thu kiến thức
- HS quan sát và trả lời :
dA/B = MA/MB
- Đaị diện học sinh giải thích các kí hiệu trong công thức
- HS ghi đề bài tập
- HS độc lập nghiên cứu và trả lời :
+ MH2 = 2 g
+MCO2 = 12 + 32 g
dCO2/ H2 = ?
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
- HS trả lời :
M A = dA/B x MB
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập theo gợi ý của giáo viên
- Đại diện nhóm hoàn thành bài tập trên bảng các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét và sửa sai
I BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÍ B?
dA/B = MA/MB
MA: là khối lượng mol của chất khí A
MB: là khối lượng mol của chất khí B
Bài tập 1:
Tóm tắt :
MH2 = 2 g
MCO2 = 12 + 32 g
dCO2/ H2 = ?
Giải : Aùp dụng công thức tính tỉ khối ta có :dCO2/ H2 = 44/ 2= 22 lần
à Vậy : Khí Cacbinic nặng hơn khí hidrro 22 lần .
Bài tập 2: Tóm tắt :
d A/ O2 = 1.375
MO 2 = 32
MA = ?
giải :
áp dụng công thức :
M A = dA/B x MB
= 1.375 x 32 = 44 (g)
Hoạt động 2: Xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí (15’)
GV:Vì sao bóng chứa khí H2 bay lên được còn bóng chứa khí CO2 không bay lên được ?
GV: Từ công thức 1 ( dA/B = MA/MB ) nếu B là không khí và: Mkk là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí à công thức tính tỉ khối của chất khí A và không khí ?
? Em hãy nhắc lại thành phần của không khí ?
? Em hãy tính Mkk = ?
+ Tính khối lượng của 0,8 mol N2 và 0.2mol O2 ?
+ Vậy Khối lượng của 1mol không khí là bao nhiêu?
? Em hãy thay các giá trị vào công thức trên
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và các giá trị trong công thức .
- Gv ghi đề ví dụ lên bảng : Hãy tính tỉ khối của H2 và của CO2 đối với không khí ?
à Vậy. Vì sao bóng chứa khí H2 bay lên được còn bóng chứa khí CO2 không bay lên được ?
? Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A so với không khí ?
GV: treo bảng phụ có ghi
Bài tập 3
? Đề cho biết những giá trị nào rồi ?
? Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV treo tranh phóng to cách thu khí oxi và khí hidro và yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành bài tập 3 / 69 SGK
- HS đưa ra dự đoán
- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên
à Ta có dA/B = MA/Mkk
à chứa 0.8 mol N2 và 0.2 mol O2
- Mkk = 28 . 0,8 + 32 . 0,2 = 29 (g)
à khối lượng không khí là 29 g
à dA/kk = MA/ Mkk = MA/29
.
- HS áp dụng công thức và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
dH2/ kk = 2/ 29
d CO2/kk = 44/29
- vì hiđrô nhẹ hơn kk còn CO2 nặng hơn không khí
- MA = d. 29
d = 1,5862
Mkk = 29
MA = ?
- HS quan sát và trả lời được : dựa vào độ nặng nhẹ so với không khí của khí oxi và khí hidro .
II BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÔNG KHÍ ?
dA/kk = MA/ Mkk = MA/29
(Mkk = 28 . 0,8 + 32 . 0,2 = 29 (g) )
Ví dụ : Hãy tính tỉ khối của H2 và của CO2 đối với không khí ?
Aùp dụng công thức ta có :
dH2/ kk = 2/ 29 < 1
d CO2/kk = 44/29 > 1
Bài Tập 3: Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối với không khí là 2.207
MA = 2.207 . 29 = 64 g
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố:7’
? Công thức tính tỉ khối của chất khí A và chất khí B ?
? Công thức tính tỉ khối của chất khí A so với không khí ?
? Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 : Để so sánh khí A nặng hơn khí B bao nhiêu lần . Ta phải :
So sánh khối lượng khí A và khí B
So sánh khối lượng mol khí A và khối lượng mol của khí B
So sánh khối lượng mol khí A và khối lượng mol của không khí
So sánh khối lượng mol khí A và khối lượng khí B
Câu 2 : Khí oxi nặng hơn khí hidro :
2 lần
8 lần
16 lần
32 lần
2.Dặn do 2’ø :
Học bài và làm bài tập 1,2,3 / 69 SGK
Chuẩn bị bài tiếp theo : Tính công thức hóa học phần 1 : biết công thức hóa học của hợp chất hãy xác dịnh thành phần phần trăn các nguyên tố trong hợp chất
Oân lại cách tính khối lượng mol của hợp chất ,xác định số nguyên tử trong hợp chất .
Đề kiểm tra 15 phút :
Câu 1 : Hòan thành các phương trình hóa học sau :
a. Na + O2 --> Na2O
b. BaSO4 + NaOH ---> Ba (OH)2 + Na2SO4
c. P + O2 --> P2O5
Câu 2: Tính
a. Số mol của 2.7 gam nhôm ( Al = 27 g)
b. Khối lượng của 0.1 mol NaOH
c. Thể tích của 0.2 mol khí CO2 ở (Đktc)
Đáp án:
Câu 1:
a.4Na + O2 à 2Na2O
b. BaSO4 +2NaOH à Ba (OH)2 + Na2SO4
c. 4P +5O2 à2 P2O5
Câu 2:
a. 0.1 mol
b. 4 g
c. 4.48 l
à Mỗi đáp án đúng 1.5 điểm
à Tóm tắt: a. 0.25 điểm b. 0.5 điểm c. 0.25 điểm
à Viết công thức đúng 0.5 điểm , lời giải 0.25 điểm
File đính kèm:
- TIET 29.doc