I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
HS được củng cố công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
2/ Kĩ năng
HS được luyện tập để làm thành thạo các bài toán tính theo công thức hoá học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Chuẩn bị máy chiếu, giấy trong, bút dạ. .
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 16 tiết: 31 tính theo công thức hóa học (tiết tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết: 31
TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (tt)
Ngày soạn:
15/12/2007
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
HS được củng cố công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
2/ Kĩ năng
HS được luyện tập để làm thành thạo các bài toán tính theo công thức hoá học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Chuẩn bị máy chiếu, giấy trong, bút dạ. . .
HS: Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
GV: kiểm tra HS cả lớp 2 bài tập, sau đó gọi 2 HS lên bảng làm.
Bài tập 1
Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố trong hợp chất FeS2
Bài tập 2
Hợp chất A có khối lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là: 82,98% K; còn lại là oxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A
Hoạt động 1
LUYỆN TẬP CÁC BÀI TOÁN TÍNH THEO CÔNG THỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH TỈ KHỐI HƠI CỦA CHẤT KHÍ
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Luyện tập các bài toán tính theo công thức có liên quan đến tính tỉ khối hơi của chất khí (15 phút)
GV: Đưa đề bài tập 1 lên màn hình và yêu cầu HS cả lớp làm bài tập vào vở. Sau đó gọi 1 HS lên chữa.
Bài tập 1
Một hợp chất khí A có thành phần phần trăm theo khối lượng là: 82,35% N và 17,65% H. Em hãy cho biết:
a/ Công thức hoá học của hợp chất, biết tỉ khối của A đối với hiđro là 8,5
b/ Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1,12 lít khí A (ở đktc)
GV: Gợi ý các làm phần b (nếu cần)
GV: Gọi HS nhắc lại về số Avogadro
GV: Gọi HS nhắc lại bài tập tính V (đktc)
HS làm bài tập
Bài tập 1
a/ dA/H2 = 8,5 = --> MA = 17 g
Gọi x, y lần lượt là số mol ngtử của N, H ta có CTHC là NxHy
mH =
CTHC là NH3
b/
Số ngtử của nitơ là 0,05.6.1023 = 0,3.1023 nt
Số ngtử của H là 0,05.3.6.1023 = 0,9.1023 nt
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP CÁC BÀI TẬP TÍNH K LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT
Luyện tập các bài tập tính khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
GV: Đưa đề bài tập số 2 lên màn hình
Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra:
Các bước làm
Tính toán cụ thể
Bài tập 2
Tính thành phần% khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,5 gam Al2O3
Lưu ý
Để giải bài tập 2 có nhiều cách làm, GV có thể tham khảo 1 trong các cánh làm đó như sau:
GV: Các nhóm hãy thảo luận và tìm xem còn cách giải nào khác với cách giải trên không?
(Hoặc nếu trong các nhóm, nhóm nào có cách giải khác GV thì có thể đưa lên màn hình các cách giải đó để HS tìm ra cách giải thuận lợi, phù hợp với mình nhất)
GV: Chúng ta làm tiếp bài tập số 3.
Bài tập 3
Tính khối lượng hợp chất Na2SO4 có chứa 2,3 gam natri.
GV hỏi: Bài tập số 3 khác với bài tập số 2 ở chỗ nào?
GV: Gọi từng HS làm từng bước.
(Lưu ý bài tập dạng này có nhiều cách giải, tuỳ theo từng đối tượng HS mà GV chọn cách giải nào cho phù hợp)
Bài tập 2
Al = 27
O = 16
Trong 102gAl2O3 thì có 54g Al
Vậy trong 30,5g Al2O3 thì x?g Al
Al = = 16,14 g
O = 30,5- 16,14 = 14,36 g
% Al == 52,9 %
% O = 100% - 52,9 % =47,1%
Bài tập 3
HS nêu cách làm
Tính MNa2SO4 =142 g
Trong 142g Na2SO4 có 46g Na
Vậy x gam Na2SO4 có 2,3g Na
x = = 7,1 gam Na2SO4
GV hướng dẫn HS về nhà ôn tập phần lập phương trình phản ứng hoá học.
Bài tập về nhà 21.3; 21.5; 21.6 tr 24 sách bài tập.
Tuần 16
Tiết: 32
TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Ngày soạn:
15/12/2007
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
Từ phương trình hoá học và các dữ liệu bài cho, HS biết cách xác định khối lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
2/ Kĩ năng
HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hoá học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ
- Bảng nhóm
HS: Ôn lại bài "lập phương trình hoá học"
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1
TÍNH KHỐI LƯỢNG CHẤT THAM GIA VÀ CHẤT TẠO THÀNH
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ghi bảng
Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành
Ví dụ 1
Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam bột kẽm trong oxi, người ta thu được kẽm oxit (ZnO)
a) Lập phương trình hoá học trên
b) Tính k lượng kẽm oxit được tạo thành.
GV: Cho HS cả lớp làm ví dụ 1
GV: Gọi 1 HS nhắc lại công thức chuyển đổi giữa m và n
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ lại các bước giải bài toán và xem lại ví dụ 1 để chuẩn bị áp dụng làm ví dụ 2
GV: Đưa đề bài của ví dụ 2 lên màn hình
Ví dụ 2
Để đốt cháy hoàn toàn a gam bột nhôm, cần dùng hết 19,2 gam oxi,pứ kết thúc, thu được b gam nhôm oxit ( Al2O3)
a) Lập phương trình phản ứng hoá học trên
b) Tính các giá trị a, b?
GV: Yêu cầu HS lớp làm ví dụ 2 vào vở.
Gợi ý
1) hãy tính số mol của chất mà đầu bài cho.
2) Lập phương trình phản ứng
3) Theo phương trình, em hãy cho biết tỉ lệ số mol của các chất tham gia và tạo thành.
4) Hãy tính kh/lượng của nhôm, nhôm oxit.
GV: Có thể hướng dẫn HS tính khối lượng của Al2O3 bằng cách sử dụng định luật bảo toàn khối lượng.
HS ghi vào vở
Các bước tiến hành
Tính số mol chất đầu bài cho
Lập PTHH
Dựa vào số mol của chất đã biết để tính ra số mol của chất cần biết (theo phương trình)
Tính khối lượng theo y/cầu
HS nêu hướng làm vd2
Tìm số mol O2 theo đề
Lập PTHH
Dựa vào số n O2 để lí luận vào PTHH
MAl2O3 = 27 .2 + 16 . 3 = 102 (gam)
HS nêu cách giải (áp dụng theo ĐLBTKL)
HS ghi bài tập vào vở
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Ví dụ 1
Lập PTHH
2Zn +O2 2ZnO
2mol 2mol
0,02 mol ? nZn == 0,02 mol
nZnO = 0,02mol
MZnO =81 g
mZnO =0,02. 81=1,62 g
Ví dụ 2
4Al + 3O2--> 2Al2O3
4mol 3mol 2mol
? 0,6mol ?
nO2 == 0,6mol
nAl ==0,8mol
nAl2O3 =0,4 mol
a=Al = 0,8.27=21,6 g
MAl2O3 =102 (gam)
b=Al2O3= 0,4.102=40,8 g
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
Bài tâp 1
Trong PTN có thể điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân Kali clorat, theo sơ đồ phản ứng:
KClO3 à KCl + O2
a) Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi.
b) Tính khối lượng KCl được tạo thành (2 cách).
GV: Có thể hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt đề bài như sau Em hãy tóm tắt đầu bài?
GV: Gọi 1 HS tính số mol của oxi.
GV: Từ số mol của oxi, muốn biết số mol của KClO3 và KCl, ta phải dựa vào phản ứng:
GV: Gọi 1 HS lập phương trình và tính số mol của KClO3 và KCl.
Gọi 1 HS tính kl của KClO3 và KCl
Gọi HS lên tính kl KCl theo cách 2
GV: Đưa dề bài tập số 2 lên màn hình.
Bài tập 2
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam 1 kim loại R hoá trị II trong oxi dư, người ta thu được 8 gam oxit (có công thức RO)
a) Viết PTPƯ
b) Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
c) Xác định tên và kí hiệu của kim loại R.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm để tìm được phương hướng giải bài tập..
HS viết PTHH
2KClO3 à 2 KCl + 3O2
2mol 2mol 3mol
? ? 0,3mol
nO2 =9,6/32 =0,3mol
nKCl ==0,2mol
nKClO3 = nKCl =0,2mol
M KClO3 = 122,5 g
mKClO3 = 0,2. 122,5 = 24,5 g
MKCl = 74,5 g
Cách 1
mKCl =0,2.74,5 =14,9 g
HS tính số mol của oxi
Cách 2 (áp dụng ĐLBTKL)
mKCl = mKClO3 - mO2
= 24,5 -9,6 = 14,9 g
Về nhà làm bài tập 2
Hd : a/PTPỨ 2R + O2--> 2 RO
b/ áp dụng ĐLBT tính KL oxi pứ --> số mol oxi pứ
c/ nO2 --> nR--> MR --> xác định R
Tuần 17
Tiết: 33
TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC(tt)
Ngày soạn:
22/12/2007
I/ MỤC TIÊU
HS biết cách tính thể tích (đktc) hoặc khối lượng, lượng chất của các chất trong PTPỨ.
HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hoá học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Học kĩ các bước của bài toán tính theo phương pháp hoá học - Ôn lại các bước lập PTHH.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu các bước của bài toán tính theo phương trình hoá học.
Tính khối lượng Clo cần dùng để tác dụng hết với 2,7 g nhôm. Biết sơ đồ phản ứng như sau:
Al + Cl2 à Al2Cl3
Hoạt động 1
TÍNH THỂ TÍCH CHẤT KHÍ THAM GIA VÀ TẠO THÀNH
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ghi bảng
Tính thể tích chất khí th/gia, tạo thành
GV: Đặt vấn đề : (ở bài tập kiểm tra của HS 2): Nếu đầu bài yêu cầu chúng ta tính thể tích khí clo cần thiết (ở đktc) thì bài giảng chúng ta khác ở điểm nào?
GV: Công thức chuyển đổi giữa n, V (đkc) thì bài giải của chúng ta sẽ khác ở điểm nào?
GV: Có thể giới thiệu thêm công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện thường (20oC và 1 atm) là:
Vkhí = n x 24 (điều kiện thường)
GV: Đưa đề bài ví dụ 1 lên màn hình:
Ví dụ 1:
Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam phốt pho. Biết sơ đồ phản ứng như sau:
P + O2 à P2O5
Tính khối lượng chất tạo thành sau PỨ
GV: Gọi HS lần lượt làm từng bước (có thể gọi một HS tóm tắt đầu bài)
GV: Có thể kết hợp giới thiệu cho HS cách điền số mol của các chất dưới phương trình phản ứng
GV: Em hãy tính số mol của O2 và P2O5.
GV: Tính thể tích khí oxi cần dùng?
GV: Hãy tính kh/lượng Hợp chất tạo thành?
HS nêu CT tính thể tích chất khí ở (đkc)
Vkhí = n x 22,4 (đkc)
HS nêu công thức chuyển đổi giữa số mol và V
n =
Các bước tiến hành
-Tinh số mol chất đầu bài cho
-Lập PTHH
-Dựa vào số mol của chất đã biết để tính ra số mol của chất cần biết (theo phương trình)
- Tinh thể tích(đktc), khối lượng chất tạo thành theo y/cầu
I/ Tính thể tích chất khí tham gia và tạo thành
VD 1
4P + 5O2--> 2P2O5
4mol 5mol 2mol
0,1mol ? ?
nP =3,1/ 31 =0,1 mol
nO2 == 0,125 mol
VO2 =0,125 .22,4=2,8lit
nP2O5 == 0,05mol
M P2O5= 142 g
m P2O5 = 0,05. 142=7,1g
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Bài tập 1
Cho sơ đồ phản ứng:
CH4 + O2 à CO2 + H2O
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4. Tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (thể tích các chất khí ở đktc).
GV: Gợi ý HS giải cách 2:
GV: Đối với các chất khí (nếu ở cùng 1 điều kiện), tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về thể tích.
GV: Chúng ta sẽ cùng nhau làm những bài tập kết hợp giữa bài toán tính theo phương trình và bài toán xác định công thức hoá học của một chất chưa biết.
GV: Đưa đề bài tập lên màn hình:
Bài tập 2
Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hóa trị I ) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng:
R + Cl2 à RCl
a) Xác định tên kim loại R.
b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành.
Muốn xác định được R là kim loại nào, ta phải sử dụng công thức nào?
Chúng ta phải tính được số mol của R dựa vào dữ kiện nào?
Hướng dẫn về nhà Bài tập về nhà
1(a); 2; 3(c,d); 4,5 ( SGK tr 75,76)
HS nêu hướng giải của bài này là gì?
Các bước tiến hành
- Viết PTHH
- Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất
- Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành
-Chuyển đổi số mol chất thành thể tích
Bài tập 1
CH4 + 2 O2 à CO2 + 2H2O
1mol 2mol 1mol
nCH4 =1,12/22,4 =0,05 mol
nO2 = 2. 0,05 = 0,1mol
VO2 = 0,1.22,4 =2,24 l
nCO2 = 0,05mol
V CO2 2= 0,05. 22,4 =1,12 l
Bài tập 2
2R + Cl2 à 2 RCl
2mol 1mol 2mol
? 0,05mol ?
nCl2 ==0,05 mol
nR =0,05. 2= 0,1mol
MR = 23g --> R là Natri ( Na)
2Na + Cl2 à 2 NaCl
MNaCl = 58,5 g
m NaCl = 0,1. 58,5 = 5,85 g
Tuần 17
Tiết: 34
LUYỆN TẬP
Ngày soạn:
22/12/2007
I/ MỤC TIÊU
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với HS là:
1/ Kiến thức
Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng số mol, khối lượng và thể tích khí (ở đktc).
2/ Kĩ năng
Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí.
Biết cách xác định tỉ khối của chất khí và dựa vào tỉ khối để xác định kh/lượng mol của chất khí.
Biết cách giải các bài toán hoá học theo công thức và phương trình hoá học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Chuẩn bị máy vi tính ( hoặc máy chiếu), giấy trong, bút dạ.
HS: Ôn lại các khái niệm mol, tỉ khối của chất khí. . .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Kiến thức cần nhớ (15 phút)
1. Công thức chuyển đổi giữa n, m, V
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm nội dung sau:
GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ câm, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để điền đại lượng vào ô trống và viết công thức chuyển đổi tương ứng.
GV: Chiếu bài làm của các nhóm lên màn hình
Như vậy, so với sơ đồ 1, HS sẽ phải nhớ thêm 2 công thức nữa.
GV: Em hãy ghi công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của khí A so với không khí vào giấy trong.
HS thảo luận theo nhóm
mà n à V
m ß n ß V
N = m/M
V = n.22,4
N = V/ 22,4
HS
Số nguyên tử hoặc phân tử
S = n.6.1023
N = S/ 6.1023
HS
dA/B = MA/ MB
dA/KK =MA/ 29
Hoạt động 2
BÀI TẬP
Bài tập 5 ( SGK trang 76)
Tìm V oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lit khí A
Biết d A /kk là 0,552
- Thành phần theo khối lượng của khi A là: 75%C và 25% H .Các thể tích đktc
Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tính theo công thức hoá học?
GV: Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tính theo phương trình hoá học.
GV: Hướng dẫn, gợi ý để HS lập phương trình hoá học.
GV: Em nào có cách giải khác, ngắn gọn hơn?
Bài tập 3 (SGK trang 79)
Một hợp chất có công thức hoá học là K2CO3
Em hãy cho biết:
a) Khối lượng mol của chất đã cho.
b) Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất.
GV: Gọi 1 HS xác định dạng bài tập
Bài tập 4 (SGK trang 79)
GV: Gọi 1 HS xác định dạng bài tập
GV: HS tính số mol của canxi cacbonat.
Bài tập tại lớp:
Bài tập sau
Hãy chọn một câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
1) Chất khí A có d A/H2 = 13. Vậy A là:
a/ CO2 b/ CO c/ C2H2 d/ NH3
2) Chất khí nhẹ hơn không khí là:
a/ Cl2 b/ C2H6 c/ CH4 d/ NO2
3) Số nguyên tử oxi có trong 3,2 gam khí oxi là:
a/: 3.1023 b/ 6.1023 c/ 9.1023 d/ 1,2.1023
dA/kk= 0,552 = --> MA = 0,552. 29=16 g
CTHC là CxHy
mc ==12 g --> x= 12/12 =1mol
mH == 4g --> y= 4/1= 4mol
CTHC là CH4
nCH4 = 11,2/22,4 =0,5mol
CH4+ 2O2 --> CO2+ 2H2O
1mol 2mol 1mol
0,5mol ?
nCH4 = 11,2/22,4 =0,5mol
nO2 = 0,5.2 =1mol
VO2 = 1.22,4 =22,4 lit
Bài tập 3
a) MK2CO3 = 39x2+ 12+16x3=138g
b) thành phần % về khối lượng
%K = = 56,52%
%C=12:138x 100%=8,7%
% O= 16x3:138x100%=34,78%
hoặc %O=100%-( 56,52%+8,7%)=34,78%
HS dạng bài tập tính theo PT
Bài toán yêu cầu tính theo thể tích khí cacbonic ở nhiệt độ phòng
Thể tích 1 mol=24lít
CaCO3+2HClàCaCl2+CO2+H2O
M CaCO3= 100gam
nCaCl2=nCaCO3=0,1mol=>mCaCl2=0,1.111=11,1g
nCaCO3=0,05mol
Pt nCO2=nCaCO3=0,05molàV
CO2=n x24=0,05.24=1,2lit
HS trả lời câu đúng là
1c
2.c
3.d
GV: Dặn dò HS ôn tập kiến thức trong học kì I.
Bài tập về nhà: 1, 2, 5 ( SGK tr 79)
Tuần 18
Tiết: 35
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày soạn:
22/0/22007
I/ MỤC TIÊU
1. Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được học trong học kì I
Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
Ôn lại các công thức quan trọng, giúp cho việc làm các bài toán hoá học về công thức chuyển đổi giữa n (mol), m (khối lượng chất), V (thể tích ở điều kiện chuẩn)
Ôn lại cách lập công thức hoá học của 1 chất dựa vào:
Hoá trị , Thành phần phần trăm ( về khối lượng của các nguyên tố ) , Tỉ khối của chất khí. . .
2. Rèn luyện kĩ năng cơ bản
Lập công thức hoá học của chất.
Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khí khi biết hoá trị của nguyên tố kia.
Sd thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất vào các bài toán.
Biết sử dụng công thức về tỉ khối của các chất khí.
Biết làm các bài toán tính theo công thức và phương trình hoá học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
Trong bài, GV có thể cho các HS ôn các khái niệm cơ bản bằng cách chơi các trò chơi đoán ô chữ, muốn vậy GVcần chuẩn bị:
Viết sẵn ô chữ vào trong bảng phụ
Bảng nhóm.
HS:
Ôn lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản theo đề cương ôn tập mà GV đã phát cho các HS tưc những tiết học trước.
Tuần 18
Tiết: 36
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn:
26/12/2007
File đính kèm:
- HOA 8 T3135(1).doc