1.Kiến thức: Biết được:
- Phương trình hoá học chobiết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
2.Kĩ năng:
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể
- Tính khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định và ngược lại
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 16 tiết : 32( bù) bài 22: tính theo phương trình hoá học( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Tiết : 32( bù)
Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC( T1)
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày dạy : 2/1/2013
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Phương trình hoá học chobiết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
2.Kĩ năng:
Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể
Tính khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định và ngược lại
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Xác định tỉ lệ số mol tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số nguyêntử hoặc phân tử chất đó
- Tính khối lượng các chất
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:Bảng phụ ghi sẵn các bài tập,phiếu học tập .
Học sinh :Bảng con
Ôn lại:
+ Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
+ Các công thức tính tỉ khối của chất khí.
2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
? Gọi 2 hs làm bài tập 1c và 2b trang 71 SGK
? Nhắc lại công thức tính số mol, tính khối lượng, tính khối lượng mol và đơn vị các đại lượng
3.Bài giảng :Khi điều chế 1 lượng chất nào đó trong PTN hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng ( nguyên liệu ). Ngược lại, nếu biết được lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lương các chất sản phẩm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được những vấn đề đó?
.HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Làm thế nào để tìm được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm?
*Ví dụ 1
Gv treo bảng phụ thí dụ 1 sgk/72
Gv yêu cầu Hs đọc đề và phân tích đề thông qua hệ thống câu hỏi
? Đề bài cho biết gì?
? Yêu cầu gì?
? Với dữ kiện trên , em tìm được nCaCO3 ? Có m ,M , muốn tìm số mol (n) cần áp dụng công thức nào?
-Gọi 1 hs tính số mol.
-Gọi 1 hs lên bảng viết và cân bằng PTPU.
Gv: Hướng dẫn hs tìm số mol theo dữ kiện đề cho và theo PTPU.Gv nhấn mạnh: hệ số là bao nhiêu thì số mol của chất là bấy nhiêu
- Aùp dụng qui tắx tam xuất tìm số mol chất cần tìm
? Aùp dụng công thức nào để tìm khối lượng của CaO?
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu ví dụ 2 SGk
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhómtrong vòng 2’ trả lời câu hỏi” Tính theo phương trình hóa học chúng ta phải tiến hành qua những bước nào? Bằng công thức nào ?”
- Gv yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét và nhấn mạnh những điều cần lưu ý : Tính theo phương trình hóa học cân có phương trình và PT phải là PT đã cân bằng;biết bài tóan cho gì và tìm gì. áp dụng qui tắc tam xuất đúng để tính số mol các chất cần tìm .
- Hs ghi bài
- Hs đọc đề và trả lời hệ thống câu hỏi
à Phương trình hóa học
Biết :maCO3 = 50 g, MCaCO3=100g
à Tính mCaO= ?g
- Có và áp dụng công thức: n= m/M
à Số mol CaCO3
n=m/M=50/100 = 0,5 (mol)
- Hs thu thập thông tin
àmCaO= n.M
- HS nghiên cứu nội dung ví dụ 2 / 72 SGk
- Hs thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Chuyển đổi lượng chất thành số mol chất : n = m/M
- Viết phương trình hóa học
- Dựa vào Pt tình số mol chất cần tìm ( áp dụng qui tắc tam xuất)
- Chuyển số mol thành khối lượng ( m = n*M)
- Hs thu thập thông tin
I. BẰNG CÁCH NÀO TÌM ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG CHẤT THAM GIA VÀ SẢN PHẨM?
Ví dụ 1:
* Tóm tắt:
CaCO3 à CaO + CO 2
maCO3 = 50 g
MCaCO3=100g
Tính mCaO= ?g
* Giải
Số mol của CaCO3 là :
n CaCO3= m/M
= 50/100
=0,5 (mol)
Phương trình phản ứng:
CaCO3 à CaO + CO2
1mol 1mol
0,5 mol -------.> xmol
Số mol của CaO là:
x = n CaO = (0,5.1) /1 = 0,5 (mol)
Khối lượng CaO thu được là
m CaO = n.M
= 0,5 .56
= 28 (g)
Các bước tiến hành
- Chuyển đổi lượng chất thành số mol chất : n = m/M
- Viết phương trình hóa học
- Dựa vào Pt tình số mol chất cần tìm ( áp dụng qui tắc tam xuất)
- Chuyển số mol thành khối
lượng ( m = n*M)
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv treo bảng phụ đề bài tập
Trong PTN người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 theo sơ đồ:KClO3 KCl + O2
a, Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế 9,6g oxi
b, Tính khối lương KCl tạo thành.
- Gv yêu cầu 1 Hs đứng tạo chổ tóm tắt đề
?Đề bài cho biết gì?
?Yêu cầu gì?
? Theo em, bài tóan bày giải ntn?
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm và hòan thành bài tóan trong vòng 4’
- Gv yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Gv nhận xét và yêu cầu hòan thành vào vở
?Ngoài cách tính mKCl trên, áp dụng định luật bảo toàn khối lương, hãy nêu cách tính khác ?
Bài tập 1
- * Vận dụng :
* Tóm tắt:
2KClO3 2KCl + 3O2
mO2 = 9.6 g
MO2 = 32 g
a. = ? (g)
b. mKCl = ? (g)
Giải:
Số mol của oxi là:
n O2 = m/M
= 9,6/32 = 0,3 (mol)
2KClO3 2KCl + 3O2
2mol 2mol 3mol
0.2mol < -- 0.2mol <-- 0,3mol
a. Khối lượng của KClO3 là:
- = n*M
= 0,2.122,5 = 24,5g
b. Khối lượng của KCl là :
mKCl = n* M
= 0,2.74,5 = 14,9g
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố
Nhắc lại các bước tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học
Cho kẽm(Zn) tác dụng với axit clohidric :Zn + 2HCl è ZnCl2 + H2
Nếu dùng 32g(Zn) tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a. Tìm số mol của kẽm tham gia phản ứng ?
b. Khối lượng ZnCl2 sinh ra ?
à Bài giải :
a. Số mol kẽm tham gia phản ứng là : 32/64 = 0.5 mol
Zn + 2HCl è ZnCl2 + H2
Theo pt: 1 mol 1 mol
Theo đề: 0.5 mol à 0.5 mol
b. Khối lượng ZnCl2 tạo thành là : 0.5* 135 = 65.5 g
- Gv hướng dẫn HS làm tại lớp
2.Dặn dò :
Học bài nắm vững các bước tím số mol, khối lượng
Làm bài tập 1b, 3a,b trang 75 SGK
Chuẩn bị phần 2 : bằng cách nào tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
File đính kèm:
- tiết 30. tính theo công thức hóa học ( t1).doc