A . Mục tiêu
+ Học sinh nắm được axit cacbonic là axit yếu , không bền , nắm được tính tan của một số muối cacbonat phổ biến để viết đúng phương trình hoá học .
+ Học sinh nắm được phản ứng giữa muối cacbonat và các axit mạnh hơn tạo thành CO2 và ứng dụng của một số muối cacbonat .
+ Học sinh nắm được chu trình của cacbon trong tự nhiên để khẳng định vật chất chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác chứ không bị mất đi .
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 19 tiết 37 : axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37 : axit cacbonic và muối cacbonat
Ngày soạn : Ngày dạy :
A . Mục tiêu
+ Học sinh nắm được axit cacbonic là axit yếu , không bền , nắm được tính tan của một số muối cacbonat phổ biến để viết đúng phương trình hoá học .
+ Học sinh nắm được phản ứng giữa muối cacbonat và các axit mạnh hơn tạo thành CO2 và ứng dụng của một số muối cacbonat .
+ Học sinh nắm được chu trình của cacbon trong tự nhiên để khẳng định vật chất chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác chứ không bị mất đi .
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy
+ Giáo dục cho các em tính cẩn thận , ý thức học tập bộ môn .
B . Chuẩn bị
Gv : Bảng phụ , tranh phóng to hình 3-17 , 3-16
Hs : Học thuộc bài cũ + Đọc trước bài mới
C . Các hoạt động trên lớp
1 . ổn định tổ chức ( 1 phút )
2 . Kiểm tra bài cũ ( 7 phút )
GV : Nêu các tính chất hoá học của CO2 , viết phương trình phản ứng cho mỗi tính chất và ứng dụng của nó trong thực tế đời sống ?
Hs Nêu như sách giáo khoa
GV ? Viết phương trình phản ứng của CO với
a , Khí oxi
b , CuO
HS : Viết phương trình phản ứng
t0
2 CO + O2 2 CO2
t0
CuO + CO Cu + CO2
Gv : Cho học sinh nhận xét và ghi điểm
3 . Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
1 . Axit cacbonic ( H2CO3) ( 7 phút )
GV : Yêu cầu hs nghiên cứu mục I.1 sách giáo khoa
Gv : Khí CO2 có hoà tan trong nước không ? với tỷ lệ thể tích bằng bao nhiêu ?
GV : Thuyết trình : Nước tự nhiên , nước mưa hào tan CO2 , một phần tạo nên dung dịch H2CO3 , phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2
GV : Cho biết tính chất hoá học của axit cacbonic
1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lí
HS : CO2 tan được trong nước tạo thành dung dịch H2CO3
= 9: 100
2 , Tính chất hoá học
HS : Trả lời và ghi vào vở
H2CO3 là axit yếu : Dung dịch axit cacbonic làm quỳ tím hoá đỏ nhạt
H2CO3 là axit không bền : Bị phân huỷ ngay trong phản ứng hoá học
H2CO3 CO2 + H2O
Hoạt động 2
II. Muối cacbonat ( 20 phút )
GV : Thế nào là muối cacbonat ? Thành phần phân tử có chứa gốc nào ?
GV : Dựa vào sự có hoặc không nguyên tử H trong gốc axit ta có thể chia muối cacbonat thành mấy loại ? Nêu tên cho ví dụ và khái niệm về mỗi loại muối
Gv : Yêu cầu học sinh nhắc lại tính tan của cac muối cacbonat
GV : Yêu cầu học sinh dựa vào tính chất hoá học của muối dự đoán tính chất hoá học của muối cacbonat
Gv : Bổ sung thêm nếu học sinh nêu thiếu tính chất .
Gv : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm với các thao tác được ghi trên bảng phụ .
TN 1 : dd Na2CO3 và dd NaHCO3 tác dụng vơí dd HCl
TN 2 : Cho dd K2CO3tác dụng với Ca(OH)2
GV : Lưu ý trường hợp :
dd muối hidrocacbonat + dd kiềm sinh ra muối trung hoà và nước .
TN 3 : dd Na2CO3 tác dụng vơí dd CaCl2
GV : Giới thiệu muối cacbonat bị nhiệt phân
+ Hầu hết các muối cacbonat trung hoà đều bị nhiệt phân huỷ trừ hai muối của kim loại kiềm là Na và K
GV : Qua các tính chất hoá học của muối cacbonat em hãy cho biết các ứng dụng của chúng
1 . Phân loại
HS : Muối cacbonat là muối của axit cacbonic
Có gốc – HCO3 hoặc CO3
+ Có hai loại muối
a , Muối cacbonat trung hoà : Na2CO3 , CaCO3 ....
b , Muối cacbonat axit : NaHCO3, Ca(HCO3)2 ....
Hs trả lời khái niệm về mỗi loại muối
2 . Tính chất
a .Tính tan :
Hs : Đa số các muối cacbonat trung hoà đều không tan trừ hai muối của kim loại kiềm Na , K ...
Hầu hết cac muối cacbonat axit đều tan
b , Tính chất hoá học
HS : Muối cacbonat tác dụng được với axit mạnh , kiềm , muối
Hs : Làm thí nghiệm theo nhóm
Quan sát nhận xét : Có hiện tượng sủi bọt khí
Ghi kết luận và phương trình phản ứng xảy ra .
Hs : Ghi vào vở
a , Muối cácbonat tác dụng với axit :
Na2CO3+2HCl 2NaCl CO2+H2O
NaHCO3+HCl NaCl + CO2+H2O
Hs : Thực hiện như trên và ghi vào vở
b , Tác dụng với dung dịch bazơ
K2CO3+Ca(OH)2 CaCO3+ 2 KOH
HS :
NaHCO3 +NaOH Na2CO3+ H2O
Hs : Thực hiện như trên và rút ra kết luận
c , Muối các bonat tác dụng với muối
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2 NaCl
HS : Nghe và ghi vào vở
d , Muối cacbonat bị nhiệt phân
t0
CaCO CaO + CO2
t0
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
3 . ứng dụng : SGK / 90
(học sinh nêu ứng dụng như sgk )
Hoạt động 4
Chu trình của cacbon trong tự nhiên ( 3 phút )
GV : Thông báo đoạn mở đầu của sgk trang 90
Gv : Thuyết trình theo hình 3.17 sgk
HS : Nghe và ghi vào vở
4 . Củng cố ( 6 phút )
Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập 1 : Hãy cho biết các cặp chất sau cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau
a , H2SO4 và KHCO3
b , KCl và Na2CO3
c , BaCl2 và K2CO3
d , Ba(OH)2 và Na2CO3
Viết phương trình phản ứng xảy ra ?
HS : Hoạt động theo nhóm sau đó đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày lời giải sau đó các nhóm khác nhận xét chéo nhóm
5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Học thuộc các tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat
Viết được các phương trình phản ứng có liên quan
Làm bài tập : 1 ,2, 3 , 4, 5 trang 91 sgk
Đọc trước bài : Silic – Công nghiệp silcat
D . Rút kinh nghiệm
Tiết 38 : Silic – Công nghiệp silicat
Ngày soạn : Ngày dạy :
A . Mục tiêu
+ Học sinh nắm được Si là một phi kim , SiO2 là một oxit axit , biết được thế nào là công nghiệp silicat , hiểu được cơ sở khoa học của quá trình sản xuất đồ gốm , xi măng , thuỷ tinh
+ Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học – thu thập thông tin trong thực tế
+ Giáo dục cho các em có hứng thú với khoa học
B . Chuẩn bị
Gv : Bảng phụ ghi nội dung bài tập
Hs : Đọc trước bài mới
C . Các hoạt động trên lớp
1 . ổn định tổ chức ( 1 phút )
2 . Kiểm tra bài cũ ( 6 phút )
GV ? Dựa vào tính chất của muối cacbonat . Hãy nêu tính chất hoá học của muối K2CO3 . Viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
Hs1: Lên bảng trình bày
Hs 2 : Viết phương trình phản ứng thực hiện biến hoá
C đ CO2 đCaCO3đ NaHCO3đ Na2CO3
GV : Cho học sinh nhận xét từng phần và ghi điểm
3 . Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I . Silic ( 15 phút )
GV : Giới thiệu bài học
GV ? Hãy cho biết kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của Silic
GV : Giới thiệu trạng thái tự nhiên
GV : Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk sau đó đặt câu hỏi như sau :
Nêu tính chất của Si ?
GV : Bổ sung nếu học sinh trả lời
còn thiếu
HS : trả lời và ghi
KHHH : Si
NTK : 28
1 . Trạng thái thiên nhiên
HS : Nghe và ghi bài
Trong tự nhiên Si chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất . Tồn tại ở dạng hợp chất
2 . Tính chất
-Là chất rắn màu xám khó nóng chảy
Silic tinh khiết là chất bán dẫn
Là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn Cl , C ..
Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao .
t0
Si + O2 đ SiO2
Hoạt động 2
II . Silic đioxit -SiO2 ( 7 phút )
GV : Si là một phi kim nên oxit của nó thuộc loại oxit nào ? Vì sao ?
SiO2 là một oxit axit nên nó có tính chất hoá học nào ? Viết phương trình phản ứng xảy ra .
Gv : Giới thiệu SiO2 là thành phần chính của cát trắng , thạch anh
Hs : SiO2 là m,ột oxit axit vì có axit tương ứng là ( H2SiO3 )
Hs : Trả lời và ghi vào vở :
a , Tác dụng với kiềm
SiO2 + 2 NaOH đ Na2SiO3 + H2O
b , Tác dụng với oxit bazơ
SiO2 + CaO đ CaSiO3
c , SiO2 không tác dụng với nước
Hoạt động 3
III . Sơ lược về công nghiệp Silicat ( 10 phút )
GV : Cho học sinh đọc sgk , trả lời câu hỏi :
Công nghiệp silicat gồm những ngành nào ?
GV : Các em hãy nêu vài sản phẩm của đồ gốm đã gặp trong thực tế ?
Gv : Cho học sinh quan sát hình 3.19 sgk
GV : Em hãy cho biết vài nguyên liệu để sản xuất đồ gốm
Gv : Bổ sung thêm : fenpat là khoáng vật có thành phần gồm các oxit của silic , nhôm , kali , natri , canxi ...
Gv : Cho học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi : Sản xuất đồ gốm gồm những giai đoạn nào ?
Gv : ? ở nước ta có những cơ sở sản xuất đồ gốm nào ?
Gv : Giới thiệu mở đầu như sgk
Gv ? Nghiên cứu sgk cho biết nguyên liệu chính để sản xuất xi măng .?
Gv : Thuyết trình về công đoạn chính để sản xuất ximăng
Gv : Hãy nêu một vài cơ sở sản xuất xi măng mà em biết
Gv ? Nghiên cứu sgk và cho biết nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh là gì ?
Gv : Giới thiệu các công đoạn chính để sản xuất thuỷ tinh .
Gv : Giới thiệu các phương trình phản ứng xảy ra khi sản xuất thuỷ tinh :
to
CaCO3 CaO + CO2
to
CaO + SiO2 CaSiO3
to
Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2
Gv : Cho biết một số cơ sở sản xuất mà em biết ?
Hs : Thuỷ tinh , đồ gốm , xi măng
Hs : Gạch ngói , sành sứ ...
1 . Sản xuất đồ gốm .
HS : Trả lời và ghi bài .
a , Nguyên liệu chính : Đất sét , thạch anh , fenpat
b , Công đoạn chính
Hs : Nêu như sgk
c , Cơ sở sản xuất
Hs : Bát Tràng , Hải Dương
2 . Sản xuất xi măng
a , Nguyên liệu chính
Hs : Đất sét , đá vôi .
b , Công đoạn chính
Hs nghe và ghi bài
c , Cơ sở sản xuất
Hs : Hà Tiên , Nghệ An , Hà Nam....
3 . Sản xuất thuỷ tinh
a , Nguyên liệu chính
Hs : Trả lời như sgk
b , Các công đoạn chính
Hs : Nghe và ghi bài
c , Cơ sở sản xuất :
Hải Phòng , Hà Nội , Bắc Ninh . ...
4 . Củng cố ( 5 phút )
? Nêu tính chất của Silic ?
? Silic đi oxit có những tính chất hoá học nào ?
? Công nghiệp silicat gồm những ngành nào ? Cho biết nguyên liệu chính , công đoạn chính , cơ sở sản xuất của mỗi ngành ?
5 . Hướng dẫn về nhà : ( 1 phút )
Học thuộc nội dung phần củng cố
Làm bài tập 1 ,2 ,3 ,4 trang 95 sgk
Đọc trước bài : Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóc học
D .Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- GIAO AN HOA HOC 9 TUAN 19.doc