Bài giảng Tiết 2 Chất (tiết 01)

1.Kiến thức: cần nắm được :

 - Phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ), vật liệu và chất

 - Biết được đâu có vật thể là có chất.

 - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất , vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu , mà các vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.

 - Mỗi chất đều có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2 Chất (tiết 01), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2009 Ngày dạy : 14/8/2009 Tuần :1 Tiết :2 Chương I : CHẤT NGUYÊN TỬ , PHÂN TỬ Bài2: I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: cần nắm được : - Phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ), vật liệu và chất - Biết được đâu có vật thể là có chất. - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất , vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu , mà các vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. - Mỗi chất đều có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định. 2. Kĩ năng: Biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. - Biết được ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. - Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất. 3. Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học. Giáo viên: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, dụng cụ thử tính dẫn điện, nhiệt kế. Lưu huỳnh, tranh vẽ các hình , lọ cồn và lọ nước cất. Học sinh:Khúc mía, li thuỷ tinh, li nhựa, khúc dây diện đồng … … 2. Phương pháp : Trực quan , nhóm , vấn đáp … III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. Ổn định lớp ( 1 phút ) Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Hoá học là gì ? Phương pháp để học tốt môn Hoá Học ? Bài giảng: Vào bài: Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, chuối, máy bơm … và cả bầu khí quyển. Những vật thể này là chất không ? Chất và vật thể có gì khác nhau ? bài học ï hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời câu hỏi trên ? GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG Hđộng 1: Tìm hiểu chất có ở đâu ? Em Hãy kể tên một số vật thể quanh ta ? GV: kết luận , bổ sung theo sgk, chỉ ra hai loại vật thể: Tự nhiên và nhận tạo GV: phát phiếu học tập số 1 cho HS thảo luận GV: cho các nhóm nhận xét, bổ sung và kết luận . GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung sau Vật thể Tự nhiên Nhận tạo ( gồm có ) ( được làm ra từ ) một số Chất vật liệu Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất ? Dựa vào sơ đồ trên em hãy cho biết chất có ở đâu ? GV: cho HS thảo luận làm bài tập số 3 sgk “ Hãy chỉ ra đâu là vật thể , là chất những từ in nghiêng ) trong các câu sau ” a. Vật thể : người, bút chì, dây điện , áo, xe đạp b. Chất: nước, than chì, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm … Chuyển ý: Chất có những tính chất nào ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? Hđộng 2: Tìm hiểu tính chất của chất. GV: Mỗi chất có những tính chất nhất định Tính chất vật lí Tính chất hoá học GV: treo bảng phụ ghi nội dung sau - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu, mùi, vị, tính tan hay không tan, tn/c, ts, dẫn diện , dẫn nhiệt … - Tính chất hoá học: khả năng biến đổi thành chất khác ( bị phân huỷ, tính chất … ) ĐVĐ: Làm thế nào biết được tính chất của chất ? GV: cho HS phát dụng cụ cho HS: mẫu lưu huỳnh, dây điện bằng nhôm, đồng, đinh sắt … và quan sát hình 1.1.; 1.2 sgk ? Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 ? Chú ý: Biểu thức tính khối lượng riêng (HS đã học ở môn vật lí 6 ) D = m/V ? Yêu cầu HS thử tính dẫn diện của các mẫu vật trên ? ? Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất? ĐVĐ: Biết tính chất của chất có lợi gì ? GV: cho HS quan sát lọ nước cất và lọ cồn 900 ? Nêu tính chất khác nhau giữa hai lọ trên ? GV: Bổ sung và kết luận ? Vậy . Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì HS kể tên các vật thể HS nghe GV bổ sung. HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trả lời. HS quan sát bảng phụ. HS thảo luận trả lời. HS làm bài tập theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. HS ghi bài vào vở. HS nghe giảng và ghi bài. HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, đại diện nhóm trả lời. HS làm thí nghiệm. HS trả lời: - Nước không cháy, cồn cháy - Cồn có rượu, nước không có nên cồn không uống được, nước uống được - cồn sử dụng tron y tế, PTN… I. Chất có ở đâu ? Vật thể tự nhiên: mía, sông, suối, không khí, nước, cây … Vật thể nhân tạo: bàn, ghế, bút, thước, sách vở … Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Bài tập 3: a. Vật thể : người, bút chì, dây điện , áo, xe đạp b. Chất: nước, than chì, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm … II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu, mùi, vị, tính tan hay không tan, tn/c, ts, dẫn diện , dẫn nhiệt … - Tính chất hoá học: khả năng biến đổi thành chất khác ( bị phân huỷ, tính chất … ) Để biết được tính chất cần phải làm những công việc : - Quan sát: màu sắc, trạng thái … - Dùng dụng cụ đo: ts, tn/c, khối lượng riêng … - Làm thí nghiệm: tính tan, tính dẫn diện, dẫn nhiệt… 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? a. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. b. Biết cách sử dụng chất. c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ: 1.Củng cố: Câu 1: Kể tên hai loại vật thể tự nhiên và hai loại vật thể nhân tạo ? Câu 2: Vì sao nói: “ ở đâu có vật thể là ở đó có chất ”? Câu 3: Mỗi chất có những tính chất nhất định nào ? Làm thế nào phân biệt được các tính chất của chất và biết được các tính chất của chất ? 2.Dặn dò: -Học bài giảng và làm bài tập 1,2,4,5,6 sgk và 2.1 – 2.7 SBT Soạn trước phần còn lại, mỗi nhóm chuẩn bị 1 vỏ chai nước khoáng mới, lọ nước cất … V NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc
Giáo án liên quan