Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
1. Vận dụng công thức chuyển đổi về khối lượng,thể tích và lượng chất để làm bài tập
2. Tiếp tục củng cố các công thức dưới dạng các bài tập khác
2. Củng cố các khái niệm về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng những khái niệm đã học để tính các đại lượng theo CTHH và PTHH
95 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần : 19 tiết : 38 luyện tập 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Tiết : 38
LUYỆN TẬP 4
Ngày soạn : 20 /12/2012
Ngày giảng :25 /12/2012
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
1. Vận dụng công thức chuyển đổi về khối lượng,thể tích và lượng chất để làm bài tập
2. Tiếp tục củng cố các công thức dưới dạng các bài tập khác
2. Củng cố các khái niệm về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng những khái niệm đã học để tính các đại lượng theo CTHH và PTHH
II-Chuẩn bị : Bảng phụ , phiếu học tập
Học sinh ôn lại các khái niệm, công thức đã học
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 : (18’)
GV phát phiếu học tập , cho hs thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi
Câu1-cho biết công thức tính khối lượng của lượng chất và biến đổi ? yêu cầu ghi công thức lên bảng
Hãy tính khối lượng của 0,25mol NaOH
Câu 2 : thể tích mol của chất khí là gì ? em biết gì về thể tích mol của chất khí ở cùng đk, ở đktc, ở dk phòng ?
Tìm các công thức có mối quan hệ :
(1) (3)
m n v
(2) (4)
Câu 3 : Cách tính tỉ khối của khí A đối với khí B hay khí A đối với không khí ? tỉ khối của chất khí cho ta biết điều gì ?
Hoạt động2 : (25’)
Bài tập 1 sgk/79
- Gọi Hs nêu các bước để giải bài tập lập CTHH khi biết khối lượng các nguyên tố
Bài tập3 : sgk/79
Cho hs đọc và tóm tắt đề
Yêu cầu thảo luận nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải
Sau đó cho hs nhận xét
G V chốt lại
Bài tập 4 : trang 79 Sgk
Cho học sinh thảo luận
5 phút rồi ghi trên bảng nhóm đại diện lên trình bày
Cho hs nhận xét
Thể tích 1 mol chất khí bất kì ở đk phòng là bao nhiêu ?
HS thảo luận nhóm và lần lượt trả lời
Tính khối lượng của 0,25 mol NaOH
mNaOH = n.M = 0,25.40 = 10(g)
-Là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí
-Thể tích mol các chất khí ở cùng điều kiện thì bằng nhau
-Ở đktc thể tích mol các chất khí là 22,4 lít còn ở đk phòng thể tích đó là 24 lít
Viết lại các công thức đã học, tập chuyển đổi cho nhanh, chính xác
-Tỉ khối chất khí cho biết sự năng hơn hay nhẹ hơn giữa các chất khí hoặc với không khí
HS nhận xét
Thảo luận và trình bày lời giải trên bảng nhóm :
Gọi CT chung: SxOy
nS:nO== 0,0625 : 0,1875
= 1 : 3
nS:nO cũng chính là tỉ lệ x:y = 1:3 . Vậy CTHH là : SO3
Khối lượng mol của K2CO3 :
MK2CO3 = 78 +12 + 48 = 138(g)
Thành phần % về khối lượng :
%K = .100%= 56,52%
%C = x100% = 8,7%
%O = 100%-(56,52% +8,7% )
= 34,74%
Bài 4 : a.Số mol CaCO3 :
nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1(mol)
Viết PTHH :
CaCO3+2HClàCaCl2+CO2+ H2O
1mol : 2mol : 1mol : 1mol
0,1mol ?
Từ PTHH trên :
nCaCl2 = nCaCO3 = 0,1mol
mCaCl2 = n.M= 0,1x111=11,1(g)
b.Số mol CaCO3 :
nCaCO3 = 5 : 100 = 0,05(mol)
Từ PTHH trên :
nCO2 = nCaCO3 = 0.05(mol)
=> VCO2 = n x 24
= 0,05 x 24 = 1,2(l)
I-Kiến thức cần nhớ :
1-Mol
2-Khối lượng mol
3-Thể tích mol chất khí
4-Tỉ khối
5-Các công thức đã học và biết cách chuyển đổi qua lại
II- Bài tập :
Bài 1 : Gọi CT chung SxOy
nS:nO =
= 0,0625: 0,1875
= 1 : 3
nS:nO cũng chính là tỉ lệ x:y = 1:3 . Vậy CTHH là : SO3
Bài 3 : Khối lượng mol của K2CO3 :
MK2CO3 = 78+12+48 =138(g)
Thành phần % về khối lượng :
%K = .100%=
56,52%
%C = x100% = 8.7%
%O = 100% - (56,52+8,7) %
= 34.74%
Bài 4 :
a.Số mol CaCO3 :
nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1(mol)
PTHH :
CaCO3+2HClàCaCl2+CO2+H2O
1mol : 2mol :1mol :1mol : 1mol
0,1mol : ? : ?
Từ PTHH trên :
nCaCl2 = nCaCO3 = 0,1mol
mCaCl2 = n.M = 0,1x111=11,1(g)
b.Số mol CaCO3 :
nCaCO3 = 5 : 100 = 0,05(mol)
Từ PTHH trên :
nCO2 = nCaCO3 = 0.05(mol)
=> VCO2 = n x 24
= 0,05 x 24 = 1,2(l)
-Dặn dò:(2') Làm bài tập 2,5/79 sgk
Các em ôn tập toàn bộ các kiến thức trong học kì I , các dạng bài tập về lập CTHH, tính theo CTHH và PTHH . Nhiên cứu "Tính chất vật lí và tính chất hóa học của oxi"
Tuần : 20
Tiết : 39
CHƯƠNG IV : OXI- KHÔNG KHÍ
TÍNH CHẤT CỦA OXI
Ngày soạn : 23/12/2012
Ngày giảng : 02/01/2013
I -Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh biết được :
Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
Tính chất hóa học của oxi : Khí oxi là đơn chất phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao :Tác dụng với nhiều phi kim (S,P...). Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
2/ Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S,P,C rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.
- Viết được các PTHH.
-Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
II-Chuẩn bị :
Hóa chất : 8lọ chứa sẵn khí Oxi, lưu huỳnh, photpho đỏ.
Dụng cụ : Đèn cồn, thìa đốt, diêm.
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :(7’)
Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu HS làm bài tập 5.a trang 79.
GV đặt câu hỏi :
- Trong vỏ trái đất nguyên tố nào phổ biến nhất và chiếm bao nhiêu phần trăm ?
- Hãy viết KHHH, CTHH và NTK, PTK của oxi
-Ở dạng đơn chất oxi có nhiều ở đâu ?
-Ở dạng hợp chất oxi có nhiều ở đâu ?
Hoạt động 2 : (10’)
Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi
Cho Hs quan sát lọ đựng khí oxi và yêu cầu hs trả lời :
-Trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi( hướng dẫn Hs dùng tay phẩy nhẹ khí vào mũi để nhận xét mùi)
Yêu cầu Hs nêu thêm những tính chất vật lí khác trong Sgk
-Trả lời câu hỏi nêu trong Sgk
( phần I )
Hoạt động3 : (20’)
Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi
Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm sau :
1.Cho HS đọc phần thí nghiệm 1a/81sgk
-GV hướng dẫn các em làm thí nghiệm : Đốt S trong không khí và trong oxi, cách sử dụng đèn cồn...
-Cho Hs tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi :
So sánh hiện tượng S cháy trong oxi và cháy trong không khí ? sản phẩm tạo thành là gì ?
Viết PTHH và nêu tên của chất tham gia và sản phẩm ?
2.Cho HS đọc phần thí nghiệm 1b/sgk và cách tiến hành như thí nghiệm 1a
Yêu cầu Hs nêu, so sánh các hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTHH ?
Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì ?
1HS giải bài tập trên bảng, cả lớp theo dõi, bổ sung (nếu cần)
Oxi
KHHH : O
CTHH : O2
NTK : 16
PTK : 32
-Dạng đơn chất : có nhiều trong không khí
- Dạng hợp chất : Trong nước, Đất...
HS quan sát theo hướng dẫn của GV và trả lời :
- Chất khí, không màu, không mùi.
-Nặng hơn không khí, tan rất ít trong nước, hóa lỏng ở
-1830C
Đọc
Nghe hướng dẫn
Làm thí nghiệm đốt cháy S trong không khí và trong lọ đựng oxi theo hướng dẫn của GV, quan sát hiện tượng và trả lời :
S cháy trong lọ đựng oxi sáng hơn, có khí không màu tạo thành và có mùi hắc, khí đó là lưu huỳnh đioxit : SO2
t0
S + O2 à SO2
HS tiến hành như các bước trên và viết PTHH :
t0
4P + 5O2 à 2P2O5
*Kết luận : Oxi tác dụng được với một số phi kim nhất là ở nhiệt độ cao
Oxi
KHHH : O
CTHH : O2
NTK : 16
PTK : 32
I-Tính chất vật lí của oxi :
Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hóa lỏng ở -1830C (oxi lỏng có màu xanh nhạt)
II-Tính chất hóa học của oxi:
1.Tác dụng với phi kim :
a) Oxi + lưu huỳnhà Lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ)
t0
S + O2 à SO2
b) Oxi + photpho à Điphotpho pentaoxit :
t0
4P + 5O2 à 2P2O5
Hoạt động 4 : (8’)
Củng cố: Oxi có thể tác dụng với một số phi kim khác như hidro, cacbon. Em hãy viết PTHH xảy ra?
Trong các phản ứng hóa học được viết trên em cho biết oxi trong các hợp chất có hóa trị bao nhiêu ?
* Hướng dẫn bài 5/84 :
-Tính khối lượng lưu huỳnh, tính khối lượng tạp chất không cháy, tính khối lượng cacbon bằng khối lượng than đá trừ đi khối lượng của lưu huỳnh và tạp chất .
- Tìm số mol cacbon, lưu huỳnh.
- Viết PTHH cho mỗi PƯ và tính thể tích khí CO2, SO2.
-Dặn dò: Học bài, làm các bài tập 4,6 sgk / 84. Nghiên cứu tiếp phần 2và 3 trang 83 sgk .Xem oxi tác dụng được với đơn chất kim loại và hợp chất nào ? Qua đó rút ra được kết luận gì về tính chất hóa học của oxi ?
Tuần : 21
Tiết : 40
TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiếp theo)
Ngày soạn : 01/01/2013
Ngày giảng : 08/01/2013
I -Mục tiêu :
1/Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
Khí oxi là đơn chất rất hoạt động nhất là ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...) và hợp chất (CH4...). Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II
2/ Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với kim loại (Fe) và hợp chất (CH4) rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
II-Chuẩn bị :
Hóa chất : Khí oxi, dây sắt (dây panh xe đạp), que đóm.
Dụng cụ : đèn cồn, diêm
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :(10’)
Kiểm tra bài cũ :
-Nêu tác dụng của oxi với S và với P ? viết PTHH ?
- Giải bài tập 4/84 Sgk
Hoạt động2 :(15’)
Tìm hiểu tác dụng của oxi với kim loại
GV cho Hs đọc cách tiến hành thí nghiệm
GV hướng dẫn Hs lần lượt thực hiện các thao tác và yêu cầu hs trả lời câu hỏi :
-Đưa sợi dây sắt vào lọ oxi có hiện tượng gì ?
-Đốt cục than nhỏ gắn trên đầu sợi dây sắt nóng đỏ rồi đưa nhanh vào lọ đựng oxi em nhận thấy dấu hiệu gì ?
Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được ? chất tạo thành là gì ? hãy viết PTHH ?
Hoạt động3 : (15’)
Tìm hiểu tác dụng của oxi với hợp chất :
Cho Hs đọc 3/11sgk và hỏi :
Oxi tác dụng với hợp chất nào ? và sản phẩm thu được là những chất nào ?
Viết PTHH ?
Qua các thí nghiệm đã học ở tiết trước và tiết này em rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của khí oxi ?
HS1 trả lời câu hỏi
HS2 làm bài 4
HS đọc và nghe GV hướng dẫn
HS làm thí nghiệm và quan sát trả lời câu hỏi :
- Không có hiện tượng gì
t0
-Đầu sợi dây sắt cháy sáng chói và bắn ra xung quanh các hạt màu nâu đó là Sắt từ oxit : Fe3O4
3Fe + 2O2 à Fe3O4
HS đọc và trả lời :
-Khí mê tan : CH4
t0
t0
-Sản phẩm : Khí cacbonic và nước
- PTHH :
CH4 + O2 à CO2 + 2H2O
*Kết luận : Khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II
II-Tính chất hóa của oxi :
2)Tác dụng với kim loại :
* Oxi + sắtà Sắt từ oxit
to
3Fe + 2O2 à Fe3O4
3)Tác dụng với hợp chất :
t0
CH4 + O2 à CO2 + 2H2O
* Kết luận :
Khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II
Hoạt động 4 :(10’)
-Củng cố :
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm tổng kết tính chất của khí O2 qua 2 tiết học bằng sơ đồ
Gọi Hs viết phương trình phản ứng giữa oxi với : nhôm, đồng, natri, C2H4, C2H2
Tính thể tích O2 (ở đktc) cần dùng để cháy hết 5,4gam bột nhôm và 11,2 lit khí C2H2
-Dặn dò: Học bài, làm bài tập đầy đủ vào vở bài tập
Chuẩn bị bài học tiếp theo : Sự oxi hóa-phản ứng hóa hợp-ứng dụng của oxi
Tìm hiểu sự oxi hóa là gì ? Thế nào là phản ứng hóa hợp ? Oxi có ứng dụng gì ?
Tuần :21
Tiết :41
SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP-
ỨNG DỤNG CỦA OXI
Ngày soạn : 06/1/2013
Ngày giảng :08/1/2013
I -Mục tiêu :
1/Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Biết dẫn ra những ví dụ minh họa
Khái niệm phản ứng hóa hợp . Biết dẫn ra những ví dụ minh họa
Ứng dụng của khí oxi trong đời sống và sản xuất.
2/Kĩ năng :
- Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế .
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
II-Chuẩn bị : Tranh vẽ ứng dụng của oxi
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :(7’)
Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của oxi ? viết phương trình hóa học minh họa ?
Hoạt động2 : (10’)
Gọi hs viết phương trình hóa học trong đó oxi tác dụng với 1 đơn chất và oxi tác dụng với 1 hợp chất ?
Em hãy cho biết trong 3 PTHH trên có điểm gì giống nhau và khác nhau (về chất tham gia và chất tạo thành) ?
=>các PƯHH trên gọi là sự oxi hóa.Vậy sự oxi hóa một chất là gì ?
GV giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhường electron
Hoạt động3 :(10’)
Treo bảng viết như sgk và yêu cầu Hs thảo luận nhóm nêu nhận xét và trả lời câu hỏi :
- Số lượng các chất tham gia và sản phẩm trong các PTHH
-Có bao nhiêu chất đã tham gia và sản phẩm sau phản ứng điều kiện PƯ xảy ra ? các PƯ trên có gì giống nhau ?
=>Các phản ứng trên gọi là PƯ hóa hợp .Vậy PƯ hóa hợp là gì ?
GV nêu các PƯHH trên đều tỏa nhiệt, được gọi là phản ứng tỏa nhiệt
Cho Hs đọc sgk/phần 2/II trang 85
Hoạt động 4 :(10’)
GV sử dụng hình 4.4 «Ứng dụng của oxi » và hỏi :
-Hãy nêu những ứng dụng của oxi mà em thấy được trong cuộc sống ?
Oxi được ứng dụng quan trọng trong những lĩnh vực lớn nào ?
Cho đọc thông tin Sgk và trả lời :
-Oxi có vai trò gì đối với con người và động vật ?
-Trong trường hợp nào phải dùng oxi trong bình đặc biệt ?
-Tại sao không đốt trực tiếp axetilen trong không khí ?
Trong sản xuất gang, thép oxi có tác dụng gì ?
- Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì ?
Hoạt động5 : (8’)
-Củng cố :
Viết PTHH và cho biết PƯHH nào thuộc loại phản ứng hóa hợp?
Al + O2 à ?
CaO + H2O àCa(OH)2
CaCO3 à CaO + CO2
Hướng dẫn Hs làm bài 3/87
1m3 = 1000dm3 = 1000lit
- Tính thể tích tạp chất
- Tính số mol CH4
- Viết PTHH dựa vào số mol PTHH để tìm số mol O2 => tính thể tích O2
-Dặn dò :
Học bài, làm bài tập1,2,4,5/87 Sgk. Soạn bài oxit (ôn lại cách lập CTHH dựa vào hóa trị)
Hs trả lời và nhận xét
Cho ví dụ
S + O2 SO2
3Fe + 2O2 Fe3O4
CH4 + O2 CO2 + 2H2O
Chất tham gia có 1 chất là oxi
=>Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với chất khác
Giống nhau đều có 2 chất tham gia và 1 chất tạo thành
(số chất tham gia là 2 trở lên)
Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
HS nêu những ứng dụng của oxi dựa vào bảng và kiến thức thực tế trong cuộc sống để trả lời các câu hỏi
Oxi được sử dụng trong 2 lĩnh vực quan trọng là :
- Sự đốt cháy nhiên liệu
- Sự hô hấp
HS trả lời theo Sgk
4Al + 3O2à 2Al2O3 (1)
CaO +H2OàCa(OH)2 (2)
CaCO3à CaO + CO2
Phản ứng 1, 2 là phản ứng hóa hợp
Thảo luận nhóm làm bài tập 3 trên bảng nhóm. Trao đổi và chấm bài nhóm bạn
I.Sự oxi hóa :
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất
II.Phản ứng hóa hợp :
Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
III.Ứng dụng của oxi :
Khí oxi cần cho :
1) Sự hô hấp của mọi sinh vật
2) Sự đốt mhiên liệu trong đời sống và sản xuất
Tuần : 22
Tiết : 42
OXIT
Ngày soạn : 07/1/2013
Ngày giảng :15/1/2013
I -Mục tiêu :
1/ Kiến thức :Giúp học sinh nắm được :
Định nghĩa oxit
Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị
Cách lập CTHH của oxit
Khái niệm oxit axit, oxit bazơ
2/ Kĩ năng :
- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể .
- Gọi tên 1 số oxit theo CTHH hoặc ngược lại
- Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể , tìm hóa trị của nguyên tố
II-Chuẩn bị : Nghiên cứu Sgk ,Sgv, bảng phụ
HS ôn lập CTHH của hợp chất
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :( 7’)
Kiểm tra bài cũ :
Sự oxi hóa là gì ? cho ví dụ minh họa bằng PTHH?
Kiểm tra vở bài tập 2 HS
Hoạt động2 : (5’)
Tìm hiểu oxit ?
Từ các phản ứng học sinh viết trên
GV giới thiệu các sản phẩm thuộc lọai oxit.
Em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất đó. Vậy em hãy cho biết oxit là gì ?
Hoạt động3 : (5’)
Lập CTHH của oxit ?
Nêu lại qui tắc về hóa trị đối với hợp chất hai nguyên tố
Đối với oxit em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong công thức oxit ?
Hoạt động 4 :( 10’)
Em thấy thành phần nguyên tố trong oxit luôn có oxi còn nguyên tố còn lại thuộc loại gì ? vậy em thử phân loại oxit ?
GV giới thiệu có 2 loại oxit là
-Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
-Oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
Em hãy nêu ví dụ ? GV hướng dẫn cho hs nắm được axit hay bazơ tương ứng với oxit
Hoạt động 5 : (10’)
Hướng dẫn hs đọc tên oxit :
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
+Nếu KL có nhiều hóa trị :
Tên oxit bazơ = Tên KL (kèm hóa trị )+ oxit
= Nếu PK nhiều hóa trị :
Tên oxit axit = Tên PK (kèm tiền tố chỉ nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm lần lượt đọc tên các oxit sau :
CO , CO2, SO2, SO3, P2O5
Na2O, FeO, Fe2O3
HS trả lời câu hỏi
2 hs mang vở bài tập lên bảng
Nhận xét :
Hợp chất có 2 nguyên tố và luôn có nguyên tố oxi
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi
Qui tắc hóa trị : trong hợp chất có 2 nguyên tố tích chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia
Đối với oxit thì nguyên tố kia là oxi : a II
AxOy
a . x = II.y
Nguyên tố còn lại là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim
Chia 2 loại :
-Oxit của phi kim
-Oxit của kim loại
HS nghe quan sát
Ví dụ :Oxit axit : SO3, CO2, P2O5 ....
* SO3àaxit tương ứng : axit sunfuric H2SO4
-Oxit bazơ : Na2O, CaO, Al2O3
* Na2Oàbazơ tương ứng : Natri hidroxit NaOH
HS nghe và theo dõi
HS đọc :
CO : cac bon oxit
Na2O : natri oxit
CO2 : cacbon đioxit
SO2 : lưu huỳnh đioxit
SO3 : lưu huỳnh tri oxit
P2O5 : điphotpho pentaoxit
FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 :Sắt (III) oxit
I.Định nghĩa :
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi
Ví dụ : CuO, SO3, Fe2O3....
II.Công thức :
CTHH của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M(có hóa trị n) kèm chỉ số x của nó theo đúng qui tắc hóa trị :
II.y = n. x
III.Phân loại :
1)Oxit axit : Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
Ví dụ :
SO3 à axit tương ứng :
axit sunfuric H2SO4
2)Oxit bazơ : Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
Na2Oàbazơ tương ứng : natri hidroxit NaOH
IV.Cách gọi tên :
1) Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + oxit
Ví dụ :
Na2O : Natri oxit
FeO : Sắt (II)oxit
Fe2O3 :Sắt (III) oxit
2) Tên oxit axit = Tên PK (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Ví dụ :
SO2 :lưu huỳnh đioxit
SO3 : lưu huỳnh tri oxit
P2O5 : điphotpho pentaoxit
Hoạt động 6 :(8’)
-Củng cố :Gọi hs làm bài tập1/91.Cho HS khác nhận xét sửa sai
Lập CTHH và phân loại oxit : Canxi oxit, nhôm oxit, Điphotpho pentaoxit, kali oxit,
lưu huỳnh tri oxit.
-Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 2,3,4,5/91 Sgk . Chuẩn bị bài :Điều chế oxi – phản ứng phân hủy . Tìm hiểu 1 số phản ứng điều chế oxi , xem bản chất các phản ứng này có gì khác với phản ứng hóa hợp .
Tuần :22
Tiết : 43
ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
Ngày soạn : 12/01/2013
Ngày giảng :16/01/2013
I -Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Biết được :
Phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm, cách sản xuất oxi trong công nghiệp
Khái niệm phản ứng phân hủy và cho được ví dụ minh họa.
2/ Kĩ năng :
Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4
Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp.
Nhận biết được một số PƯ cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
II-Chuẩn bị :
Hóa chất : KMnO4 , KClO3 , MnO2
Dụng cụ : đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh, diêm, môi, kẹp ống nghiệm, giá sắt, que đóm.
GV làm trước thí nghiệm
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :(7’)
Kiểm tra bài cũ :
Oxit là gì ? cho ví dụ và đọc tên ?
Oxit chia làm mấy loại ? oxit nào sau đây không phải là oxit bazơ : Na2O, SO3 , Mn2O7, Al2O3.
Viết một số phản ứng hóa hợp trong đó có oxi tham gia.
Hoạt động 2 :(15’)
Yêu cầu HS nêu 1vài ứng dụng của oxi trong thực tế, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bài mới
Những chất nào có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? (Kể những chất mà trong thành phần có oxi)
GV cho HS quan sát lọ đựng : KMnO4 và KClO3 và giới thiệu đây là 2 chất giàu oxi và dễ bị phân hủy bởi nhiệt dùng để điều chế oxi trong PTN
Cho hs đọc cách tiến hành thí nghiệm, GV tiến hành làm các TN trong sgk
Yêu cầu hs quan sát nêu hiện tượng, nhận xét ,viết phương trình phản ứng ?
Có mấy cách thu khí oxi ? dựa vào đâu mà thu như vậy ?
Hoạt động3 :(5’)
Trong công nghiệp sản xuất oxi từ 2 nguyên liệu trên được không ? vì sao ?
Có thể tiến hành sản xuất oxi
bằng cách đun nóng nước hoặc không khí như trong PTN được không ? vì sao ?
Vậy trong công nghiệp sản xuất oxi như thế nào ?
Cho hs tự đọc sgk phần II
Hoạt động 4 : (13’)
GV treo bảng phụ :
-Hãy điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng và so sánh với các PƯ hóa hợp đã hoc . Từ đó rút ra kết luận về các phản ứng trên.
Các PƯ trên được gọi là phản ứng phân hủy. Vậy phản ứng phân hủy là gì ?
Gọi hs cho một phản ứng phân hủy khác ?
Trong phản ứng phân hủy KClO3 chất MnO2 có vai trò gì ?
HS trả lời
-Không phải là oxit bazơ :
SO3 , Mn2O7
Hs viết PTHH
Kể ra 2 chất : KMnO4 , KClO3
HS quan sát và theo dõi
HS quan sát thao tác mẫu của GV làm TN điều chế oxi từ KMnO4
-Có khí sinh ra làm que đóm bùng cháy sáng đó là khí oxi
PTHH :
t0 2KClO3 à 2KCl + 3O2
t0 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2
+ O2
HS nêu Có 2 cách thu :Đẩy nước và đẩy không khí
Dựa vào oxi nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước
-Không được vì nguyên liệu đắt tiền, giá thành sản phẩm sẽ cao
-Không - vì nước và không khí rất bền vững
-HS tự đọc phần này ở sgk
t0
1) 2KClO3 à 2KCl + 3O2
t0
2 )KMnO4à K2MnO4 + MnO2 + O2
t0
3) CaCO3 à CaO + CO2
PƯHH
Số chất
PƯ
Số chất
SP
1
1
2
2
1
3
3
1
2
I.Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :
+Bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali clorat (KClO3) hay kali pemangnat (KMnO4)
PTHH : t0 2KClO3 à 2KCl + 3O2
t0 2KMnO4 à K2MnO4 +
MnO2 + O2
+Cách thu khí :
Cho oxi đẩy nước
Cho oxi đẩy không khí
II.Sản xuất oxi trong công nghiệp :
(Tự đọc thêm Sgk)
III.Phản ứng phân hủy:
Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
đp
VD :
2H2O à 2H2 + O2
t0
CaCO3 à CaO + CO2
Hoạt động5 :(5’)
-Củng cố : Nêu phương pháp điều chế oxi trong PTN ? viết PTHH và trình bày cách thu khí oxi ?
Làm bài tập 4/94
-Dặn dò: Học bài . Làm bài tập 2,3,5,6 sgk/94 .
Soạn bài Không khí - sự cháy. Tìm hiểu thành phần không khí có gì ? Vì sao không khí bị ô nhiễm ? Tìm hiểu 1 số biện pháp cụ thể để bảo vệ không khí trong lành.
Tuần : 23
Tiết : 44
KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
Ngày soạn : 15/1/2013
Ngày giảng :22/1/2013
I -Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được : Thành phần không khí theo thể tích và khối lượng.
Không khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí oxi chiếm khoảng, thành phần theo thể tích gồm 78% nitơ, 21% oxi và 1% các khí khác.
Sự ô nhiễm không khí, có ý thức giữ gìn không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
2/ Kĩ năng :
- Tính được thể tích oxi cũng như không khí tham gia phản ứng .
- Bảo vệ không khí trong lành.
II-Chuẩn bị :
Dụng cụ : bảng phụ, chậu nước, diêm, đền cồn, ống thủy tinh không đáy, nút cao su có thìa đốt, que đóm.
Hóa chất : photpho đỏ.
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :(7’)
Kiểm tra bài cũ :
- Nêu phương pháp điều chế oxi trong PTN ? viết PTPƯ ?
- Thế nào là phản ứng phân hủy ? hãy cho 2 ví dụ minh họa ?
Hoạt động 2 :(15’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần của không khí.
- GV làm thí nghiệm biểu diễn về thành phần của không khí
Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi :
Khi P cháy mực nước trong ống thay đổi thế nào ?
-Chất gì đã tác dụng với P tạo thành khói trắng sau đó thành bột và tan trong nước ?
-Mực nước dâng lên đến vạch số mấy ? điều đó cho em biết tỉ lệ về thể tích oxi trong không khí là bao nhiêu ?
-Tỉ lệ chất khí còn lại trong ống chiếm thể tích bao nhiêu? khí đó chủ yếu là khí gì ? vì sao em biết ?
+Qua thí nghiệm em rút ra thành phần không khí như thế nào ?
Cho hs đọc kết luận sgk
Hoạt động3 :(7’)
Ngoài oxi và nitơ trong không khí còn chứa những chất nào khác ? em hãy nêu những dẫn chứng để chứng tỏ chúng có trong không khí ?
Hoạt động 4 :(10’)
-Thế nào gọi là không khí bị ô nhiễm ? không khí bị ô nhiễm có hại như thế nào ?
-Em hãy thảo luận : làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ?
Cho Hs đọc sgk
2 học sinh trả lời câu hỏi
Quan sát hiện tượng
File đính kèm:
- GIAO AN HOA 8 HK2(1).doc